Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã xuống đáy hơn 3 tháng vì nhu cầu yếu, trong khi giá gạo xuất khẩu tại các trung tâm lớn khác của châu Á ổn định.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam xuống đáy 3 tháng vì nhu cầu yếu
Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm từ 410 - 414 USD/tấn xuống còn 400 - 410 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 9/9, vào tuần trước.
"Nhu cầu yếu hơn và tổng xuất khẩu gạo năm nay có thể chỉ khoảng sáu triệu tấn, giảm so với dự báo trước đó là 6,2-6,5 triệu tấn", một thương nhân có trụ sở tại TP HCM cho biết.
Thị trường gạo Châu Á: Giá gạo Việt Nam xuống đáy hơn 3 tháng
Dữ liệu sơ bộ của hải quan cho biết trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu 566.358 tấn gạo, tương đương 296,4 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch so với tháng 10. Luỹ kế 11 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng nhẹ 0,8% lên 5,7 triệu tấn.
Về các thị trường, xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines giảm 23% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 10, đạt 210.222 tấn, tương đương 106,54 triệu USD. Thị trường Trung Quốc cũng ghi nhận giảm 4% cả về lượng và kim ngạch, ở mức 75.830 tấn, tương đương 34,87 triệu USD.
Giá gạo Thái Lan, Ấn Độ ổn định
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấn không đổi ở mức 385 - 396 USD/tấn, vì tỷ giá hối đoái lặng sóng.
Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết thị trường nước ngoài vẫn trầm lắng vào cuối năm như dự kiến.
Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu gạo 7-7,5 triệu tấn trong năm tới, tăng so với ước tính 6 triệu tấn trong năm nay, nhờ đủ nguồn cung nước và đồng baht yếu giúp giá gạo của Thái Lan trở nên cạnh tranh hơn.
Trong năm nay, Thái Lan dự kiến sẽ vẫn là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Việt Nam.
Còn tại nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ, giá mặt hàng chủ lực của nước này duy trì ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016, chịu sức ép từ đồng rupee giảm giá trong bối cảnh nhu cầu thấp.
Cụ thể, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo ở 351 - 356 USD/tấn vào tuần trước, không thay đổi so với một tuần trước đó.
Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, thuộc bang Andhra Pradesh, cho biết thị trường thương mại trầm lắng trong bối cảnh người mua đang kỳ vọng giá sẽ giảm hơn nữa khi nguồn cung cho mùa mới đã bắt đầu.
Trong khi đó, giá gạo nội địa ở quốc gia láng giềng Bangladesh, vốn là nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới nhưng nổi lên là một người mua lớn sau khi lũ lụt tàn phá nguồn dự trữ, vẫn ở mức cao mặc dù nhập khẩu một lượng lớn. Áp lực giá cao dồn lên người tiêu dùng.
Bangladesh chủ yếu nhập khẩu gạo từ Ấn Độ thông qua các cảng đất liền.
Tuy nhiên, sản lượng gạo của nước này có thể giảm xuống 35,5 triệu tấn trong niên vụ 2021 - 2022, giảm 0,8 triệu tấn so với năm trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết trong dự báo mới nhất.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Theo một số doanh nghiệp xăng dầu dự báo, hôm nay (26/6) giá xăng có thể tăng 330 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 520 đồng/lít, dầu hỏa tăng 460 đồng/lít.
Theo ghi nhận từ MXV, phiên giao dịch ngày hôm qua chứng kiến đà lao dốc mạnh trên thị trường năng lượng, khi cả 5 mặt hàng chủ chốt trong nhóm đều giảm sâu trước bối cảnh những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông gần như đã được xóa bỏ.
Giá cà phê trong nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên hôm nay duy trì ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 96.000 đồng/kg.
Từ ngày 1/7/2025, Thông tư mới của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực, quy định mức giảm giá tối đa trong các chương trình khuyến mại là 50% so với giá bán trước thời điểm áp dụng.
Theo ghi nhận từ MXV, thị trường năng lượng chứng kiến lực mua mạnh mẽ trên cả 5 mặt hàng trong nhóm trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Israel và Iran bao trùm thị trường và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?