TP HCM đề xuất nắn tuyến Vành đai 4, tiết kiệm 4.000 tỉ đồng

Theo Cổng thông tin UBND TP HCM, UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 3 phương án liên quan đến việc triển khai tuyến Vành đai 4 theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, phương án một, tuyến này gần như đi trùng quy hoạch, dài hơn 17 km, phạm vi giải tỏa gần 155 ha. Theo phương án này, tổng mức đầu tư dự án gần 17.800 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng lên đến hơn 10.600 tỉ đồng còn lại là xây lắp.

Với phương án hai, dự kiến đoạn đầu tuyến dài khoảng 9,7 km sẽ nắn chỉnh về phía Nam, tránh đường Bàu Lách và Nguyễn Thị Rành. Gần 4km tiếp theo cũng nắn lại để tránh đường Trung Viết, Cao Thị Bèo. Theo phương án này, kinh phí đầu tư giảm còn khoảng 13.800 tỉ đồng, trong đó tiền giải phóng mặt bằng là hơn 6.900 tỉ đồng.

Với phương án ba, tuyến nắn chỉnh sẽ khoảng 14,1km về phía Nam để tránh các đường hiện hữu, tổng kinh phí khoảng 13.600 tỉ đồng. Trong đó, phần bồi thường chiếm gần 6.700 tỉ đồng. Cách này được Sở Giao thông Vận tải TP HCM đánh giá là khả thi vì tuyến đi thẳng, ngắn, chi phí đầu tư thấp hơn các hướng còn lại.

TPHCM đề xuất nắn tuyến Vành đai 4, tiết kiTPHCM đề xuất nắn tuyến Vành đai 4, tiết kiệm 4.000 tỉ đồngệm 4.000 tỉ đồng
TP HCM đề xuất nắn tuyến Vành đai 4, tiết kiệm 4.000 tỉ đồng.

Theo đó, phương án ba cũng hạn chế ảnh hưởng đến người dân vì chỉ di dời khoảng 481 căn nhà và công trình, trong khi phương án một cần giải tỏa 1.150 trường hợp, còn phương án hai cần giải tỏa 486 trường hợp.

TTXVN đưa tin, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg phân công giải quyết vướng mắc, kiến nghị liên quan đến đầu tư, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo việc triển khai các dự án giao thông cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư để giảm khâu giải phóng mặt bằng, giảm chi phí, thời gian và tạo ra không gian phát triển mới.

Tuyến Vành đai 4 dài gần 200km đi qua TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại TP HCM, đoạn Vành đai 4 dài khoảng 17 km, qua huyện Củ Chi, Nhà Bè.

Trong năm nay, dự án đường tuyến Vành đai 4 sẽ được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và khởi công vào quí 4/2024. Dự kiến, công trình cơ bản sẽ hoàn thành năm 2027 và khai thác 1 năm sau đó.

Dự án mang vai trò liên kết vùng, tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối qua các cao tốc, quốc lộ và sân bay. Đặc biệt, tuyến đường kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó thủ tướng yêu cầu rà soát cơ sở pháp lý các dự án lấn biển

Ngày 19/2, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có buổi cuộc làm việc với các bộ, ngành liên quan về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, nghị định quy định lấn biển.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phải rà soát rất kỹ cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai các dự án lấn biển thời gian qua để để hoàn thiện dự thảo nghị định trên tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính; phân cấp gắn với các tiêu chí chặt chẽ và cơ chế kiểm soát, giám sát thực hiện; bảo đảm chặt chẽ, tương thích với các luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, môi trường biển…

"Nghị định không được hợp thức hóa những dự án vi phạm (sai quy hoạch, sai thẩm quyền, không đúng trình tự thủ tục và các quy định pháp luật chuyên ngành), đồng thời tạo thuận lợi nhất cho những dự án triển khai theo đúng trình tự, thủ tục", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng yêu cầu rà soát cơ sở pháp lý các dự án lấn biển
Phó thủ tướng yêu cầu rà soát cơ sở pháp lý các dự án lấn biển. Ảnh minh họa

Về các nội dung của nghị định, các bộ, ngành đã thống nhất các nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo nghị định nhằm tháo gỡ bất cập, vướng mắc, sát với thực tiễn, phù hợp với quy định pháp luật liên quan về thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử; điều kiện, tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất; trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất; xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất…

Đối với nghị định quy định lấn biển, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành và 28 địa phương có biển để hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị định, nhất là thẩm quyền giao khu vực biển để lấn biển, đưa khu vực biển để lấn biển vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án lấn biển.

Sẽ cưỡng chế biệt thự 'đẹp nhất Cà Mau' vì xây dựng không phép

Ngày 19/2, thông tin từ UBND TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) cho biết, các cơ quan chuyên môn đang lên phương án cưỡng chế căn biệt thự của gia đình ông Hồ An Tập (ngụ ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau) vì xây dựng trái phép. Việc cưỡng chế sẽ tiến hành nếu gia đình ông Tập không chấp hành.

Liên quan đến vụ biệt thự “đẹp nhất Cà Mau”, UBND TP Cà Mau đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 22,5 triệu đồng đối với ông Hồ An Tập về hành vi vi phạm hành chính “chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”.

Sẽ cưỡng chế biệt thự 'đẹp nhất Cà Mau' vì xây dựng không phép.
Sẽ cưỡng chế biệt thự 'đẹp nhất Cà Mau' vì xây dựng không phép.

Trước đó, tài khoản Facebook Ho Tap nhiều lần đăng tải hình ảnh và livestream quá trình xây dựng biệt thự “đẹp nhất Cà Mau" (theo lời giới thiệu chủ biệt thự - PV).

Khi dư luận phản ánh, UBND xã Tân Thành kiểm tra và phát hiện công trình “đẹp nhất Cà Mau" được xây dựng tại thửa số 441 và 442 (ấp 6, xã Tân Thành), vị trí này là đất nuôi trồng thủy sản (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Cả hai thửa đất trên không đủ điều kiện để chuyển mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở tại nông thôn, do không phù hợp với quy hoạch xây dựng. Sau đó, UBND xã Tân Thành báo cáo UBND TP Cà Mau để tìm biện pháp xử lý.

Dự án khu đô thị Lạc Sơn Riverside tại Hòa Bình

Lạc Sơn Riverside có vị trí tọa lạc tại mặt tiền đường Quốc lộ 12, xã Xuất hóa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tuyến Quốc lộ 12B còn kết nối với Quốc lộ 6, đi lên các tỉnh vùng Tây Bắc bao gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây cũng là tuyến đường chính nối các tỉnh miền Tây Bắc với các vùng duyên hải Bắc Bộ.

Lạc Sơn Riverside có tổng diện tích 3,4 ha, được quy hoạch xây dựng mới mô hình đất chia lô với lô đất nền và shophouse. Cung cấp ra thị trường 112 lô, diện tích mỗi lô từ 91,5 – 179,99 m2.

Mặt bằng phân lô dự án Lạc Sơn Riverside
Mặt bằng phân lô dự án Lạc Sơn Riverside.

Dự án sở hữu những tiện ích nội khu với: Khu nhà văn hóa, khu sân chơi công cộng, khu công viên cây xanh. Bên cạnh đó dự án còn liền kề các tiện ích ngoại khu như: Nằm cạnh nhà văn hóa Xuất Hóa, trường THCS Xuất Hóa, cách trạm y tế và UBND xã Xuất Hóa 100 m, cách ngã ba Xưa và chợ Xưa 300 m, cách thị trấn Vụ Bản 3 km…

Chủ đầu tư dự án Lạc Sơn Riverside Hòa Bình là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Mỹ Phong, đơn vị phát triển dự án Công ty Cổ phần BSG Land.

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Mỹ Phong, được thành lập ngày 29/05/2022, đặt trụ sở tại phố Độc Lập, thị Trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Hoạt động trong các lĩnh vực như: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà để ở…

Các sản phẩm tại dự án Lạc Sơn Riverside Hòa Bình được mở bán với mức giá chỉ từ 8 triệu đồng/m2.