Chủ tịch UBND TP HCM ký văn bản khẩn về đường Vành đai 3

Theo đó, UBND thành phố giao thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh khẩn trương quán triệt các chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy về dự án; nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện công việc đến từng công chức, người lao động.

Đồng thời chủ động rà soát nội dung phối hợp thuộc lĩnh vực phụ trách để tập trung trong công tác phối hợp; tham gia góp ý kiến gửi về các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.

Các đơn vị phải cử cán bộ, công chức tham gia xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án (họp giao ban định kỳ, các buổi họp đột xuất của cơ quan, đơn vị chủ trì) đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công việc.

Văn bản chỉ đạo cũng nêu rõ người đứng đầu và cấp phó được giao phụ trách người đứng đầu của phòng, ban, đơn vị trực thuộc sẽ bị phê bình, xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra việc chậm phối hợp hay không tham gia ý kiến góp ý đối với lĩnh vực phụ trách.

Dự án đường Vành đai 3 trên địa bàn TP HCM
Dự án đường Vành đai 3 trên địa bàn TP HCM.

Bên cạnh đó, đề xuất hình thức khen thưởng, động viên tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Vành đai 3.

Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan dự án đường Vành đai 3 không đùn đẩy công việc thuộc thẩm quyền quản lý lên cơ quan cấp trên hoặc cơ quan khác.

Vành đai 3 TP HCM là dự án giao thông lớn nhất từ trước đến nay ở phía Nam, tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỉ đồng (giai đoạn 1). Tuyến Vành đai 3 dài 76 km là công trình liên vùng, đi qua 4 địa phương TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Tuyến đường được dự kiến khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau 3 năm. Đây được xem là cung đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh thành dự án đi qua mà tác động cả Vùng kinh tế phía Nam.

Đề xuất thêm hàng loạt trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng, thuê đất

Theo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp:

Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp sử dụng đất tại đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị, dự án có xây dựng nhà ở thương mại, dự án có sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ;

Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số; Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập; Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không;

Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp; Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài nội dung trên, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi còn đề xuất bổ sung đối tượng được giao đất có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất. Cụ thể, bổ sung đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất là người sử dụng đất để quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Bổ sung đối tượng được giao đất có thu tiền sử dụng đất gồm: Tổ chức kinh tế xây dựng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất ở do được bồi thường hoặc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất gồm: Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở; Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng).

Thủ tướng chỉ đạo không đầu tư cao tốc quy mô hạn chế 2 làn xe

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 29/TB – VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông.

Đây là chuyến kiểm tra thị sát xuyên Việt ngay sau Tết Quý Mão 2023 từ ngày 25 đến ngày 30/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ tại các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án vành đai 3 TP.HCM, Dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành và một số công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông khác.

Trong Thông báo số 29, một lần nữa Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư không chia nhỏ gói thầu; xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện để lựa chọn nhà thầu phù hợp với thực tế và quy định pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, nghiêm túc, hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật để lựa chọn được nhà thầu thực sự có năng lực, uy tín, kinh nghiệm quản lý dự án quy mô lớn, có năng lực vận hành và triển khai hiệu quả.

Thủ tướng đánh giá, hiện đang có một số dự án đầu tư theo phương thức PPP đang triển khai tốt, nhanh hơn so với dự án đầu tư công nhờ áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật.

Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích để thu hút được tối đa nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (nhà nước không thể có đủ nguồn lực để đầu tư được tất cả cơ sở hạ tầng).

Thủ tướng giao các bộ: GTVT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm hướng dẫn, thúc đẩy trên cơ sở bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp, chia sẻ rủi ro hợp lý giữa các bên.

Liên quan đến mục tiêu đến năm 2030 cả nước có 5.000 km đường cao tốc, Thủ tướng giao các địa phương phải chủ động, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, “ỉ lại” Trung ương; không đầu tư dàn trải; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; làm việc nào dứt điểm việc đó; tập trung đầu tư các đường kết nối với đường 3 cao tốc tạo không gian phát triển mới (khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, đô thị...).

Thủ tướng nhấn mạnh, quy hoạch đường cao tốc phải có tầm nhìn dài hạn, tổng thể (tiêu chuẩn hoàn thiện tối thiểu 4 làn xe ô tô, đủ làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 80- 100km/h; tuyến thẳng nhất có thể, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư, quân sự.

Tinh thần là qua sông bắc cầu, qua núi, qua đồi thì làm hầm và qua đồng bằng thì đắp đất, đổ cát) và có kế hoạch đầu tư hoàn thiện đúng tiêu chuẩn cao tốc, không đầu tư cao tốc quy mô hạn chế 2 làn xe, gây lãng phí nguồn lực và thời gian nâng cấp, mở rộng.

Thủ tướng đề nghị tăng cường phân cấp cho địa phương, đi cùng phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ cán bộ theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước (trước đây các dự án do Trung ương, trực tiếp là Bộ GTVT triển khai, nay phân cấp cho địa phương là cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền các dự án cao tốc nhằm phát huy tính chủ động, tính sát thực, nguồn lực của địa phương).

Liên quan đến việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư, các Bộ, cơ quan ban ngành và các đơn vị liên quan phải quán triệt 5 yêu cầu sau trong quá trình triển khai dự án.

Thứ nhất phải bảo đảm chất lượng; thứ hai phải bảo đảm tiến độ (trong đó công tác xây dựng kế hoạch phải bám sát yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, đồng thời phải sát thực tế, khả thi, không phải điều chỉnh đi, điều chỉnh lại); thứ ba phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sinh thái; thứ tư không được đội vốn bất hợp lý; thứ năm chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm và đi đôi chăm lo đời sống, an sinh xã hội người lao động, nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra các dự án trọng điểm ngành giao thông sau Tết. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra các dự án trọng điểm ngành giao thông sau Tết. Ảnh: Nhật Bắc

Tại các dự án này, nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ hợp đồng ký kết, bảo đảm chất lượng, tiến độ dự án, đặt lợi ích chung của đất nước lên trên hết.

Công tác thanh tra, kiểm toán thực hiện theo quy định pháp luật; vừa làm vừa kiểm toán, kiểm tra thông qua các cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của Bộ, ngành, địa phương để chủ động phòng ngừa và chống sai phạm trong quá trình triển khai các dự án.

Nguồn vốn, kế hoạch vốn phải được bố trí đầy đủ; làm đến đâu nghiệm thu, thanh toán đến đó.

Đối với các dự án đường cao tốc, trong đó có Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ GTVT trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giao ban định kỳ với các địa phương, Ban quản lý dự án để kiểm điểm tiến độ, kịp thời xử lý vướng mắc, phát sinh liên quan đến giải phóng mặt bằng và triển khai thi công dự án.

Bộ GTVT được giao phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết, cung cấp hồ sơ, tài liệu trong quá trình triển khai công tác kiểm toán theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 18/TTg-CN ngày 3/2/2023.

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành công tác đánh giá việc sử dụng cát biển cho đường bộ cao tốc. Lưu ý phải làm nhanh nhưng bảo đảm tính khoa học và an toàn môi trường.

Bộ trưởng Bộ GTVT phân công Thứ trưởng phụ trách để hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương được giao là cơ quan chủ quản hoàn thiện thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu, bảo đảm chặt chẽ đúng pháp luật, phù hợp thực tế; chậm nhất tháng 6/2023 khởi công đồng loạt các dự án.

“Trong tháng 3/2023, tổ chức Hội nghị với các địa phương để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức triển khai dự án của Bộ GTVT và các địa phương”, Thủ tướng chỉ đạo.

Cũng tại Thông báo số 29, Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho các nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại các mỏ vật liệu (chủ động rà soát các mỏ vật liệu đã cấp, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục đối với mỏ cấp sai), xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng găm giá, liên kết với nhau để nâng giá làm ảnh hưởng thi công dự án.

Casamia Calm Hoi An: Dự án khu biệt thự tại Quảng Nam

Casamia Calm Hoi An có vị trí tọa lạc tại xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Dự án nằm trong lõi thành phố di sản và bên bờ sông Cổ Cò, chỉ cách phố cổ Hội An vài phút di chuyển, xung quanh là các làng nghề truyền thống như làng rau Trà Quế, làng lụa Hội An, làng gốm Thanh Hà.

Dự án Casamia Calm Hoi An có tổng diện tích 63.965,24 m2, trong đó: Đất ở chiếm 23.289,28 m2, đất thương mại dịch vụ 8.593,6 m2, đất giao thông 7.776,79 m2, đất cây xanh mặt nước 15.788,26 m2, phần còn lại dành cho đất hạ tầng kỹ thuật và hàng lang bảo vệ…

Dự án Casamia Calm Hoi An được thiết kế với mô hình biệt thự, cung cấp ra thị tường 112 căn có diện tích đất đa dạng từ 150 – 196,4 – 252,7 m2. Mỗi căn được thiết kế xây dựng 2 tầng, mật độ xây dựng khoảng 55%, tổng diện tích sàn xây dựng từ 170 – 265,06 m2.

Biệt thự tại Casamia Calm Hoi An còn sở hữu từ 3 – 4 phòng ngủ, ngoài ra mỗi căn đều sở hữu riêng cho mình 1 bể bơi rộng 23,4 m2.

Không chỉ mang cho mình những tiện ích riêng biệt, dự án còn những tiện ích nội khu cho cư dân như: Khu liên hợp vui chơi ngoài trời, khu vui chơi trẻ em, thể thao ngoài trời, khu vực nướng BBQ, khu vực tiệc ngoài trời, vườn cảnh quan, hồ trung tâm, cầu cảnh quan, cùng hệ thống an ninh 24/7…

Dự án Casamia Calm Hoi An.
Dự án Casamia Calm Hoi An.

Chủ đầu tư dự án Casamia Calm Hoi An là Công ty Cổ phần Đạt Phương Hội An, đơn vị thiết kế Võ Trọng Nghĩa Architects, đơn vị thi công Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Việt Á.

Công ty Cổ phần Đạt Phương Hội An được thành lập ngày 10/07/2017, đặt trụ sở tại số nhà SH1.2, Khu đô thị Casamia, thôn Võng Nhi, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Được biết dự án Casamia Calm Hoi An có tên pháp lý là Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà, trước đây thuộc sở hữu bởi Công ty Cổ phần Đạt Phương. Tại quyết định số 2791/QĐ-UBND ngày 02/08/2017, doanh nghiệp chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư thực hiện dự án này cho công ty con là chủ đầu tư hiện tại Công ty Cổ phần Đạt Phương Hội An.

Các sản phẩm tại dự án Casamia Calm Hoi An có mức giá bán từ 6,2 tỷ đồng/căn, hiện sản phẩm đã được hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng.