Bà Bà Bùi Hải Huyền quay lại 'ghế nóng' Tập đoàn FLC
Doanh nghiệpHĐQT FLC bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền giữ chức vụ Tổng giám đốc. Trước đó, bà Huyền đã có 3 năm đảm nhiệm vị trí này (giai đoạn 19/3/2020 đến cuối tháng 2/2023).
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, nếu không áp thuế tối thiểu toàn cầu với doanh nghiệp có doanh thu 750 triệu Euro trở lên từ đầu năm 2024, Việt Nam từ bỏ quyền định thuế và doanh nghiệp sẽ nộp bổ sung về chính quốc - nơi đặt trụ sở chính của công ty mẹ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. |
Sáng 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Bộ Tài chính là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội trình thẩm tra nội dung này.
Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin Việt Nam ủng hộ và chủ động áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, nhằm tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp nộp bổ sung thuế tại Việt Nam. Cũng theo Bộ Tài chính, thuế tối thiểu toàn cầu không phải điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng.
Nhưng nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng thuế suất thực tế ở Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Bộ trưởng Phớc cũng nhấn mạnh việc áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam các cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách từ nguồn thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, nếu không áp thuế tối thiểu toàn cầu với doanh nghiệp có doanh thu 750 triệu Euro trở lên từ đầu năm 2024, Việt Nam từ bỏ quyền định thuế và doanh nghiệp sẽ nộp bổ sung về chính quốc - nơi đặt trụ sở chính của công ty mẹ.
"Việt Nam sẽ thất thu thuế, mất dòng đầu tư, các doanh nghiệp khó có thể đầu tư tiếp khi bị cơ quan thuế ở nước đặt công ty mẹ truy thu", ông nói.
Do đó, việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng thu ngân sách từ phần thuế bổ sung; giảm trốn thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu, cần giữ nguyên các chính sách ưu đãi hiện hành.
Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng với 142 quốc gia thành viên. Đến nay đã có 142/142 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đồng thuận. Với thuế tối thiểu toàn cầu, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù là ở bất kỳ quốc gia nào.
Thuế tối thiểu toàn cầu cũng là thỏa thuận của các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống lại các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang nước có thuế suất thấp để tránh thuế, có hiệu lực từ 1/1/2024. Thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong hai năm của 4 năm liền kề nhất.
Theo tờ trình của Chính phủ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng mức thuế suất doanh nghiệp dưới 15% sẽ phải nộp bổ sung thuế để đủ mức 15%. Rà soát của cơ quan thuế cho thấy có 122 doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải nộp bổ sung thuế. Hai khoản họ sẽ phải kê khai, nộp bổ sung là thuế nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IRR). |
Đến nay, hầu hết các quốc gia thuộc liên minh châu Âu như Thụy Sĩ, Anh. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), Australia xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, bắt đầu từ năm 2024.
Tại Việt Nam, mức thuế suất thuế thu nhập bình quân áp dụng cho các doanh nghiệp đa quốc gia hiện ở quanh ngưỡng 12,3%, thậm chí là từ 2,75 - 5,95%, thấp hơn nhiều quy định chung cho thấy Việt Nam đang sử dụng ưu đãi thuế như một giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài.
Hiện tại, tổng vốn đầu tư đăng ký của các loại dự án này hiện đang chiếm gần 30% tổng vốn FDI tại Việt Nam (đạt khoảng 131,3 tỷ USD). Đây là những dự án có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Nếu Việt Nam không có những giải pháp ứng phó kịp thời, lợi ích mang lại từ chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà dự án được hưởng tại Việt Nam sẽ không còn, từ đó ảnh hưởng đến tính hấp dẫn dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh của thị trường Việt Nam trong thu hút FDI và ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng đầu tư của các dự án.
Khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, các công ty đa quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam sẽ phải nộp bổ sung phần chênh lệch so với mức thuế 15% cho quốc gia nơi đặt trụ sở chính, do đó, lợi ích từ ưu đãi thuế trước đây mà họ được hưởng/có thể được hưởng ở Việt Nam sẽ không còn hoặc bị giảm đi đáng kể. Rõ ràng, điều này khiến sự hấp dẫn về thuế khi đầu tư vào Việt Nam với những “ông lớn” FDI không còn nữa, và vì vậy có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư của họ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Tuy thuế tối thiểu toàn cầu chỉ áp đặt đối với những công ty đa quốc gia có doanh thu lớn, nhưng ở chừng mực nào đó, rất có thể những doanh nghiệp FDI nhỏ nhưng nằm trong chuỗi sản xuất kinh doanh của một tập đoàn đa quốc gia lớn cũng sẽ chịu những ảnh hưởng gián tiếp. Theo một rà soát của Tổng cục Thuế, dự kiến có khoảng 120 tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam (với hơn 1000 doanh nghiệp liên quan) sẽ bị ảnh hưởng nếu chính sách thuế tối thiểu được áp dụng trong thời gian sắp tới. Mặt khác, theo một số đánh giá, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu cũng đem lại những lợi ích nhất định đối với kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu góp phần hạn chế các hiện tượng trốn, tránh thuế hay chuyển giá… của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Thứ hai, thuế này có thể giúp ngăn chặn “cuộc đua xuống đáy” về thuế suất ưu đãi nhằm cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các quốc gia. Cuối cùng, trong một chừng mực nhất định, việc nâng mức thuế lên bằng mức tối thiểu 15% đối với các doanh nghiệp có thể giúp Việt Nam có thêm một khoản thu ngân sách nhất định, đồng thời có thêm nguồn lực để thực hiện những hỗ trợ dưới các hình thức khác (cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng nhân lực...) nhằm bù đắp cho các nhà đầu tư phải chịu mức thuế tối thiểu này.
Theo thống kê của cơ quan thuế, có 122 tập đoàn nước ngoài chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Những cái tên như Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn, Pegatron với vốn đầu tư đăng ký chiếm gần 30% tổng vốn FDI tại Việt Nam (khoảng 131,3 tỷ USD) là những dự án có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Nếu các nước có công ty mẹ đều áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024, các nước này sẽ thu thêm phần thuế chênh lệch khoảng hơn 14.600 tỷ đồng trong năm 2024.
Được biết, cơ chế thu thuế doanh nghiệp bổ sung khi Việt Nam áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10 tới.
HĐQT FLC bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền giữ chức vụ Tổng giám đốc. Trước đó, bà Huyền đã có 3 năm đảm nhiệm vị trí này (giai đoạn 19/3/2020 đến cuối tháng 2/2023).
HĐQT CTCP City Auto (HoSE: CTF) bổ nhiệm ông Trần Lâm vào vị trí Tổng Giám đốc, thay ông Nguyễn Đăng Hoàng, từ ngày 03/12/2024.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã chứng khoán SSB) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc thông qua một số vấn đề liên quan đến việc đề cử, ứng cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung/thay thế thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Lộc Trời bị truy thu tổng số tiền là 5,011 tỷ đồng. Trong đó, 600,2 triệu đồng thuế giá trị gia tăng, 3,266 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 307 triệu đồng tiền chậm nộp thuế và 837 triệu đồng phạt hành chính.
BIDV dự kiến phát hành 1,197 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện quyền là 21%. Thời gian phát hành dự kiến quý IV/2024 – quý I/2025.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty cổ phần Thép Nam Kim (Thép Nam Kim; mã chứng khoán NKG) với khối lượng dự kiến 131,6 triệu cổ phiếu và triển khai trong vòng 90 ngày kể từ 2/12/2024.
Tính lũy kế 10 tháng đầu năm, Thiên Long ghi nhận doanh thu đạt 3.238 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung Nam Group lỗ gần 2.9 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên 2,68 lần, tương ứng với khoản nợ khoảng 65.097 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm khoảng 18.218 tỷ đồng.
HĐQT FLC Gab vừa ban hành hàng loạt Nghị quyết liên quan đến vấn đề nhân sự cấp cao của doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank tiền thân là Ngân hàng TMCP Hải Phòng thành lập tháng 3/1994. Đến 2002, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Theo thông tin từ TCBS, ứng cử viên thành viên HĐQT độc lập là bà Nguyễn Thị Dịu (SN 1973). Trước đây, bà từng có thời gian nhiều năm đảm nhiệm Phó Tổng Giám đốc tại Vingroup hay Thành viên Hội đồng quản trị Vincom Retail.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank; HoSE: mã chứng khoán HDB) sẽ phát hành 582,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 20 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 12/12/2024.
Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc chủ đầu tư dự án Palm City xin gia hạn tất toán 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng thêm 24 tháng.
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã chứng khoán NHA: HOSE) dừng kế hoạch chào bán hơn 8,8 triệu cổ phiếu.
Ngày 2/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG) tổng cộng gần 400 triệu đồng với hàng loạt sai phạm,vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC - UPCoM: mã chứng khoán ABI) vừa công bố thông tin về việc chi trả cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền và ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BAF) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự. Ông Nguyễn Văn Minh và ông Ngô Cao Cường vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BAF.
Với việc được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, Vietcombank có thể sớm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 49,5%.
Hải Phát (HPX) quyết định thoái toàn bộ 18% cổ phần tại Hải Phát Land với giá trị đầu tư 127,8 tỷ đồng.
ABBank đã tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn toàn bộ mã ABBL2325005 trị giá 1.300 tỷ đồng vào ngày 27/11. Lô trái phiếu này phát hành ngày 27/11/2023, kỳ hạn 2 năm, đáo hạn ngày 27/11/2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?