Ngân hàng định hướng thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành lúa gạo. Tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay. Thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm trong các tháng cuối năm.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực, gây ách tắc và làm đứt gẫy chuỗi cung ứng sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo, đặc biệt tại Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 26/8/2021, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến giải pháp của ngành Ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo khu vực ĐBSCL.
Theo NHNN, trên toàn quốc tính đến cuối tháng 7/2021, dư nợ ngành lúa gạo đạt 144.657 tỷ đồng, tăng 11,33% so với cuối năm 2020. Trong đó theo mục đích vay vốn: Dư nợ trồng, sản xuất lúa đạt 34.819 tỷ, chiếm 24,07%; Dư nợ phục vụ thu mua, tiêu thụ lúa gạo đạt 97.402 tỷ đồng, chiếm 67,33%, tăng 15,77% so với 2020; Dư nợ chế biến, bảo quản lúa gạo đạt 12.435 tỷ đồng, chiếm 8,6%.
Tại ĐBSCL đến cuối tháng 7/2021, dư nợ ngành lúa gạo tại ĐBSCL đạt 74.139 tỷ đồng, tăng 15,45%, chiếm 51,25% dư nợ lúa gạo toàn quốc. Từ đầu năm 2021 tới nay, các tổ chức tín dụng tại ĐBSCL đã cấp hạn mức tín dụng khoảng 56.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, tạm trữ lúa gạo, đã giải ngân với tổng doanh số lũy kế 93.000 tỷ đồng để thu mua gần 7,3 triệu tấn gạo. Dư nợ thu mua, tiêu thụ đến cuối tháng 8/2021 ước đạt 51.500 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2020, chiếm 92% hạn mức được cấp.
Ngân hàng kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa
Do nhiều tỉnh đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp ngành lúa gạo gặp khó khăn trong việc thu hoạch, lưu thông, sản xuất - chế biến và xuất khẩu gạo, cụ thể:
Các thương lái và phương tiện gặt đập liên hợp ngoài tỉnh bị hạn chế vào địa bàn, trong khi vụ lúa Hè thu đã và đang vào thu hoạch, người dân tạm dừng hoặc không mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, trồng trọt.
Lưu thông hàng hóa của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn. Các hộ nông dân thu hoạch thì không tiêu thụ được do không tiếp xúc được với thương lái mua, thiếu hụt nghiêm trọng tài xế xe tải, container, tài công ghe, sà lan vận chuyển gạo, lúa. Khó khăn nhất về thu mua lúa cho nông dân lúc này là khâu vận chuyển lúa từ ruộng về nhà máy.
Tăng hạn mức tín dụng, giảm lãi suất vay tới 1% cho các doanh nghiệp thu mua lúa gạo
Các địa phương áp dụng thời gian hiệu lực của xét nghiệm COVID-19 khác nhau, gây khó khăn cho các phương tiện vận chuyển. Ví dụ, như 4 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ thì tình hình dịch gần như nhau. Nhưng Đồng Tháp, Kiên Giang và Cần Thơ kia cho phép hiệu lực trong 72 giờ trong khi An Giang là 24 giờ.
Các khách hàng là doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” nên năng suất hoạt động bị giảm do thiếu hụt nguồn công nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Một số nhà máy của doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động do nằm trong vùng dịch.
Do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên tình hình xuất khẩu gạo rất khó khăn, các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu cầm chừng vì không có nhiều đơn hàng.
Chuỗi sản xuất - cung ứng của nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy, hàng hóa tồn kho với số lượng lớn, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Giảm đơn hàng, giảm sản lượng, trì hoãn, phát sinh thêm chi phí phòng chống dịch COVID-19. Nhiều trường hợp doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thu mua và chế biến nông sản dừng hoạt động do tình hình dịch.
Giá lúa gạo nhìn chung đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng không chênh lệnh nhiều.
Căn cứ báo cáo của các tỉnh vùng ĐBSCL, hiện nay không có kiến nghị liên quan đến vốn tín dụng mà chỉ có kiến nghị liên quan đến khâu lưu thông hàng hóa và kiểm soát giãn cách xã hội. Đồng thời, xây dựng những trạm trung chuyển hàng hóa vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa.
Giảm tới 1% lãi suất trong các tháng cuối năm
Lúa gạo là ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng, do vậy ngành ngân hàng luôn quan tâm đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này, theo đó tốc độ tăng trưởng dư nợ 5 giai đoạn 2016-2020 ngành lúa gạo luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (bình quân/năm lúa gạo tăng 24%, nông nghiệp, nông thôn tăng 18,16%).
Nhận thức vai trò, ý nghĩa, đóng góp quan trọng của ngành lúa gạo với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trong thời gian tới ngành Ngân hàng sẽ triển khai các giải pháp:
Tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lý theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, Nghị định 55/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Mở rộng, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân trong vụ Hè Thu, tới đây là vụ Thu Đông nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa. Tổ chức triển khai chỉ đạo của NHNN tại Công văn 5747/NHNN-TD ngày 10/8/2021, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành lúa gạo. Tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay. Thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm trong các tháng cuối năm như kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam theo chỉ đạo của NHNN tại Công văn 5901, 5902/NHNN-TD ngày 16/8/2021.
Linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền.
Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng.
Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp, thương nhân lúa gạo và thỏa thuận các nội dung liên quan theo nguyên tắc tín dụng thương mại, phù hợp quy định pháp luật về cấp tín dụng.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông và chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện các chương trình truyền thông mạnh mẽ, toàn diện để người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các chính sách, sản phẩm tín dụng ngân hàng và chủ động tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Mở cửa phiên giao dịch ngày đầu năm 2025 (2/1), giá vàng SJC tăng 1,1 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và đắt hơn 600 nghìn đồng mỗi lượng ở chiều bán ra so với kết phiên giao dịch 31/12/2024, lên mức 84,8 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong bối cảnh nhiềh thách thức, ngành tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp quản lý sáng tạo, điều hành chính sách tài khóa hợp lý, linh hoạt, hiệu quả… qua đó góp phần hoàn thành toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách được Đảng, Nhà nước giao.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 (ngày 31/12), ghi nhận giá vàng nhẫn và vàng miếng đều giảm từ 100 nghìn đồng - 300 nghìn đồng/lượng. Song so với thời điểm cuối năm ngoái, giá vàng nhẫn và vàng SJC ghi nhận mức tăng lần lượt là 34% và 14%.
Chỉ số VN-Index vẫn duy trì đà tăng trưởng so với cuối năm trước. Tính đến ngày 30/12/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.272,02 điểm, tăng 12,4% so với cuối năm 2023.
Tối 30/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025. Theo đó, dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Năm 2024 đánh dấu những nỗ lực không ngừng của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN). Với các chính sách tài khóa linh hoạt và quyết liệt, hoạt động thu, chi ngân sách đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, và đảm bảo an sinh xã hội.
Phiên giao dịch ngày 30/12 khép lại khi VN-Index giảm mạnh hơn 3 điểm. Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán VCBS là thị trường đang rõ nét sự phân hóa khi dòng tiền dồn vào những cổ phiếu riêng lẻ. Nhà đầu tư nên tìm kiếm những mã cổ phiếu có lực cầu tham gia ổn định. Một số nhóm đáng để chọn lọc là bán lẻ, phân đạm…
Giá vàng trong nước ngày 30/12, ghi nhận đà giảm kéo vàng SJC lùi về ngưỡng 84 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư tiếp tục chịu lỗ 1,7 triệu đồng/lượng. Năm 2025, các nhà phân tích vẫn lạc quan về triển vọng giá vàng sẽ đạt ngưỡng 3.000 USD/ounce, bất chấp những thách thức ngắn hạn.
Các chuyên gia VCBS dự báo tỷ giá USD/VND sẽ biến động trong khoảng 3% cho cả năm 2025, đồng thời kỳ vọng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang và lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp.
Tính đến 12h00p ngày 26/12, giá vàng SJCniêm yết lần lượt ở mức 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). NHNN cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới...
ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 lên 6,6%, từ mức 6,2% dự báo vào tháng 9/2024, nhờ vào động lực từ thương mại và đầu tư trong năm 2024.
CTCP Đầu tư CMC (HNX: mã chứng khoán CMC) thông báo ông Ngô Anh Phương - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty đăng ký mua gần 1.3 triệu cp trong giai đoạn từ 25/12/2024-23/01/2025.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/12, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu cùng giảm 200.000 đồng cả 2 chiều mua và bán so với hôm qua, niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,3 triệu đồng bán ra,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31/12/2021 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?