SCB là một trong những ngân hàng thương mại nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện ngân hàng SCB đang đứng vị trí thứ 9 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Vậy SCB là ngân hàng gì? Ngân hàng SCB uy tín không? Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SCB ra sao? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngân hàng này.
SCB là ngân hàng gì?
Ngân hàng SCB có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, viết tắt là SCB), là một trong những ngân hàng thương mại nổi tiếng tại Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?
Ngân hàng SCB được ra đời vào ngày 26/12/2011 trên cơ sở hợp nhất tự nguyện từ 3 ngân hàng con: Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (Tin), đều có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 01/01/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã chính thức đi vào hoạt động.
Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam, đồng thời đây được xem như một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của ba ngân hàng. Đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự. Bằng sự kế thừa những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự nỗ lực và quyết tâm, đến nay ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản hơn 566.834 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 15.231 tỷ đồng tính 31/12/2019, chỉ xếp sau nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank.
Ước tính cho đến hiện tại, quy mô của SCB đã phát triển rộng khắp với 239 điểm giao dịch, phủ rộng ở 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.000 người.
Ý nghĩa Logo của ngân hàng SCB
Ý nghĩa Logo của ngân hàng SCB
Phần hình khối:
Logo của ngân hàng SCB được thiết kế hình khối vuông được lồng trong hình tròn tượng trưng cho sự kết hợp, dung hoà giữa trời và đất (hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất).
Hình vuông như hình đồng tiền được thể hiện để thể hiện vai trò quan trọng không thể thiếu của ngân hàng trong xã hội. Sự tương quan đặc rỗng thể hiện cho sự bù trừ với 5 gạch tượng trưng cho âm dương ngũ hành và lý trí của con người, còn tạo ra đường nét chữ S (Sài Gòn) mềm mại và chữ Bank được lồng vào nhau chặt chẽ, thanh thoát.
Phần màu sắc:
Logo được thiết kế với 2 màu xanh và đỏ hoà hợp:
Màu xanh thể hiện cho sự thanh khiết, tươi sáng của màu trời. Tượng trưng cho sự minh bạch rõ ràng, trong sạch trong hoạt động giao dịch và xây dựng niềm tin cho khách hàng.
Màu đỏ thể hiện sự nhiệt huyết, quyết tâm phát triển ngân hàng SCB ngày càng lớn mạnh, nhân viên tâm huyết, phục vụ khách hàng tận tuỵ, thân thiện.
Phần chữ của logo:
Phần chữ của logo gồm tên viết tắt ngân hàng SCB và dòng chữ tên đầy đủ được đặt bên dưới “Ngân hàng Sài Gòn”, là lời khẳng định tên tuổi và vị trí của mình trên thị trường.
Qua đó có thể thấy logo của ngân hàng SCB mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, toát lên được ý chí vươn lên, sự nhiệt huyết phục vụ khách hàng tận tình và đáp ứng các dịch vụ xã hội cho khách hàng với việc minh bạch rõ ràng. Ngoài ra còn cho thấy tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn và sự đồng lòng cả tập thể, lãnh đạo, nhân viên cho sự phồn vinh của ngân hàng SCB.
Ngân hàng SCB có uy tín không?
Việc hợp nhất giữa 3 ngân hàng đã giúp SCB nâng quy mô tài sản, mạng lưới, nhân sự và gặt hái được nhiều thành tựu cho đến thời điểm hiện tại. Với lợi thế này, SCB nhanh chóng lọt vào Top 5 ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, còn một số giải thưởng đáng lưu ý mà ngân hàng này đã gặt hái được gồm:
Ngân hàng SCB có uy tín không?
Nằm ở vị trí thứ 9 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất nhất Việt Nam do VietNam Report trao tặng và bình chọn.
Năm 2019, SCB lọt Top 10 ngân hàng TMCP uy tín do VietNam Report trao tặng.
Năm 2019, SCB trở thành ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam do tạp chí Quốc tế - International Business Magazine đánh giá và trao tặng.
Cùng trong năm 2019, Tạp chí World Finance đánh giá và trao thưởng cho SCB là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.
SCB là ngân hàng có chính sách vận hành thẻ tại thị trường nước ngoài tốt nhất do Visa – Tổ chức thẻ quốc tế đánh giá.
Năm 2020, SCB đạt danh hiệu danh hiệu danh giá như: Ngân hàng ngoại hối sáng tạo nhất Việt Nam, Ngân hàng dành cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có ứng dụng tiết kiệm di động sáng tạo nhất Việt Nam, Công nghệ ngân hàng tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có trách nhiệm cộng đồng tốt nhất Việt Nam.
Ngân hàng SCB còn đạt nhiều giải thưởng danh giá khác như: Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất, ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu, Top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu Nhà tuyển dụng hấp dẫn, …
Ngân hàng SCB có an toàn không?
Khi gửi tiền vào bất kỳ một ngân hàng nào đó, khách hàng luôn đặt câu hỏi rằng liệu ngân hàng đó có an toàn không? Với những bằng chứng được nhắc đến ở phần trên đã cho thấy độ uy tín rất cao của ngân hàng SCB, cho nên khách hàng có thể an tâm về các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng SCB.
Độ an toàn của ngân hàng SCB được minh chứng qua các con số cụ thể, tính đến năm 2018, ngân hàng SCB đã sở hữu số vốn điều lệ lên đến trên 15.231 tỷ đồng, với tổng mức tài sản hơn 611.694 tỷ đồng (tính đến 30 tháng 9 năm 2020) và tiếp tục được bổ sung trong tương lai.
Ngân hàng SCB có an toàn không?
Theo các số liệu thống kê mới nhất, tỷ lệ khách hàng lựa chọn ngân hàng SCB để gửi tiền đang ngày càng gia tăng. Cụ thể, trong đầu năm 2019, số lượng khách hàng gửi tiết kiệm tại SCB đã vượt 295 so với cùng kỳ năm trước, thu nhập lãi trên 4.500 tỷ đồng. Điều này xuất phát từ hướng đi đúng, cùng các chính sách ưu đãi và chương trình huy động vốn hấp dẫn.
Khi tham gia sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SCB khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:
Được trải nghiệm dịch vụ tài chính tín dụng chuyên nghiệp trên công nghệ thông tin hiện đại.
Được tư vấn kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp tài chính hiệu quả nhất.
Đáp ứng toàn bộ yêu cầu 24/24 để có những sự hoà đồng tốt nhất giữa ngân hàng và khách hàng.
Khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mại về lãi suất, quà tặng theo các gói dịch vụ.
Ngân hàng SCB cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nào?
Cũng tương tự với các ngân hàng khác trên thị trường, nhằm tăng sức cạnh tranh, ngân hàng SCB cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cá nhân đến cả doanh nghiệp, bao gồm:
Mở thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Dịch vụ vay tiền (vay tiêu dùng, vay thế chấp, vay tín chấp),…
Các gói gửi tiền tiết kiệm.
Thẻ ngân hàng SCB
Các sản phẩm dành cho Khách hàng doanh nghiệp:
Tiền gửi
Tiền vay
Tài khoản
Thẻ
Ngân hàng điện tử
Thanh toán quốc tế
Các sản phẩm dành cho Khách hàng cá nhân:
Tiền gửi
Tiền vay
Tài khoản
Thẻ
Ngân hàng điện tử
Sản phẩm liên kết
Thanh toán quốc tế
Dịch vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp:
Dịch vụ thuê, phí XNK
Dịch vụ nộp thuế XNK điện tử 24/7
Dịch vụ thanh toán định kỳ
Dịch vụ thanh toán hoá đơn
Dịch vụ chuyển tiền online
Dịch vụ chuyển tiền thông thường
Dịch vụ chi hộ lương
Dịch vụ nộp thuế nội địa điện tử
Dịch vụ thu, chi hộ tận nơi
Dịch vụ cung ứng và thanh toán Séc ghi danh trong nước
Dịch vụ thanh toán phí Logistics
Dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7
Dịch vụ chuyển tiền theo danh sách
Dịch vụ QR merchant
Các dịch vụ khác
Dịch vụ dành cho Khách hàng cá nhân:
Dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm Bảo Long/Manulife
Dịch vụ thanh toán hoá đơn
Dịch vụ thanh toán trực tuyến
Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng 24/7
Dịch vụ chuyển, nhận tiền đầu tư chứng khoán
Dịch vụ tài khoản tiền gửi
Dịch vụ thanh toán trong nước
Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ hoá đơn điện tử
Dịch vụ chuyển tiền online, chuyển tiền tiện lợi bằng máy tính bảng/điện thoại di động thông qua internet banking và mobile banking.
Các dịch vụ khác
Ngoài ra, ngân hàng SCB còn cung cấp nhiều sản phẩm liên kết khác như:
Bảo hiểm sức khoẻ cao cấp Asia Care Plus.
Bảo hiểm Tâm An trọn vẹn.
Bảo hiểm Tam An thịnh vượng, liên kết cùng Công ty Bảo hiểm Manulife Việt Nam, Bảo hiểm Bảo Long.
Lãi suất của ngân hàng SCB
Lãi suất ngân hàng SCB dành cho các khoản tiền gửi tại kỳ hạn 6 tháng là 5,7%/năm. Trong khi đó, kỳ hạn 7 tháng được ấn định lãi suất 6%/năm, 8 tháng là 6,1%/năm, 9 tháng là 6,2%/năm, 10 tháng là 6,3%/năm và kỳ hạn 11 tháng được quy định mức lãi suất là 6,4%/năm.
Những điều cần lưu ý khi gửi tiền tại ngân hàng SCB:
Đối với tiền Việt Nam đồng, khách hàng gửi tiền là cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài.
Đối với loại tiền là USD/EUR, khách hàng phải là cá nhân người Việt Nam đang làm việc và cư trú trên đất nước Việt Nam.
Số tiền gửi tối thiểu ban đầu cho loại tiền Việt Nam đồng là 50.000 VNĐ, còn ngoại tệ là 50 USD/EUR.
Kì hạn gửi tiền linh hoạt theo từng đợt, từ 1 tháng đến 36 tháng.
Tuỳ vào từng thời gian gửi ở ngân hàng mà lãi suất sẽ được tính khác nhau.
Thủ tục, hồ sơ cần thiết bao gồm CMND hoặc Hộ chiếu, giấy yêu cầu gửi tiết kiệm theo mẫu của ngân hàng.
Hệ thống cơ cấu tổ chức của ngân hàng SCB
Hội đồng quản trị:
Chủ tịch HĐQT – Ông Bùi Anh Dũng
Ông Bùi Anh Dũng hiện đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ông có bằng cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và cử nhân ngoại ngữ - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.
Ông Bùi Anh Dũng đã có 31 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) như: Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc vùng 1 kiêm Giám đốc SCB Bến Thành, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối doanh nghiệp kiêm Giám đốc SCB Bến Thành, Phó Chủ tịch HĐQT.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT – Ông Nguyễn Văn Thanh Hải
Ông Nguyễn Văn Thanh Hải hiện đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ông có bằng cử nhân Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Văn Thanh Hải có 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Ông gia nhập Ngân hàng TMCP Sài Gòn từ năm 2003, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Phó phòng Tín dụng và Bảo lãnh, Phó Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh, Phó TGĐ phụ trách khối NHBL Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Phó Chủ tịch HĐQT – Ông Henry Sun Ka Ziang
Ông Henry Sun Ka Ziang hiện đang đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ông tốt nghiệp Đại học Monash Australia, bằng cử nhân Kinh tế (Kế toán), tốt nghiệp ngành Các Hệ thống kinh tế - Học viện Công nghệ Tây Úc (Western Australian Institute of Technology).
Ông Henry Sun Ka Ziang có 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính, ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như: Phó Chủ tịch thứ nhất Ngân hàng Bank of America Ltd (Châu Á), Giám đốc Tài chính Công ty Dickson Construction Int’l Ltd, Giám đốc điều hành Công ty SMELOAN Ltd, Công ty Egana International Technology Ltd, Thành viên HĐQT độc lập – không điều hành Công ty Zhongda International Holdings Ltd, Công ty Get Nice Holdings Ltd, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Noble Capital Group Ltd.
Thành viên HĐQT – Ông Đinh Văn Thanh
Thành viên HĐQT – Ông Võ Tấn Hoàng Văn
Thành viên HĐQT – Ông Nguyễn Tiến Thành
Thành viên HĐQT – Bà Nguyễn Phương Hồng
Ban điều hành:
Quyền Tổng Giám đốc – Ông Trương Khánh Hoàng
Phó Tổng Giám đốc – Ông Diệp Bảo Châu
Phó Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Ngọc Nhã Nam
Phó Tổng Giám đốc – Ông Vũ Đức Hưng
Phó Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Văn Hùng
Phó Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Cửu Tính
Phó Tổng Giám đốc – Bà Trần Thị Mỹ Dung
Phó Tổng Giám đốc – Ông Lại Quốc Tuấn
Giám đốc Khối Quản trị tài chính và Nguồn vốn – Bà Trịnh Thị Thanh
Giám đốc Khối Hỗ trợ kinh doanh – Ông Lê Văn Chánh
Giám đốc Khối Quản trị nội chính – Ông Trần Châu Tuấn
Quyền Giám đốc Khối Doanh nghiệp – Bà Đặng THị Bảo Châu
Giám đốc Khối Kinh doanh tiền tệ - Ông Phan Hữu Ý
Ban kiểm soát:
Trưởng Ban kiểm soát – Ông Lưu Quốc Thắng
Thành viên Ban kiểm soát – Ông Trần Chấn Nam
Thành viên Ban kiểm soát – Ông Vũ Mạnh Tường
Thời gian làm việc của ngân hàng SCB
Thời gian làm việc của ngân hàng SCB.
Ngân hàng SCB làm việc theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 với 2 khung giờ cụ thể như sau:
Đối với đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống SCB:
Buổi sáng: Từ 8h00 – 12h00 (Từ thứ 2 đến thứ 7).
Buổi chiều: Từ 13h00 – 16h30 (Từ thứ 2 đến thứ 6).
Đối với SCB An Đông Plaza:
Buổi sáng: Từ 8h00 – 12h00 (Từ thứ 2 đến thứ 7).
Buổi chiều: Từ 13h00 – 17h30 (Từ thứ 2 đến thứ 6).
Ngân hàng SCB còn có thời gian giao dịch ngoài giờ:
Chiều thứ 7: Từ 13h00 – 17h30.
Sáng Chủ nhật: Từ 9h00 – 12h00.
Do đó khách hàng sẽ có thêm thời gian để giao dịch với ngân hàng SCB khi không có thời gian đi giao dịch vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Các chi nhánh của SCB cũng có thời gian làm việc cụ thể theo lịch trên. Qua đó, khi muốn thực hiện các giao dịch mở thẻ, vay tín chấp tại SCB,… khách hàng có thể đến tại quầy giao dịch gần nhất để thực hiện việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của ngân hàng SCB.
Số tổng đài, thông tin liên hệ của ngân hàng SCB
Tổng đài liên hệ: 1900 6538/1800 545438 (trong nước), +84 28 7300 6538/+84 28 7302 5999 (quốc tế).
Fax: (028) 39 225 888.
Địa chỉ trụ sở chính: 19 -25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hệ thống các Chi nhánh, PGD, ATM của ngân hàng SCB
Các chi nhánh của ngân hàng SCB trải rộng trên cả nước, với tổng cộng 239 Chi nhánh và phòng giao dịch. Một số khu vực có số lượng chi nhánh SCB nhiều nhất phải kể đến: Thành phố Hồ Chí Minh (114 Chi nhánh/PGD), Hà Nội (có 37 Chi nhánh/PGD), Đà Nẵng (có 11 Chi nhánh/PGD). Ngân hàng SCB đang tiếp tục không ngừng thêm mới và mở rộng thêm quy mô các Chi nhánh, để cập nhật về thông tin về hệ thống các chi nhánh, PGD, ATM một cách nhanh chóng, khách hàng có thể tra cứu trên internet. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Khách hàng truy cập vào trang web https://www.scb.com.vn/vie/mang-luoi của SCB để tra cứu chi nhánh.
Cách tìm hệ thống các Chi nhánh, PGD, ATM của ngân hàng SCB.
Bước 2: Khách hàng tiếp tục chọn các tỉnh, thành phố và quận huyện, chi nhánh đang muốn tìm. Kết quả các chi nhánh sẽ hiện ra một cách nhanh chóng.
Kết quả sẽ được hiển thị trong ô thông tin bên cạnh, bao gồm: Tên chi nhánh, địa chỉ, điện thoại và Fax. Khách hàng có thể nhấn vào “Xem chi tiết” để biết thời gian làm việc của chi nhánh, phòng giao dịch đó.
Cách tìm hệ thống các Chi nhánh, PGD, ATM của ngân hàng SCB.
Thẻ ngân hàng SCB rút được tiền ở cây ATM của ngân hàng nào?
Thẻ ATM của ngân hàng SCB có thể rút được tại cây ATM của tất cả các ngân hàng trong 3 liên minh thẻ Smartlink, Banknet và VNBC. Như vậy, đồng nghĩa với việc thẻ ATM từ ngân hàng của SCB có thể rút được tiền ở hầu hết tất cả các ngân hàng tại Việt Nam.
Khi thực hiện giao dịch tại các cây ATM thuộc ngân hàng có liên minh với ngân hàng phát hành thẻ của khách hàng, khách hàng sẽ được hỗ trợ nhiều chức năng như thông tin số dư, thanh toán hoá đơn, chuyển khoản, sao kê tài khoản,..
Thẻ ATM của ngân hàng SCB có thể rút được tại cây ATM của tất cả các ngân hàng trong 3 liên minh thẻ Smartlink, Banknet và VNBC.
Hiện nay, tại Việt Nam 3 liên minh thẻ chính Smartlink, VNBC và Banknet được chia ra như sau:
Smartlink và Banknet có khoảng 40 thành viên bao gồm các ngân hàng: Vietcombank, ACB, Techcombank, MBBank, Maritime Bank, BacA Bank, VIB, GP Bank, SCB, ABBank, HDBank, OCB, Tienphongbank, SHB, VPBank, Eximbank, SeaBank, Sacombank, VietAbank, NaviBank, Indovina bank, VIDPublicBank, Standard Charterd, Shinhan, BIDV, SouthernBank, Vietinbank, VRB, DongA Bank, MHBank, KienlongBank, Lienvietpostbank, Hongleong Bank, Baovietbank, Dai A Bank, OCeanbank, Viet Capital Bank, NCB, Habubank.
VNBC bao gồm các thành viên sau: MHB, Saigonbank, Indovina bank, DongA Bank, Dai A Bank, China unionpay, GP.Bank, PI Bank, MaiLinh Group, UOB.
Bài viết trên hy vọng mang lại nhiều thông tin bổ ích, giúp trả lời được câu hỏi ngân hàng SCB là gì? Ngân hàng SCB có uy tín không? Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SCB ra sao? Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), giúp cho việc giao dịch tại SCB diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Ngày 28/4, mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn tại TP Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 đối tượng về các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Đưa hối lộ” và “Môi giới hối lộ”.
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?