Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD
Thị trườngKim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm lên hơn 140 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ, cao nhất trong 3 năm qua.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn được ngành nông nghiệp Hà Nội chú trọng, kiểm soát chặt chẽ. Nhiều vụ vi phạm đã được lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nghiêm.
Tháng 4/2021, Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Phòng An ninh kinh tế (Công an TP) phát hiện một vụ bơm tạp chất vào tôm tại Tổ 16, phường Yên Sở (quận Hoàng Mai). Qua kiểm tra đã phát hiện và trình UBND TP Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm. Trước đó, Thanh tra Sở cũng đã phát hiện một trường hợp vi phạm về sản xuất, buôn bán hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và xử phạt hành chính 90 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm. Cùng với cảnh cáo nghiêm khắc, cơ quan chức năng đã thông tin rộng rãi đến toàn thể Nhân dân được biết.
Đây chỉ là 2 trong tổng số 20 tổ chức, cá nhân có vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp bị phát hiện, xử lý từ đầu năm 2021 đến nay. Các đơn vị đã bị xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 400 triệu đồng. Đáng chú ý khi tỷ lệ tổ chức, cá nhân có vi phạm trong tổng số đơn vị được thanh tra, kiểm tra là tương đối lớn. Cụ thể, từ đầu năm 2021 đến nay, Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội tiến hành giám sát sản xuất, kinh doanh đối với 118 trường hợp. Tỷ lệ vi phạm của các đơn vị hiện nay là 20/118 đơn vị, bằng 17%.
Trong số các vi phạm, số lượng vi phạm thuộc lĩnh vực ATTP chiếm một nửa. Theo đó, có 10 tổ chức, cá nhân có vi phạm bị xử phạt với tổng số tiền gần 190 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, người lao động tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang...
![]() |
Lực lượng chức năng Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn thực phẩm tại một cơ sở. Ảnh: Trọng Tùng |
Thực tế công tác giám sát ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay vẫn còn những khó khăn nhất định. Địa bàn hoạt động rộng, quản lý đa lĩnh vực nhưng số lượng cán bộ còn ít so với số lượng, khối lượng và tính chất phức tạp của công việc. Nhiều lĩnh vực còn thiếu những văn bản pháp lý làm cơ sở cho xử lý sau thanh tra, hoặc có quy định nhưng còn bất cập, không thống nhất…
Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội Phạm Khắc Diễn cho biết thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo điều hành trong hoạt động thanh tra. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch cho từng cuộc thanh tra. Xác định rõ trách nhiệm, công việc của từng thành viên đoàn thanh tra, thời gian, cách thức, nội dung tiến hành, cũng như biện pháp tổ chức thực hiện. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của TP trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Thanh tra Sở với các Chi cục thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội trong xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm, tránh chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra theo đúng Thông tư số 01/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ là rất quan trọng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, sẽ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác quản lý, giám sát ATTP các cấp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP lĩnh vực nông nghiệp đến các tầng lớp Nhân dân.
Ông Sơn cũng nhìn nhận, từ nay đến cuối năm 2021, tình hình ATTP dự kiến sẽ có nhiều diễn biến phức tạp do nhu cầu về tiêu thụ nông sản tăng cao dịp lễ tết. Cùng với Thanh tra Sở, đơn vị sẽ tiếp tục chỉ đạo các Chi cục quản lý, giám sát chặt việc thực hiện các quy định về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; tuyệt đối không để lọt vi phạm ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe của người dân.
Từ đầu năm 2021 đến nay, ngoài an toàn thực phẩm, Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội đã xử phạt nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các nhóm ngành khác . Cụ thể, trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, đã xử phạt 6 tổ chức, cá nhân với số tiền gần 45 triệu đồng; xử phạt 1 cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng 15 triệu đồng; và 2 tổ chức vi phạm trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y với số tiền 98 triệu đồng. |
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm lên hơn 140 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ, cao nhất trong 3 năm qua.
Nửa đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê thu về 5,45 tỷ USD, tăng 67,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Các nhà giao dịch dầu mỏ lo ngại về tác động tiêu cực của chính sách này đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu. Mặc dù thông tin về thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Việt Nam đã hỗ trợ giá dầu trong phiên trước đó, nhưng sự bất ổn chung về thuế quan vẫn là một mối lo lớn.
Ngày 3/7, Bộ Công thương công bố giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường mới, áp dụng từ 15h chiều cùng ngày. Kỳ điều hành này, giá bán các mặt hàng xăng dầu đều giảm.
Đây là thông tin được Bộ Nông nghiệp Môi trường (NNMT) công bố trong buổi họp báo hôm nay (3/7).
Chốt phiên, giá bạch kim kéo dài xu hướng tăng thêm 5,51% lên mức 1.433 USD/ounce, tiếp tục neo ở vùng giá kỷ lục trong gần 11 năm trở lại đây.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ 5 liên tiếp do Trung Quốc siết chặt kiểm định, doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng vì lo chậm thông quan, hàng dễ hư hỏng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đạt được thỏa thuận với Việt Nam, cùng việc Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Giá xăng trong kỳ điều hành ngày mai (3/7) được dự báo có thể giảm khoảng 1.200 - 1.400 đồng/lít.
Sau khi tăng mạnh trên 20% trong tháng 5, xuất khẩu (XK) thủy sản trong tháng 6 vẫn cao hơn cùng kỳ nhưng mức tăng khiêm tốn chỉ còn 4%, đạt 876 triệu USD. Nguyên nhân là sự sụt giảm XK sang thị trường Mỹ, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Thị trường kim loại ghi nhận lực mua tích cực trên toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?