Nói về sản phẩm sữa đặc tại thị trường Việt Nam nhiều năm nay, khó có thương hiệu nào vượt qua được Ông Thọ của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Nghiên cứu của Kantar Worldpanel chỉ ra đây cũng là một trong hai thương hiệu sữa đặc được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất.
Thương hiệu sữa trải qua nhiều thập kỷ thăng trầm
Trước năm 1975, Sữa Ông thọ đã xuất hiện tại Việt Nam và ghi dấu với người tiêu dùng một thương hiệu sản phẩm chất lượng bền vững. Vào thời điểm đó, đây là thương hiệu do công ty sữa đa quốc gia Foremost đưa vào với nhãn hiệu Longevity, hình ảnh đặc trưng là ông lão cầm trái đào tiên, tên tiếng Việt là sữa Ông Thọ.
Sữa Longevity của Foremost trước năm 1975 in trên bao bì hộp diêm.
Sau năm 1975, Vinamilk đã tiếp quản và tiếp tục phát triển thương hiệu. Vào thời điểm mới tiếp quản nhà máy sữa, do những khó khăn của nền kinh tế đương thời cùng lệnh cấm vận, Vinamilk thiếu nguyên liệu trầm trọng và chỉ hoạt động chưa tới 1/20 công suất thực tế. Chính sự thiếu hụt sản phẩm đã khiến sữa đặc thời bấy giờ được xem là món quà đắt đỏ, quý giá chỉ dành cho người bệnh, trẻ em hoặc người già.
Đến những năm 1990, công ty Foremost quyết định quay trở lại thị trường Việt Nam, vì thế đã xảy ra vụ tranh chấp nhãn hiệu giữa hai hãng sữa lớn nhằm đòi quyền sở hữu hình ảnh ông lão đặc trưng. Kết quả, Foremost thắng kiện và tiếp tục sản xuất sữa Longevity, sau này đổi tên thành sữa Trường Sinh. Mặt khác, Vinamilk phải thay đổi thành hình ảnh ông lão và hai chú bé, cái tên Ông Thọ vốn đã quen thuộc với người dân được Vinamilk giữ nguyên.
Sữa ông Thọ gắn liền với công ty Vinamilk từ những ngày đầu thành lập.
Trong giai đoạn kinh tế chuyển mình, lệnh cấm vận được gỡ bỏ, Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập. Vì vậy, công ty Vinamilk có nhiều cơ tiếp cận hơn với các nguồn nguyên liệu sữa và quyết định không ỷ lại vào nguyên liệu nhập khẩu mà trực tiếp phát triển trang trại bò sữa trong nước. Đồng thời nhập máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng sữa Ông Thọ.
Khi nói về giai đoạn này, bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk từng chia sẻ: “Đây là bước ngoặt quan trọng. Nhờ vậy, Vinamilk chủ động nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất. Chiến lược kết hợp hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới cùng vùng nguyên liệu từ 1991-2003 đã giúp công ty chiếm đến 75% thị phần sữa đặc”.
Bao bì lon sữa thay đổi qua các thời kỳ
Trải qua 45 năm phát triển gắn liền với sự ra đời và hình thành của Vinamilk, sản phẩm sữa Ông Thọ cũng không ngừng được cải tiến, đa dạng mẫu mã, bao bì để phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Sản phẩm sữa đặc Ông Thọ có nhiều dòng như Ông Thọ trắng (hàm lượng đạm cao, hàm lượng chất béo thấp), Ông Thọ xanh biển (hàm lượng đạm và chất béo đều cao), Ông Thọ nhãn xanh lá (hàm lượng đạm thấp),.. Còn về bao bì, sản phẩm cũng có nhiều thay đổi, từ chiếc lon thiếc truyền thống 380 gram đến hộp giấy 1 lít, hộp giấy 380 gram, vỉ nhựa 40 gram.
Đầu năm 2021, sữa đặc Ông Thọ mới cho ra mắt mẫu bao bì dạng tuýp tiện dụng 165 gram dành cho người pha chế hoặc đi du lịch.
Đáng lưu ý, sản phẩm sữa Ông Thọ dạng tuýp khi tung ra thị trường đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng, thậm chí tạo nên một "cơn sốt" trên các mạng xã hội. Rất nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự hào hứng và nhận xét tốt về các ưu điểm của sản phẩm này. Ví dụ, tài khoản Facebook Nguyễn Ngọc Trung (TP HCM) đánh giá thiết kế này "vừa tiện mà lại bảo quản đc lâu hơn, chứ như lon hay hộp giấy nếu ko xài nhiều mở ra dễ hỏng, cũng ko phải che đậy sợ ruồi kiến". Đồng quan điểm, tài khoản facebook Thuận Nguyễn (TP HCM)cũng nhận xét: “dạng tuýp này tuy bên Thái nhiều mà vị ko ngon bằng Ông Thọ. Sữa đặc Việt Nam mình vẫn là tốt nhất”.
Vinamilk tung ra sữa Ông Thọ dạng tuýp vào đầu năm nay
Thiết kế dạng tuýp như kem đánh răng dù không phải ý tưởng mới lạ với các hãng sữa nước ngoài nhưng Vinamilk lại là thương hiệu sữa nội đầu tiên áp dụng thiết kế này cho sữa Ông Thọ. Điểm đặc biệt của sản phẩm là dù có thiết kế mới tiện lợi, hàm lượng thành phần vẫn được giữ nguyên khiến những tuýp sữa có chất lượng không khác gì chiếc lon, hộp thiếc truyền thống.
Sữa Ông Thọ “quốc dân” đi khắp năm châu
Đáng nói, không chỉ bao bì, mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm tốt mà niềm tin của khách cũng chính là yếu tố quan trọng làm nên thành công của thương hiệu sữa "quốc dân" Ông Thọ. Theo một báo cáo mới đây của Nielsen, sữa Ông Thọ là dòng sản phẩm được người tiêu dùng chào đón nhất trong thị phần sữa đặc. Điều này không ngạc nhiên với nhiều người khi đây là sản phẩm quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người Việt.
Phải nói về thế hệ trước những năm 1990, một thủa những chiếc lon rộng sau khi lấy hết sữa còn được nhiều gia đình tận dụng để đong đỗ, đong gạo ở cái thời còn cơ cực.... Hay trong ký ức của trẻ em bấy giờ, những chiếc vỏ lon sữa Ông Thọ vô cùng "thần thánh" để dành làm những chiếc đèn trong đêm Rằm tháng tám... Cho đến giờ, sữa Ông Thọ được nhắc đến như một phần ký ức vui vẻ của rất nhiều thế hệ.
Ngoài những giá trị văn hóa mang tính lịch sử, sữa Ông Thọ cũng là thành phần chính để làm các thức ăn, thức uống quen thuộc mà hầu hết người Việt Nam đều yêu thích như: sữa chua, caramen, sinh tố, hoa quả dầm,… Đặc biệt, đây còn là nguyên liệu quan trọng làm nên món cà phê sữa đá nổi tiếng trong văn hoá thưởng thức cà phê của Việt Nam.
Khi được hỏi về món sữa tuổi thơ này, mỗi người có thể kể ra nhiều kỷ niệm khác nhau. Bà Nguyễn Kim Dung, 51 tuổi, quận Cầu Giấy (Hà Nội ) chia sẻ: "Món ăn khoái khẩu buổi sáng của tôi hàng chục năm nay vẫn là bánh mì với bơ Trường An và cốc cà phê sữa. Mà cà phê sữa thì không thể thiếu một ít sữa đặc Ông Thọ để tạo vị ngậy và ngọt. Người ta hay nói đến cụm từ cân đường hộp sữa ngày nay một cách bình thường nhưng trước đây, có được cân đường, hộp sữa lại rất xa xỉ, thường chỉ khi ốm hoặc nhà có điều kiện mới có".
Bánh mì chấm sữa Ông Thọ gắn liền với rất nhiều của tuổi thơ người trẻ Việt
Sữa Ông Thọ không chỉ theo chân rất nhiều lao động, du học sinh Việt Nam ra nước ngoài làm việc và học tập, mà nhiều người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài và các du khách quốc tế cũng biết đến và tìm mua sản phẩm này.
Chị Thảo Trần, 27 tuổi, đến từ Hoài Đức (Hà Nội), là một du học sinh tại Seoul (Hàn Quốc), cho hay: “Tại Hàn Quốc có sản phẩm sữa đặc như Ông Thọ nhưng tôi không bao giờ sử dụng những sản phẩm này để chấm bánh mỳ hay pha cà phê. Sữa đặc Ông Thọ có kết cấu mượt và đặc, khi pha cà phê vị ngọt của sữa sẽ hoà quyện tạo ra hương thơm nhẹ nhàng, nhưng lại giúp cà phê có vị đậm đà hơn. Ngược lại sữa đặc của Hàn có kết cấu lỏng và vị nhạt hơn nhiều, phù hợp để ăn cùng dâu. Dù giá sữa đặc Ông Thọ tại Hàn không hề rẻ, tôi vẫn luôn mua một lon để trong nhà”.
Theo báo cáo của Vinamilk, từ năm 1998 đến nay sữa đặc của Vinamilk đã được xuất khẩu sang 21 quốc gia. Trong năm 2020, hãng đã xuất khẩu hơn 16 nghìn tấn sữa đặc trị giá 21 triệu USD. Năm 2019, sản phẩm sữa đặc có đường đã giúp Vinamilk giành giải Doanh nghiệp Xuất khẩu châu Á tại Singapore.
Có thể nói, sản phẩm sữa Ông Thọ của Việt Nam đã thực sự đi khắp năm châu bốn bể, không chỉ đánh dấu tên tuổi của Vinamilk qua từng thời kỳ, mà thật sự ghi danh thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam lên bản đồ quốc tế. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho khát vọng nâng tầm sữa Việt của Vinamilk như trong chính câu slogan của họ: "Vươn cao Việt Nam, Giấc mơ sữa Việt".
Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
Các nhà chế biến thủy sản tại Ấn Độ và Đông Nam Á đang gấp rút lên kế hoạch vận chuyển sản phẩm sang Hoa Kỳ trong khoảng từ ngày 15 đến 20 tháng 5, nhằm đảm bảo hàng đến nơi trước ngày 9 tháng 7 – thời điểm được xem là hạn chót để tránh các mức thuế quan bổ sung do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, xuất khẩu (XK) cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.
Theo sự điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h hôm nay (ngày 24/4), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Lực bán áp đảo trên thị trường năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua. Trên thị trường dầu thô thế giới, những thông tin về nguồn cung từ nhóm OPEC+ lan truyền đã gây áp lực lớn khiến giá đảo chiều giảm mạnh.
Theo The Korea Times, các quan chức ngành bán lẻ cho biết ngày càng có nhiều khách du lịch Nhật Bản đến Hàn Quốc mua gạo giữa bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản liên tục leo thang,
Sáng 23/4, tiếp tục chương trình của phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Trên thị trường năng lượng, ngoại trừ khí tự nhiên, toàn bộ 4 mặt hàng còn lại trong nhóm đều ghi nhận mức tăng đáng kể sau khi mối quan hệ Mỹ - Iran lại có những dấu hiệu căng thẳng trở lại.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận trong sáng nay (23/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 128.500 - 129.200 đồng/kg, ổn định so với ngày trước đó.
Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến xu hướng phân hóa rõ nét trên thị trường kim loại. Trên thị trường kim loại quý, giá bạc đóng cửa nhích nhẹ 0,16% lên mức 32,52 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim quay đầu suy yếu 1,01% xuống còn 967,1 USD/ounce.
Reuters đưa tin, ngày 22/4, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức hoàn tất việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin và tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào sáng nay (21/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 129.000 - 129.700 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua nhưng giảm từ 3.500 - 4.000 đồng/kg so với ngày 17/4.
Giá của 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng mạnh từ 4-6% so với tuần trước. Trong đó, hai mặt hàng dầu thô cùng tăng khoảng 5% trong bối cảnh thị trường dần thích ứng với các chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Sau điều chỉnh của cơ quan quản lý, ngày 17/4, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 350 đồng, xuống 18.850 đồng một lít, thấp nhất 5 năm.
Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.
Theo khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030 được Bộ Công Thương ban hành, mức giá trần cho thủy điện và điện gió là 6,95 USCent/kWh, nhiệt điện than là 7,02 USCent/kWh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?