VN-Index đã vượt mốc 1.300 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 13/6/2024. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô và dòng tiền để có chiến lược giao dịch phù hợp trên thị trường chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 7,8 điểm, lên mốc 1.304,5 điểm, chính thức vượt ngưỡng 1.300 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 13/6/2024. Đây cũng là mức cao nhất trong 32 tháng, phản ánh sức bật mạnh mẽ của thị trường sau thời gian dài đối mặt với vùng kháng cự từ tháng 6/2022.
Ở sàn HNX-Index tăng 0,9 điểm, lên 238,4 điểm; Upcom giảm 0,4 điểm, còn 100,2 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận tổng cộng 419 mã tăng (gồm 40 mã tăng trần), 802 mã giữ tham chiếu, 388 mã giảm (gồm 15 mã giảm sàn). Riêng rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 đóng góp 21 mã tăng, 3 mã đứng giá và 6 mã điều chỉnh.
Xét theo nhóm ngành, tiêu dùng thiết yếu nổi bật với mức tăng 0,86%, chủ yếu nhờ VNM (+3,91%) và SAB (+1,16%). Ngành tài chính và tiện ích theo sau với mức tăng lần lượt 0,74% và 0,45%. Ngược lại, ngành viễn thông chịu áp lực mạnh nhất, giảm 3,19%, với VGI (-4,05%) và CTR (-1,99%) là những cái tên đáng chú ý. Nhóm cổ phiếu thép cũng gây ấn tượng sau thông tin áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ. HPG tăng 4,73%, đóng góp gần 2 điểm cho VN-Index, trong khi HSG (+1,99%) và NKG (+2,49%) cũng ghi nhận mức tăng đáng kể.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán, thường được xem là “hoa tiêu” của thị trường, bùng nổ khi VN-Index vượt mốc quan trọng. BSI tăng kịch trần, FTS (+6,64%), CTS (+4,55%) và nhiều mã khác như SSI, HCM, MBS đều tăng trên 2%. Cổ phiếu ngân hàng nghiêng về sắc xanh với SHB (+1,36%), HDB (+1,74%), trong khi nhóm bất động sản phân hóa rõ rệt: SZC (+1,25%), DXG (+1,32%) tăng khá, nhưng NVL (-1,48%) và VHM lại giảm điểm. Riêng nhóm đầu tư công chịu áp lực chốt lời, với CII (-4,84%) và LCG (-1,37%) quay đầu giảm.
Thanh khoản thị trường đạt 23.300 tỷ đồng, trong đó sàn HOSE ghi nhận 21.100 tỷ đồng, phần lớn đến từ nhóm VN30. Diễn biến này cho thấy tâm lý nhà đầu tư dần chuyển sang tích cực khi VN-Index vượt ngưỡng 1.300 điểm. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn bán ròng 304 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào FPT (270 tỷ đồng) và HPG (151,89 tỷ đồng), dù trên HNX họ mua ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng.
Theo CTCK Asean kỳ vọng đà phục hồi sẽ tiếp diễn nếu dòng tiền tiếp tục tập trung mạnh vào các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán và thép. Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu khi nguy cơ ”bulltrap” có thể xảy ra, đặc biệt nếu VN-Index mất mốc 1.300 điểm trong phiên tới khi bối cảnh vĩ mô còn nhiều yếu tố bất lợi.
Các chuyên gia nhận định nếu VN Index giữ vững trên mốc 1.300 điểm, xu hướng tăng trưởng có thể tiếp tục trong những phiên tới. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô và dòng tiền để có chiến lược giao dịch phù hợp trên thị trường chứng khoán.
VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Áp lực chốt lời có hiệu tăng khi VN-Index tiệm cận mốc tâm lý 1.300 điểm khiến đà tăng bị thu hẹp khi kết phiên. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc khai thác cơ hội mua ngắn hạn các cổ phiếu có diễn biến khởi sắc, đồng thời chốt lời những cổ phiếu đã tăng nhanh đến vùng cản
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh cũng giúp tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup phình to. Theo cập nhật từ Forbes Việt Nam, tính tới 14 giờ 30 phút, tài sản ông Vượng đạt 5,6 tỷ USD, tăng 252 triệu USD (tăng 4,73%) và đứng thứ 613 trên toàn thế giới. Cùng ngày thông tin niêm yết cổ phiếu Vinpearl được kỳ vọng sẽ tạo ra thêm động lực tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu này trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 1, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng 9,48 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9,4% dân số, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.
Một trong những nội dung trọng tâm tại đại hội cổ đông 2025 của Công ty Đầu tư Cao su Đắk Lắk chính là đề xuất chính thức niêm yết cổ phiếu DRI trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2024, Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) đã chi tổng cộng gần 163 tỷ đồng để trả thù lao cho các thành viên quản lý chủ chốt. Trong đó, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan năm nay là 21,8 tỷ đồng, tức trung bình hơn 1,8 tỷ đồng/tháng.
Hai tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước…
Giá vàng liên tục được điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày 6/3, hiện giá vàng miếng có đỉnh trên ngưỡng 93 triệu đồng/lượng, chuyên gia dự báo giá vàng có thể đạt đỉnh lịch sử 100 triệu đồng/lượng.
Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong tháng 02/2025, HNX đã tổ chức 16 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 29.129 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo sẽ giúp các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam có thể giao dịch, đầu tư, mua bán, dưới sự cho phép và quản lý của Nhà nước.
Mối lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu đã quay trở lại với các thị trường tài chính toàn cầu khi dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu và căng thẳng thương mại gia tăng làm suy giảm niềm tin tiêu dùng, hoạt động kinh doanh.
Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mức mua vào 90,7 triệu đồng/lượng và bán ra 92,7 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn được giao dịch quanh ngưỡng 92,6 triệu đồng/lượng.
Cổ phiếu TCB đóng vai trò kéo VN-Index phục hồi với gần 2,5 điểm tích cực. Đáng chú ý, ái nữ nhà tỷ phú Hồ Hùng Anh là Hồ Thuỷ Anh (SN 2001) đang trực tiếp nắm giữ 344,67 triệu cổ phiếu TCB (tỷ lệ 4,88%), có tài sản ước tính gần 10.000 tỷ đồng. Con số này đưa “ái nữ” nhà tỷ phú áp sát top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam .
Thị trường chứng khoán ngày 4/3 diễn ra với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước các thông tin tài chính. Song VN-Index vẫn giữ sắc xanh, hơn 1 tỷ USD vừa đổ vào chứng khoán.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã ký Quyết định số 686/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?