Theo kết quả điều tra, các tổ chức tín dụng kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 3,4% trong quý I/2025 và tăng 14,2% trong cả năm 2025.
Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) vừa công bố kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý I/2025. Đáng chú ý, về xu hướng tín dụng, kết quả điều tra cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn được dự báo “tăng” cao hơn trung dài hạn ở hầu hết các nhóm TCTD trong quý I/2025 và cả năm 2025.
Kết quả điều tra cho thấy, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2024 vẫn duy trì trạng thái “tốt”, tiếp tục cải thiện so với quý trước nhưng chưa đạt cao như kỳ vọng. Tính chung trong cả năm 2024 so với năm 2023, thanh khoản được đánh giá tiếp tục cải thiện so với năm trước nhưng mức độ cải thiện thấp hơn so với kỳ vọng và so với mức độ cải thiện của năm 2023. Các TCTD dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục cải thiện trong quý I/2025 và cả năm 2025.
Kết quả điều tra cho thấy, ước tính đến cuối năm 2024, mặt bằng lãi suất huy động VND duy trì tương đối ổn định trong khi mặt bằng lãi suất cho vay giảm so với cuối năm 2023, nhất quán với kỳ vọng tại cuộc điều tra cùng kỳ năm trước và quý trước. Tuy nhiên, các TCTD dự kiến có thể điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động và cho vay khoảng 0,2-0,3 điểm % trong năm 2025.
Huy động vốn toàn hệ thống được các TCTD kỳ vọng tăng bình quân 3,5% trong quý I/2025 và tăng 12,8% trong năm 2025. Huy động vốn kỳ hạn dưới 1 năm được dự báo tăng trưởng tương đương kỳ hạn trên 1 năm trong năm 2024 và quý I/2025.
Về tăng trưởng tín dụng, các TCTD dự báo: "Dư nợ tín dụng tổng thể của hệ thống ngân hàng dự báo tăng 3,4% trong quý I/2025 và tăng 14,2% trong năm 2025, điều chỉnh giảm 0,2 điểm % so với mức dự báo 14,4% tại kỳ điều tra trước). Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn được dự báo “tăng” cao hơn trung dài hạn ở hầu hết các nhóm TCTD trong quý I/2025 và cả năm 2025".
Kết quả điều tra cho biết, trong quý IV/2024, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng (gồm nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ và vay vốn) của khách hàng cải thiện mạnh hơn so với quý III/2024 nhưng chưa đạt được như kỳ vọng. Trong đó nhu cầu dịch vụ vay vốn được nhận định cải thiện mạnh hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ và gửi tiền sau 5 kỳ điều tra liên tiếp kể từ quý III/2023 được nhận định cải thiện ở mức thấp hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ.
Trong quý I/2025 và cả năm 2025, các TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng “cải thiện” tốt hơn so với quý IV/2024 và năm 2024 khi nền kinh tế dự báo tiếp tục phục hồi, trong đó nhu cầu vay vốn tiếp tục được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.
Kết quả điều tra cho thấy, trái với kỳ vọng tại kỳ điều tra tháng 9/2024 và tháng 12/2023 về xu hướng “giảm” rủi ro trong năm 2024, mặt bằng rủi ro (MBRR) tổng thể của các nhóm khách hàng được các TCTD nhận định vẫn “tăng nhẹ” trong quý IV/2024 và trong cả năm 2024 so với năm 2023, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại nhiều so với năm 2023. Các TCTD dự báo MBRR sẽ tương đối ổn định trong quý I/2025 và kỳ vọng xu hướng giảm dần rủi ro trong năm 2025.
Tại kỳ điều tra này, các TCTD nhận định tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm trong quý IV/2024 so với quý trước và kỳ vọng tiếp tục giảm trong quý I/2025. Tính đến cuối năm 2024, các TCTD ước tính tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng bình quân toàn hệ thống điều chỉnh giảm so với mức dự kiến tại kỳ điều tra trước và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu ở thời điểm cuối năm 2023. Các TCTD dự kiến tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2025 tiếp tục điều chỉnh giảm so với mức ước tính ở thời điểm cuối năm 2024.
Các TCTD cho biết, tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2024 có sự cải thiện tốt hơn so với quý III/2024 mặc dù chưa đạt được như kỳ vọng ở kỳ điều tra trước. Đánh giá tổng thể năm 2024, các TCTD nhận định tình hình kinh doanh chưa đạt được như kỳ vọng, tuy nhiên vẫn cải thiện hơn so với năm 2023; 78,9% TCTD ước tính lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương trong năm 2024 so với năm 2023, bên cạnh đó, vẫn có 15,8% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm và 5,3% ước tính lợi nhuận không thay đổi.
Các TCTD dự báo tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý I/2025 và cả năm 2025, với 74,6-84,2% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý I/2025 và cả năm 2025. Trong năm 2025, 85,1% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2024, bên cạnh đó, vẫn có 9,6% TCTD lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2025 và 5,3% kỳ vọng lợi nhuận không thay đổi.
Các TCTD đánh giá các nhân tố nội tại tiếp tục có cải thiện hơn nhiều trong quý IV/2024 so với quý trước và trong tổng thể cả năm 2024 so với năm 2023. Tương tự như kết quả điều tra trước, nhân tố “chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá của đơn vị” cùng với "chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của đơn vị” tiếp tục được đa số các TCTD đánh giá là 2 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của đơn vị trong quý IV và tổng thể cả năm 2024.
Trong khi đó, có 6,3% TCTD nhận định tổng thể các nhân tố nội tại làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2024, chủ yếu là do nhân tố “năng lực tài chính của đơn vị”.
Dự kiến cho năm 2025, 86,5% TCTD kỳ vọng các nhân tố nội tại tiếp tục giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của đơn vị, trong đó tất cả các nhân tố nội tại đều được dự kiến có tác động tích cực hơn so với đánh giá của TCTD trong năm 2024.
Dự kiến cho năm 2025, 84,7% TCTD kỳ vọng các nhân tố khách quan có thể giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của đơn vị mình, trong đó tất cả các nhân tố khách quan đều được dự kiến có tác động tích cực hơn so với đánh giá của TCTD trong năm 2024.
Tại kỳ điều tra này "chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” là nhân tố được các TCTD đánh giá là quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của TCTD trong quý IV/2024 và cả năm 2024. Dự kiến cho năm 2025, các TCTD cho biết, “điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” mới là nhân tố khách quan quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của TCTD, tiếp theo mới đến “cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” và ”chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN”.
Đáng chú ý, nhân tố "sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục được nhiều TCTD lựa chọn nhất (13,2-19,3%) về tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh trong quý IV/2024, cả năm 2024 và dự kiến cho năm 2025.
Bên cạnh đó, tình hình lao động việc làm của ngành tài chính ngân hàng cũng được các TCTD dự báo tiếp tục khả quan trong quý I/2025 và cả năm 2025.
Trong công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024, Bộ Xây dựng cho biết Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%. Đồng thời, kênh trái phiếu sôi động trở lại với 24 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 22,333 tỷ đồng.
Mở cửa phiên giao dịch 11/4, giá vàng 9999 của SJC tăng 2,8 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm qua, lên mức 103,4-106,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đến hết tháng 12/2024 lần đầu tiên lập kỷ lục đạt 7,065 triệu tỷ đồng, tăng 8,15% so với thời điểm cuối năm 2023, theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố.
Trong phiên giao dịch ngày 10-4, thị trường chứng khoán ghi nhận mức tăng lịch sử với khoảng 98% cổ phiếu trên cả hai sàn tăng giá, trong đó 519 mã tăng kịch trần – con số cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thông tin từ Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC), Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn vừa đăng ký mua vào 23 triệu cổ phiếu HQC nhằm nâng cao tỉ lệ sở hữu. Lượng cổ phiếu này tương ứng gần 4% KLCP đang lưu hành của doanh nghiệp.
Ngày 10/4, thị trường tài chính trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phục hồi mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với hàng loạt quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày, nhưng tăng thuế đối ứng với Trung Quốc lên 125%.
Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026, sau khi tăng mạnh ở mức 7,1% vào năm ngoái. Mặc dù duy trì triển vọng tích cực cho Việt Nam trong năm nay và năm sau, nhưng ADB cũng nhấn mạnh những rủi ro đối với tăng trưởng khi các dự báo này được tính toán trước khi Hoa Kỳ công bố các biện pháp thuế quan.
VN-Index chốt phiên giảm hơn 38 điểm, về dưới 1.100 điểm. Thanh khoản sàn HoSE tiếp tục ở mức cao, trên 32.400 tỷ đồng với 351 mã giảm điểm, chỉ 133 mã tăng giá.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào thứ Ba (8/4) theo giờ thế giới, khi đợt phục hồi chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sự lo lắng của nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kết phiên giao dịch chiều ngày 8/4, VN-Index tiếp tục giảm mạnh, mất 77,88 điểm, tương đương 6,43% và đóng cửa ở mức 1.132,79 điểm. Theo chuyên gia khuyến nghị, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp diễn đà lao dốc trong các phiên tới. Ở thời điểm hiện tại nhà đầu tư không nên vội vàng bắt đáy
Thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi sau khi chạm đáy 1,5 năm, trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng cho thấy xu hướng tăng trong phiên ngày thứ Ba.
Sau kỳ nghỉ lễ, thị trường vàng mở cửa với sắc đỏ bao trùm khi các doanh nghiệp lớn đồng loạt điều chỉnh mạnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn, có nơi hạ tới 600.000 đồng mỗi lượng.
Ngày 8/4, VN-Index vừa mở cửa đã 'bốc hơi' hơn 60 điểm, xuống còn 1.148 điểm, với hơn 400 mã giảm giá, trong đó có hơn 110 mã nằm sàn (chiếm hơn 25%) và chỉ có 25 mã tăng giá.
Trong nước, dù cũng biến động mạnh theo thị trường quốc tế, nhưng kim loại quý ghi nhận mức giảm tương đối hạn chế, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đang phổ biến ở mức 97,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 100,1 triệu đồng/lượng. Với những diễn biến tiêu cực của thị trường kim loại quý những phiên cuối tuần, các chuyên gia đã trở nên bi quan hơn với triển vọng của nó trong tuần này.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?