Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) mới thông báo về việc huỷ bán đấu giá theo lô cổ phần CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã DMC) thuộc sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Cụ thể, đến 16h ngày 21/02/2025, là thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký tham gia và nộp tiền cọc mua đấu giá trên hệ thống đấu giá của HoSE ghi nhận không có nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá. Theo quy định, cuộc đấu giá này không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá và do vậy cuộc đấu giá được coi là không thành công.
Theo kế hoạch, SCIC muốn bán đấu giá công khai gần 12,1 triệu cổ phiếu DMC, tương đương 34,71% vốn điều lệ của Domesco, với giá khởi điểm là gần 1.532 tỷ đồng/lô cổ phần, tương đương khoảng 127.046 đồng/cổ phiếu. Đây được kỳ vọng là thương vụ đấu giá cổ phần lớn nhất trong vòng 2 năm kể từ khi Petrolimex đấu giá thành công 40% vốn PGBank hồi đầu tháng 4/2023.
Đây không phải lần đầu tiên cổ phiếu DMC bị ế đấu giá. Năm 2019, SCIC cũng từng thất bại trong việc bán toàn bộ 34,71% vốn doanh nghiệp dược này do không có nhà đầu tư tham gia. Giá khởi điểm cho mỗi cổ phần là 119.600 đồng/cp, tương ứng số tiền để mua trọn lô cổ phần lên đến hơn 1.440 tỷ đồng. Mức giá khởi điểm cũng cao hơn nhiều so với thị giá DMC thời điểm đó.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu DMC cũng có bất ngờ giao dịch sôi động cùng câu chuyện thoái vốn lần này của SCIC. Tuy nhiên, hiệu ứng từ thương vụ sau đó đã hạ nhiệt. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/2, cổ phiếu DMC dừng mức 77.900 đồng/cp. Như vậy, mức giá khởi điểm đưa ra cao hơn thị giá 62%.
Domesco hiện có vốn điều lệ hơn 347 tỷ đồng và vốn hóa thị trường 2.500 tỷ đồng. Ngoài cổ đông Nhà nước, Abbott Laboratories đang nắm quyền chi phối hơn 51% cổ phần tại doanh nghiệp này. Với cục diện như hiện nay, “gã khổng lồ” đến từ Mỹ có lẽ là “vị khách” khả dĩ nhất tham gia đợt đấu giá. Tuy nhiên, mức giá cao ngất ngưởng có thể là rào cản trong thương vụ này.
Domesco chính là doanh nghiệp dược đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam “bán mình” cho nhà đầu tư nước ngoài với thương vụ “đình đám” năm 2012. Khi đó, CFR International Spa – Chile (công ty con của Abbott Laboratories từ năm 2014) đã liên tục mua gom đến 8,2 triệu cổ phiếu DMC và trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ 45,94% cổ phần tại Domesco.
Ngay sau khi Domesco nới room ngoại lên 100% vào tháng 9/2016, cổ đông ngoại này đã không bỏ qua cơ hội nâng tỷ lệ sở hữu lên 51,69% cổ phần. Ước tính, Abbott Laboratories đã chi khoảng 400 tỷ đồng để thâu tóm Domesco. Đến nay, giá trị số cổ phần này đã lên đến gần 1.300 tỷ đồng, tức là gấp hơn 3 lần khoản đầu tư ban đầu, chưa kể cổ tức “khủng” hàng năm với tỷ lệ cao.
Domesco được thành lập tháng 5/1989, chuyên nghiên cứu phát triển, sản xuất, tiếp thị và kinh doanh dược phẩm, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, thực phẩm chức năng, nước uống tinh khiết và thức uống từ dược liệu,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm - thực phẩm chức năng, vật tư y tế, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh cho toàn dân.
Về kết quả kinh doanh năm 2024, Domesco ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.899 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 202,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,5% và 10,6% so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp dược phẩm này đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra.
Số liệu tổng kết của SCIC cho thấy, năm 2024 SCIC đã đạt được những kết quả kinh doanh nổi bật. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 11.140 tỷ đồng, bằng 166% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 11.117 tỷ đồng, bằng 167% kế hoạch năm.
Kết thúc quý I/2025, Sabeco báo lãi sau thuế gần 800 tỷ đồng, giảm 22% so với mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. So với các quý trước, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, chỉ cao hơn quý III/2021 - giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (doanh thu 4.282 tỷ đồng, lợi nhuận 472 tỷ đồng).
Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.
Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.
Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.
Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.
Năm 2025, MB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng gần 10% so với kết quả 2024, tương đương đạt khoảng 31,712 tỷ đồng, chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt.
"HNG đang là xác chết, chết lâm sàn, đang cố gắng cứu. Bên Thaco đang cho nợ 12.000 tỷ đồng, thì nếu chết lấy đâu mà đòi, còn gì ăn trong đây, ăn HNG là ăn chính mình". Đây là chia sẻ của ông Trần Bá Dương ĐHĐCĐ thường niên 2025.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã chứng khoán PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT.
Chứng khoán BOS vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Trịnh Thành Long kể từ ngày 22/4 thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Lê.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?