Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp gì? Sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Lộc Trời có tốt không?
Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp gì? Sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Lộc Trời có tốt không?

Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp gì?

Tập đoàn Lộc Trời là cách gọi tắt của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (tên tiếng Anh: Loc Troi Group Joint Stock Company) có tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, được thành lập vào năm 1993. Tập đoàn hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thuốc bảo vệ cây trồng, kinh doanh hóa chất, hạt giống và bao bì giấy ở Việt Nam. LTG cũng tham gia vào chế biến gạo cho xuất khẩu. Tập đoàn Lộc Trời chiếm hơn 20% thị phần ngành thuốc bảo vệ thực vật và là nhà phân phối hạt giống lớn thứ 2 tại Việt Nam.

Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) có địa chỉ, 23 Hà Hoàng Hổ - Phường Mỹ Xuyên - TP. Long Xuyên - Tỉnh An Giang.

Tập Lộc Trời chính thức triển khai chương trình “Cùng nông dân ra đồng” từ năm 2006, tạo nên chuyển biến nhảy vọt trong việc tiếp cận kỹ thuật canh tác hiện đại cho nông dân cả nước.

Từ 12 kỹ sư thành viên, đến nay Lực Lượng 3 Cùng đã lên tới gần 1200 kỹ sư cùng ra đồng với nông dân. Tổ chức Guinness Việt Nam đã chính thức công nhận “lực lượng 3 cùng” của Tập đoàn Lộc Trời là lực lượng cùng nông dân ra đồng lớn nhất ở Việt Nam.

Lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời?

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời là ông Huỳnh Văn Thòn; Tổng giám đốc Nguyễn Duy Thuận.

Tập Lộc Trời chính thức triển khai chương trình “Cùng nông dân ra đồng” từ năm 2006, tạo nên chuyển biến nhảy vọt trong việc tiếp cận kỹ thuật canh tác hiện đại cho nông dân cả nước.

Từ 12 kỹ sư thành viên, đến nay Lực Lượng 3 Cùng đã lên tới gần 1200 kỹ sư cùng ra đồng với nông dân. Tổ chức Guinness Việt Nam đã chính thức công nhận “lực lượng 3 cùng” của Tập đoàn Lộc Trời là lực lượng cùng nông dân ra đồng lớn nhất ở Việt Nam.

Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp gì? Sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Lộc Trời có tốt không?
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời là ông Huỳnh Văn Thòn

Vì nông dân ra đời và nhờ nông dân mà phát triển, Tập đoàn Lộc Trời luôn thấu hiểu những thành quả có được ngày hôm nay bắt nguồn từ sự tin yêu của bà con nông dân.

Luôn quan tâm đến chất lượng và sự cam kết bền vững, Tập đoàn Lộc Trời không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm để không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất mà còn góp phần chung tay bảo vệ môi trường. Chúng tôi đóng góp trực tiếp và thiết thực vào các hoạt động xã hội để giúp người nông dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tập đoàn Lộc Trời bị truy thu hơn 51 tỷ đồng tiền thuế

Tập đoàn Lộc Trời từng công bố thông tin bất thường liên quan đến việc xử phạt thuế. Cụ thể, theo quyết định số 5525 ngày 26/12/2018 về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, Lộc Trời bị truy thu số tiền thuế lên đến hơn 39,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bị phạt chậm nộp hơn 3,5 tỷ đồng và phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 7,9 tỷ đồng.

Tính ra, tổng số tiền Lộc Trời phải nộp đến gần 51,2 tỷ đồng.

Sau 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất của LTG đạt 6.423 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận sau thuế giảm 18%, xuống còn 236 tỷ đồng.

Trong năm 2018, LTG đặt mục tiêu doanh thu là 8.287,37 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 459,96 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm công ty đã hoàn thành 77,5% kế hoạch doanh thu và 51% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tính đến ngày 30/9/2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của LTG đạt gần 519 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ trước đạt 402,7 tỷ đồng.

Sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Lộc Trời có tốt không?

Về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất lúa gạo, lai tạo chọn lọc ra các giống lúa mới. Trước đây Tập đoàn Lộc Trời lệ thuộc hoàn toàn vào các giống OM của Viện lúa đồng bằng sông Cửu long. Tuy nhiên hiện nay đội ngũ các nhà khoa học của Lộc trời đã lai tạo chọn lọc thành công các giống lúa mới chất lượng cao phục vụ sản xuất. Năm giống đã được công nhận chính thức là Lộc trời 1, Lộc trời 2, Lộc trời 3, Lộc trời 4, Lộc trời 5.

Trong đó giống Lộc trời 1 được sử dụng để sản suất ra gạo Hạt Ngọc Trời Thiên Long, đạt Top 3 gạo ngon nhất thế giới tổ chức tại Malaysia năm 2015. Một giống được công nhận cho sản xuất thử là giống Lộc trời 88. Riêng giống Lộc trời 88 luân canh trên vùng lúa - tôm rất phù hợp vì giống này chống chịu mặn tốt, gạo rất ngon với chỉ số đường huyết (GI) rất thấp được sử dụng để sản xuất ra gạo mầm Vibigaba.

Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp gì? Sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Lộc Trời có tốt không?

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Tập đoàn Lộc Trời ký kết hợp tác chiến lược phát triển bền vững giống lúa và thương hiệu gạo Việt Nam.

Gần đây Lộc trời có giống Lộc trời 28, gạo và cơm ngon hơn giống nổi tiếng Hom Mali của Thái lan trong cuộc đấu xảo liên lục địa tổ chức từ 23 - 27/11/2018 tại Trung quốc. Bên cạnh lai tạo giống lúa mới, việc nhân giống ra khối lượng lớn phục vụ đại trà cũng là một ưu điểm trong thành tựu của Lộc trời.

Lượng phân bón, nhất là phân đạm được nông dân sử dụng hiện nay là cao hơn mức khuyến cáo của các nhà khoa học. Lộc Trời có hai chế phẩm giúp giảm chi phí, gia tăng hiệu quả sử dụng phân đạm. Đó là Urea Black và Urea Gold. Urea Black có 45% N, được bọc bởi chất hữu cơ khoáng Humalite giúp giảm thất thoát mất mát chất đạm mà còn cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng. Urea Gold cũng chứa 45% N, nhưng được bao bọc bởi 9 dòng nấm mychorrhizae khác nhau. Các dòng nấm mychorrhizae này giúp hòa tan lân cố định trong đất, cung cấp chất lân hữu hiệu cho lúa. Phân Urea Gold cung cấp chất đạm và gián tiếp cung cấp chất lân cho cây trồng.

Cách thức bón phân như thế nào cũng được Tập đoàn nghiên cứu để gia tăng hiệu quả, giảm chi phí. Máy cấy có gắn bộ phận rãi phân theo hàng và chôn dưới sâu giúp gia tăng hiệu quả, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm phát thải khí nhà kính N2O. Kết quả nghiên cứu trung bình 3 năm tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (DTARC) cho thấy bón phân 1 lần chôn dưới sâu theo hàng ngay trước khi cấy với công thức 60-40-30 (chỉ dành 1/3 lượng đạm để bón đón đòng) cho năng suất tương đương , không khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức phân cao ( 90-60-45 ) bón làm ba lần trên mặt đất theo tập quán nông dân lúc 10; 20 và 40 ngày sau khi sạ .

Về sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế SRP, bắt đầu từ năm 2016, Tập đoàn đã tiến thêm một bước mới bằng cách tham gia vào Diễn đàn quốc tế sản xuất lúa gạo bền vững SRP (Sustainable Rice Platform - www.sustainablerice.org). SRP là tổ chức được đồng sáng lập bởi Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) vào tháng 12 năm 2011.

Về hiệu quả kinh tế trồng lúa theo hướng áp dụng công nghệ cao, trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, gia tăng thu nhập gia đình góp phần để đạt được tiêu chuẩn kinh tế trong chương trình nông thôn mới. Trong năm 2015, tổng diện tích gieo trồng vùng nguyên liệu lúa gạo của Tập đoàn đạt mức 92.000ha. Kể từ vụ Hè Thu 2014, vùng nguyên liệu tại huyện Thoại Sơn được thí điểm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Tổng diện tích gieo trồng lũy kế qua 9 vụ trồng lúa theo hướng công nghệ cao từ năm 2014 đến năm 2017 là 1.748,5ha. Nông dân trồng lúa theo hướng công nghệ cao là nông dân trong mô hình được so sánh với nông dân trồng lúa truyền thống bên ngoài mô hình. Tập đoàn Lộc Trời mua lúa chất lượng cao canh tác theo hướng công nghệ cao với giá cao hơn lúa trồng theo tập quán phổ biến. Giá chênh lệch là 443 đồng/kg và tỷ lệ giá lúa gia tăng là 8,1%. Số liệu tương ứng bên trong mô hình và ngoài mô hình là 5.893 và 5.450 đồng/kg. Chi phí sản xuất giảm 7,1%. Số liệu tương ứng trong mô hình và ngoài mô hình là: 17,72 và 19,08 triệu đồng/ha. Tổng thu của nông dân trong mô hình (31,99 triệu đồng/ha) cao hơn bên ngoài mô hình (29,96 triệu đồng/ha) và số chênh lệch là 2,03 triệu đồng/ha. Tỷ lệ gia tăng của tổng thu là 6,8%