Với đà tăng của giá nhà ở tại các đô thị lớn từ 30-50% việc người trẻ dưới 35 tuổi có thể sở hữu căn nhà đầu tiên là điều xa vời. Vậy thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia' có giải được bài toán nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi?
Chỉ đạo nóng thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia"
Ngày 24/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp Ban Chiến lược, chính sách T.Ư, trong đó quyết liệt chỉ đạo phải tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí kinh doanh, tuân thủ pháp luật, chi phí không chính thức... Đồng thời, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết, phấn đấu trong 2 - 3 năm tới, môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong top 3 của ASEAN.
Đặc biệt, về chính sách đất đai và bất động sản (BĐS), Tổng Bí thư chỉ đạo cần phải tăng tốc giao dịch BĐS, thu hút vốn vào thị trường, thúc đẩy đô thị trở thành động lực tăng trưởng của quốc gia với các giải pháp như hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đồng bộ cho đô thị; xây dựng hệ thống bản đồ số quốc gia về quy hoạch và giá đất, thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn.
Nghiên cứu thành lập “quỹ nhà ở quốc gia” để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi.
Trước đó, ngày 01/03/2025, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Cụ thể tại Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2025, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành Ngân hàng tại các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021-2030”; các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương; thúc đẩy giải ngân các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi về phát triển nhà ở xã hội; phấn đấu đến hết năm 2025, hoàn thành trên 100 nghìn căn nhà ở xã hội và xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập “quỹ nhà ở quốc gia” để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi.
Trước đó, tại Thông báo 61/TB-VPCP ngày 25/02/2025, Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và toàn hệ thống ngân hàng thương mại cần tập trung, quán triệt và chủ động thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó có việc “Nghiên cứu thực hiện ngay chương trình tín dụng ưu đãi cho người trẻ dưới 35 tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở để thuê và thuê mua nhà ở xã hội.”
Cần thiết và cấp bách
Mới đây Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) cũng vừa có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng về việc xây dựng “Đề án thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia” để thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Trong đó, bao hàm cả “Đề án thí điểm thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội”.
Lý giải về đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia, phía HoREA cho rằng hiện tại Điều 112 và Điều 113 Luật Nhà ở 2023 đã có quy định về các nguồn vốn để phát triển nhà ở. Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2023 chưa quy định cơ chế, tổ chức quản lý, vận hành “các nguồn vốn để phát triển nhà ở giá rẻ” (bao gồm “nhà ở thương mại giá rẻ” và “nhà ở xã hội giá rẻ”), nên việc thành lập “Quỹ phát triển nhà ở quốc gia” là hết sức cần thiết và cấp bách. Qua đó sẽ tạo được nguồn lực tài chính để hỗ trợ phát triển “nhà giá rẻ” (hay nhà ở thương mại giá vừa túi tiền) và hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội.
Các dự án này khi gắn liền với phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp các hình thức giao thông TOD là nhân tố quyết định để xoay chuyển cục diện và cấu trúc lại thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đồng thời giúp cho thị trường bất động sản giảm phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn tín dụng hiện nay tiềm ẩn rủi ro cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
Việt Nam đặt mục tiêu có 1 triệu căn nhà ở xã hội vào 2030. Từ 2021-2024, theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước có 644 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô 580.109 căn. Trong đó, chỉ có 96 dự án được hoàn thành với quy mô hơn 57.620 căn. 133 dự án đã khởi công với trên 110.200 căn. Còn lại 415 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ cung cấp thêm hơn 412.200 căn nếu xây xong.
Cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng vừa ký quyết định giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quyết định của Thủ tướng, chỉ tiêu nhà ở xã hội các địa phương phải hoàn thành giai đoạn 2025-2030 là 995.445 căn hộ. Trong đó năm 2025 là 100.275 căn hộ, năm 2026 là 116.347 căn hộ, năm 2027 là 148.343 căn hộ, năm 2028 là 172.402 căn hộ; năm 2029 là 186.917 căn hộ và năm 2030 là 271.161 căn hộ.
Đánh giá về thị trường bất động sản năm 2024, Bộ Xây dựng cho biết, giá bất động sản trên thị trường tiếp tục có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng giá của mỗi loại hình tại mỗi thời điểm, mỗi vị trí, mỗi khu vực ở mỗi địa phương là khác nhau. Trong đó, Hà Nội dẫn đầu về tốc độ tăng giá.
Mức độ tăng giá ghi nhận phân khúc bình dân trước đây dưới 30 triệu đồng/m2 nay tăng lên ngưỡng dưới 45 triệu đồng/m2.
Phân khúc trung cấp trước đây giá bán từ 30-45 triệu đồng/m2 nay tăng lên ngưỡng khoảng từ 45-70 triệu đồng/m2.
Phân khúc cao cấp trước đây từ 50-70 triệu đồng/m2 nay tăng lên ngưỡng từ 70-100 triệu đồng/m2.
Riêng phân khúc hạng sang, đã xuất hiện một vài dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2.
Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2024, giá bán căn hộ chung cư tại một số đô thị lớn đã tăng cao hơn nhiều so với năm 2023.
Tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư tăng từ 40-50% so với giá bán năm 2023, cục bộ có dự án tăng cao hơn.
Một số dự án chung cư tại Hà Nội có giá bán tăng mạnh so với trước đây, như dự án Ecolife Tây Hồ khoảng 72 triệu đồng/m2, Sunshine Garden khoảng 54 triệu đồng/m2, Chelsea Park - Cầu Giấy khoảng 62 triệu đồng/m2, Tràng An Complex khoảng 70 triệu đồng/m2, Legend Tower 72 triệu đồng/m2.
Tại TP HCM, giá căn hộ chung cư năm 2024 tăng khoảng 20-30% so với năm 2023. Một số dự án, khu vực có mức tăng cao hơn như dự án The Horizon Phú Mỹ Hưng giá bán khoảng 125 triệu đồng/m2, The Ascent khoảng 64 triệu đồng/m2, Lữ Gia Plaza khoảng 46 triệu đồng/m2, Osimi Tower khoảng 41 triệu đồng/m2, Stown Tham Lương giá dao động từ 29-44 triệu đồng/m2.
Giá bán căn hộ chung cư năm 2024 tại TP Đà Nẵng tăng khoảng 20% so với năm 2023. Trong đó, chung cư Sam Towers giá từ 80-100 triệu đồng/m2, Peninsula từ 53,5 triệu đồng/m2, The Filmore từ 100 triệu đồng/m2.
Cá biệt, theo đánh giá của Hội môi giới bất động sản Việt Nam thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tại một số dự án chung cư, khu vực và giao dịch thứ cấp đã tăng khoảng 60-70% so với năm 2023.
Giải bài toán nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi
Với đà tăng của giá nhà ở tại các đô thị lớn việc người trẻ dưới 35 tuổi có thể sở hữu căn nhà đầu tiên là điều xa vời. Tuy nhiên, với lộ trình phát triển các dự án nhà ở xã hội, chính sách tập trung vào đối tượng mua nhà ở nhu cầu thực thì bài toán nhà giá rẻ tại các đô thị lớn cho người trẻ dưới 35 tuổi là khả thi.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Vars dự báo về nguồn cung bất động sản nhà ở năm 2025, sẽ tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2024. Đồng thời, được đóng góp đồng đều hơn bởi các khu vực, khi nhiều dự án đã được tháo gỡ vướng mắc và triển khai trở lại trong năm 2024, nhiều dự án cũng có kế hoạch “ra hàng” để đón đầu cơ hội phục hồi của thị trường. Nhưng nguồn cung bất động sản phần lớn đến từ những đại đô thị tại các tỉnh, thành thuộc khu vực miền Bắc của chủ đầu tư lớn. Nguồn cung bất động sản tại Hà Nội và các đô thị vệ tinh ước tính đạt 37.000 sản phẩm, TP HCM và vùng ven ước tính 18.000 sản phẩm.
Loại hình căn hộ chung cư, chủ yếu là phân khúc có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên tiếp tục “dẫn dắt” thị trường, cùng sự gia tăng nguồn cung hạng sang. Loại hình biệt thự/liền kề nhà phố cũng dần trở thành “tâm điểm” thị trường với nguồn cung mới tăng trưởng từ các dự án đại đô thị đồng bộ hạ tầng, tiện ích dự kiến mở bán. Còn nguồn cung đất nền lại giảm cùng quy định “siết” về phân lô bán nền.
Tuy nhiên, nhìn chung, nguồn cung nhà ở sẽ khan hiếm so với nhu cầu nhà ở, bao gồm cả nhu cầu mua để ở và đầu tư, đang không ngừng tăng lên cùng sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa; nhất là phân khúc nhà ở bình dân, vì nguồn cung từ dự án nhà ở xã hội dù có tăng trưởng trong năm 2025, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn cung nhà ở toàn thị trường.
“Nguồn cung tăng trưởng song khan hiếm so với nhu cầu, và chủ yếu đến từ các dự án đại đô thị của chủ đầu tư lớn, nên giá dự án nhà ở mở bán mới tiếp tục “neo” cao. Trong khi đó, mặt bằng giá thứ cấp thì tăng trưởng chậm lại. Cụ thể, mặt bằng giá căn hộ chung cư có mức tăng thấp hơn, từ 7-10% so với năm 2024. Mặc dầu vậy, với phân khúc đất nền, mặt bằng giá sơ cấp lại tăng mạnh nhờ tiềm năng tăng giá tốt; mặt bằng giá sản phẩm biệt thự/liền kề, nhà phố cũng duy trì ở mức cao”, TS. Nguyễn Văn Đính lưu ý.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống, nhà ở cho những đối tượng khó khăn.
Trên thế giới, nhiều tổ chức tín dụng, nhà đầu tư lớn như GRESB, IFC, ADB hay quỹ đầu tư châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đang sử dụng ESG như một tiêu chí “lọc” dự án bất động sản xanh. Tại Việt Nam, xu hướng này đang hình thành rõ ràng hơn.
Đại biểu Quốc hội đề xuất tận dụng các trụ sở công dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập để xây dựng nhà đỗ xe thông minh kết hợp trạm sạc xe điện và thư viện mini.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 17/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
Từ 1/7, chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 1916/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với Khu đô thị du lịch Nhơn Phước, tọa lạc tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch.
Dự án Sân Golf Uông Bí được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sân Golf Hạ Long Bay, với quy mô xây dựng lên tới 140ha tại khu vực hồ Yên Trung, thuộc phường Phương Đông, tương lai sẽ là phường Yên Tử.
Ngày 14/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng thông tin, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng thủy nội địa Nghĩa Hưng (giai đoạn 1); vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Chính phủ chỉ đạo cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc đã phê duyệt thiết kế đô thị, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Thông báo số 191/TB-UBND về việc thu hồi đất đối với Dự án Du lịch nghỉ dưỡng Phương Thảo do Công ty TNHH Lộc Phát Bình Thuận làm chủ đầu tư, tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình. Lý do thu hồi là chủ đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đất đai.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết, TP Hà Nội chưa có bất kỳ chủ trương hay chỉ đạo gì liên quan đến bổ sung quy hoạch tuyến hầm hay đầu tư xây dựng tuyến hầm nối từ cầu Tứ Liên đến đường Văn Cao - Hồ Tây như dư luận phản ánh.
Theo , ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho rằng việc sửa đổi các quy định tại Điều 50, 51 của Nghị định 103 và điểm d khoản 2 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là hết sức cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm chi phí đầu vào và khơi thông nguồn cung nhà ở.
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ Long vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt làm chủ đầu tư dự án Khu chung cư, dịch vụ thương mại tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long.
Chiều 12/6, tại kỳ họp thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP HCM.
Theo khảo sát tháng 5/2025 do Trung tâm Nghiên cứu thị trường One Mount Group thực hiện tại Hà Nội, căn hộ chung cư là loại hình bất động sản được quan tâm nhiều nhất, trong đó thế hệ trẻ 18-34 tuổi chiếm tỷ lệ đáng kể với 27%, phản ánh xu hướng về nhu cầu sở hữu nhà ở sớm.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 356/TB-VP về Kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ triển khai các dự án đầu tư: xây dựng cầu Trần Hưng Đạo; xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận thông báo sẽ thu hồi diện tích 37.917m2 đất tại xã Phước Dinh đã cho Công ty cổ phần Sơn Hải thuê để thực hiện dự án Hồ Ba Bể. Lý do thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
Tập đoàn Đèo Cả sẽ chủ động tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của quốc gia như thực hiện đầu tư mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông theo hình thức công-tư (PPP), đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đặc biệt chú ý đến chất lượng thi công tại các dự án giao thông khi đưa ra cam kết bảo hành công trình trên suốt vòng đời dự án.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?