SCB là một trong những ngân hàng thương mại nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện ngân hàng SCB đang đứng vị trí thứ 9 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Vậy SCB là ngân hàng gì? Ngân hàng SCB uy tín không? Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SCB ra sao? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngân hàng này.
SCB là ngân hàng gì?
Ngân hàng SCB có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, viết tắt là SCB), là một trong những ngân hàng thương mại nổi tiếng tại Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? |
Ngân hàng SCB được ra đời vào ngày 26/12/2011 trên cơ sở hợp nhất tự nguyện từ 3 ngân hàng con: Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (Tin), đều có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 01/01/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã chính thức đi vào hoạt động.
Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam, đồng thời đây được xem như một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của ba ngân hàng. Đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự. Bằng sự kế thừa những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự nỗ lực và quyết tâm, đến nay ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản hơn 566.834 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 15.231 tỷ đồng tính 31/12/2019, chỉ xếp sau nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank.
Ước tính cho đến hiện tại, quy mô của SCB đã phát triển rộng khắp với 239 điểm giao dịch, phủ rộng ở 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.000 người.
Ý nghĩa Logo của ngân hàng SCB
Ý nghĩa Logo của ngân hàng SCB |
Phần hình khối:
Logo của ngân hàng SCB được thiết kế hình khối vuông được lồng trong hình tròn tượng trưng cho sự kết hợp, dung hoà giữa trời và đất (hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất).
Hình vuông như hình đồng tiền được thể hiện để thể hiện vai trò quan trọng không thể thiếu của ngân hàng trong xã hội. Sự tương quan đặc rỗng thể hiện cho sự bù trừ với 5 gạch tượng trưng cho âm dương ngũ hành và lý trí của con người, còn tạo ra đường nét chữ S (Sài Gòn) mềm mại và chữ Bank được lồng vào nhau chặt chẽ, thanh thoát.
Phần màu sắc:
Logo được thiết kế với 2 màu xanh và đỏ hoà hợp:
Phần chữ của logo:
Phần chữ của logo gồm tên viết tắt ngân hàng SCB và dòng chữ tên đầy đủ được đặt bên dưới “Ngân hàng Sài Gòn”, là lời khẳng định tên tuổi và vị trí của mình trên thị trường.
Qua đó có thể thấy logo của ngân hàng SCB mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, toát lên được ý chí vươn lên, sự nhiệt huyết phục vụ khách hàng tận tình và đáp ứng các dịch vụ xã hội cho khách hàng với việc minh bạch rõ ràng. Ngoài ra còn cho thấy tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn và sự đồng lòng cả tập thể, lãnh đạo, nhân viên cho sự phồn vinh của ngân hàng SCB.
Ngân hàng SCB có uy tín không?
Việc hợp nhất giữa 3 ngân hàng đã giúp SCB nâng quy mô tài sản, mạng lưới, nhân sự và gặt hái được nhiều thành tựu cho đến thời điểm hiện tại. Với lợi thế này, SCB nhanh chóng lọt vào Top 5 ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, còn một số giải thưởng đáng lưu ý mà ngân hàng này đã gặt hái được gồm:
Ngân hàng SCB có uy tín không? |
Ngân hàng SCB có an toàn không?
Khi gửi tiền vào bất kỳ một ngân hàng nào đó, khách hàng luôn đặt câu hỏi rằng liệu ngân hàng đó có an toàn không? Với những bằng chứng được nhắc đến ở phần trên đã cho thấy độ uy tín rất cao của ngân hàng SCB, cho nên khách hàng có thể an tâm về các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng SCB.
Độ an toàn của ngân hàng SCB được minh chứng qua các con số cụ thể, tính đến năm 2018, ngân hàng SCB đã sở hữu số vốn điều lệ lên đến trên 15.231 tỷ đồng, với tổng mức tài sản hơn 611.694 tỷ đồng (tính đến 30 tháng 9 năm 2020) và tiếp tục được bổ sung trong tương lai.
Ngân hàng SCB có an toàn không? |
Theo các số liệu thống kê mới nhất, tỷ lệ khách hàng lựa chọn ngân hàng SCB để gửi tiền đang ngày càng gia tăng. Cụ thể, trong đầu năm 2019, số lượng khách hàng gửi tiết kiệm tại SCB đã vượt 295 so với cùng kỳ năm trước, thu nhập lãi trên 4.500 tỷ đồng. Điều này xuất phát từ hướng đi đúng, cùng các chính sách ưu đãi và chương trình huy động vốn hấp dẫn.
Khi tham gia sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SCB khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:
Ngân hàng SCB cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nào?
Cũng tương tự với các ngân hàng khác trên thị trường, nhằm tăng sức cạnh tranh, ngân hàng SCB cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cá nhân đến cả doanh nghiệp, bao gồm:
Thẻ ngân hàng SCB |
Các sản phẩm dành cho Khách hàng doanh nghiệp:
Các sản phẩm dành cho Khách hàng cá nhân:
Dịch vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp:
Dịch vụ dành cho Khách hàng cá nhân:
Ngoài ra, ngân hàng SCB còn cung cấp nhiều sản phẩm liên kết khác như:
Lãi suất của ngân hàng SCB
Lãi suất ngân hàng SCB dành cho các khoản tiền gửi tại kỳ hạn 6 tháng là 5,7%/năm. Trong khi đó, kỳ hạn 7 tháng được ấn định lãi suất 6%/năm, 8 tháng là 6,1%/năm, 9 tháng là 6,2%/năm, 10 tháng là 6,3%/năm và kỳ hạn 11 tháng được quy định mức lãi suất là 6,4%/năm.
Những điều cần lưu ý khi gửi tiền tại ngân hàng SCB:
Hệ thống cơ cấu tổ chức của ngân hàng SCB
Hội đồng quản trị:
Chủ tịch HĐQT – Ông Bùi Anh Dũng
Ông Bùi Anh Dũng hiện đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ông có bằng cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và cử nhân ngoại ngữ - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.
Ông Bùi Anh Dũng đã có 31 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) như: Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc vùng 1 kiêm Giám đốc SCB Bến Thành, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối doanh nghiệp kiêm Giám đốc SCB Bến Thành, Phó Chủ tịch HĐQT.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT – Ông Nguyễn Văn Thanh Hải
Ông Nguyễn Văn Thanh Hải hiện đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ông có bằng cử nhân Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Văn Thanh Hải có 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Ông gia nhập Ngân hàng TMCP Sài Gòn từ năm 2003, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Phó phòng Tín dụng và Bảo lãnh, Phó Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh, Phó TGĐ phụ trách khối NHBL Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Phó Chủ tịch HĐQT – Ông Henry Sun Ka Ziang
Ông Henry Sun Ka Ziang hiện đang đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ông tốt nghiệp Đại học Monash Australia, bằng cử nhân Kinh tế (Kế toán), tốt nghiệp ngành Các Hệ thống kinh tế - Học viện Công nghệ Tây Úc (Western Australian Institute of Technology).
Ông Henry Sun Ka Ziang có 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính, ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như: Phó Chủ tịch thứ nhất Ngân hàng Bank of America Ltd (Châu Á), Giám đốc Tài chính Công ty Dickson Construction Int’l Ltd, Giám đốc điều hành Công ty SMELOAN Ltd, Công ty Egana International Technology Ltd, Thành viên HĐQT độc lập – không điều hành Công ty Zhongda International Holdings Ltd, Công ty Get Nice Holdings Ltd, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Noble Capital Group Ltd.
Thành viên HĐQT – Ông Đinh Văn Thanh
Thành viên HĐQT – Ông Võ Tấn Hoàng Văn
Thành viên HĐQT – Ông Nguyễn Tiến Thành
Thành viên HĐQT – Bà Nguyễn Phương Hồng
Ban điều hành:
Quyền Tổng Giám đốc – Ông Trương Khánh Hoàng
Phó Tổng Giám đốc – Ông Diệp Bảo Châu
Phó Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Ngọc Nhã Nam
Phó Tổng Giám đốc – Ông Vũ Đức Hưng
Phó Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Văn Hùng
Phó Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Cửu Tính
Phó Tổng Giám đốc – Bà Trần Thị Mỹ Dung
Phó Tổng Giám đốc – Ông Lại Quốc Tuấn
Giám đốc Khối Quản trị tài chính và Nguồn vốn – Bà Trịnh Thị Thanh
Giám đốc Khối Hỗ trợ kinh doanh – Ông Lê Văn Chánh
Giám đốc Khối Quản trị nội chính – Ông Trần Châu Tuấn
Quyền Giám đốc Khối Doanh nghiệp – Bà Đặng THị Bảo Châu
Giám đốc Khối Kinh doanh tiền tệ - Ông Phan Hữu Ý
Ban kiểm soát:
Trưởng Ban kiểm soát – Ông Lưu Quốc Thắng
Thành viên Ban kiểm soát – Ông Trần Chấn Nam
Thành viên Ban kiểm soát – Ông Vũ Mạnh Tường
Thời gian làm việc của ngân hàng SCB
Thời gian làm việc của ngân hàng SCB. |
Ngân hàng SCB làm việc theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 với 2 khung giờ cụ thể như sau:
Đối với đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống SCB:
Đối với SCB An Đông Plaza:
Ngân hàng SCB còn có thời gian giao dịch ngoài giờ:
Do đó khách hàng sẽ có thêm thời gian để giao dịch với ngân hàng SCB khi không có thời gian đi giao dịch vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Các chi nhánh của SCB cũng có thời gian làm việc cụ thể theo lịch trên. Qua đó, khi muốn thực hiện các giao dịch mở thẻ, vay tín chấp tại SCB,… khách hàng có thể đến tại quầy giao dịch gần nhất để thực hiện việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của ngân hàng SCB.
Số tổng đài, thông tin liên hệ của ngân hàng SCB
Hệ thống các Chi nhánh, PGD, ATM của ngân hàng SCB
Các chi nhánh của ngân hàng SCB trải rộng trên cả nước, với tổng cộng 239 Chi nhánh và phòng giao dịch. Một số khu vực có số lượng chi nhánh SCB nhiều nhất phải kể đến: Thành phố Hồ Chí Minh (114 Chi nhánh/PGD), Hà Nội (có 37 Chi nhánh/PGD), Đà Nẵng (có 11 Chi nhánh/PGD). Ngân hàng SCB đang tiếp tục không ngừng thêm mới và mở rộng thêm quy mô các Chi nhánh, để cập nhật về thông tin về hệ thống các chi nhánh, PGD, ATM một cách nhanh chóng, khách hàng có thể tra cứu trên internet. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Khách hàng truy cập vào trang web https://www.scb.com.vn/vie/mang-luoi của SCB để tra cứu chi nhánh.
Cách tìm hệ thống các Chi nhánh, PGD, ATM của ngân hàng SCB. |
Bước 2: Khách hàng tiếp tục chọn các tỉnh, thành phố và quận huyện, chi nhánh đang muốn tìm. Kết quả các chi nhánh sẽ hiện ra một cách nhanh chóng.
Kết quả sẽ được hiển thị trong ô thông tin bên cạnh, bao gồm: Tên chi nhánh, địa chỉ, điện thoại và Fax. Khách hàng có thể nhấn vào “Xem chi tiết” để biết thời gian làm việc của chi nhánh, phòng giao dịch đó.
Cách tìm hệ thống các Chi nhánh, PGD, ATM của ngân hàng SCB. |
Thẻ ngân hàng SCB rút được tiền ở cây ATM của ngân hàng nào?
Thẻ ATM của ngân hàng SCB có thể rút được tại cây ATM của tất cả các ngân hàng trong 3 liên minh thẻ Smartlink, Banknet và VNBC. Như vậy, đồng nghĩa với việc thẻ ATM từ ngân hàng của SCB có thể rút được tiền ở hầu hết tất cả các ngân hàng tại Việt Nam.
Khi thực hiện giao dịch tại các cây ATM thuộc ngân hàng có liên minh với ngân hàng phát hành thẻ của khách hàng, khách hàng sẽ được hỗ trợ nhiều chức năng như thông tin số dư, thanh toán hoá đơn, chuyển khoản, sao kê tài khoản,..
Thẻ ATM của ngân hàng SCB có thể rút được tại cây ATM của tất cả các ngân hàng trong 3 liên minh thẻ Smartlink, Banknet và VNBC. |
Hiện nay, tại Việt Nam 3 liên minh thẻ chính Smartlink, VNBC và Banknet được chia ra như sau:
Smartlink và Banknet có khoảng 40 thành viên bao gồm các ngân hàng: Vietcombank, ACB, Techcombank, MBBank, Maritime Bank, BacA Bank, VIB, GP Bank, SCB, ABBank, HDBank, OCB, Tienphongbank, SHB, VPBank, Eximbank, SeaBank, Sacombank, VietAbank, NaviBank, Indovina bank, VIDPublicBank, Standard Charterd, Shinhan, BIDV, SouthernBank, Vietinbank, VRB, DongA Bank, MHBank, KienlongBank, Lienvietpostbank, Hongleong Bank, Baovietbank, Dai A Bank, OCeanbank, Viet Capital Bank, NCB, Habubank.
VNBC bao gồm các thành viên sau: MHB, Saigonbank, Indovina bank, DongA Bank, Dai A Bank, China unionpay, GP.Bank, PI Bank, MaiLinh Group, UOB.
Bài viết trên hy vọng mang lại nhiều thông tin bổ ích, giúp trả lời được câu hỏi ngân hàng SCB là gì? Ngân hàng SCB có uy tín không? Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SCB ra sao? Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), giúp cho việc giao dịch tại SCB diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
© thitruongbiz.vn