Sản xuất theo đơn đặt hàng
Make to Order/ Made to Order/ Mass Customization - MTO
Hình minh họa
Sản xuất theo đơn đặt hàng
Khái niệm
Sản xuất theo đơn đặt hàng trong tiếng Anh là Make to Order hoặc Made to Order, hay còn được gọi là Mass Customization, viết tắt là MTO.
Sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO) là một chiến lược sản xuất kinh doanh cho phép người tiêu dùng mua những sản phẩm được tùy chỉnh theo thông số kĩ thuật mà họ mong muốn. Trong qui trình sản xuất này, việc sản xuất một mặt hàng chỉ bắt đầu được tiến hành sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.
Loại chiến lược sản xuất này được gọi là hoạt động chuỗi cung ứng kiểu kéo (pull-type supply chain operation) vì sản phẩm chỉ được chế tạo khi đã xác định được chắc chắn cầu của khách hàng.
Mô hình sản xuất kiểu kéo được sử dụng bởi ngành lắp ráp trong đó chỉ có số lượng sản phẩm cần sản xuất tùy theo mỗi đặc điểm kĩ thuật chỉ là một hoặc vài ba sản phẩm; ví dụ như sản phẩm trong các ngành công nghiệp chuyên ngành như xây dựng, sản xuất máy bay; tàu thủy, v.v...
MTO cũng thích hợp cho các sản phẩm có cấu hình cao như máy chủ máy tính, ô tô, xe đạp chuyên dụng hoặc các sản phẩm cần nhiều chi phí lưu trữ, bảo quản.
Cách thực hiện chiến lược MTO
Thực hiện chiến lược MTO nghĩa là công ty chỉ sản xuất sản phẩm cuối cùng khi khách hàng đặt hàng, tạo ra thời gian chờ đợi cho đến khi khách hàng nhận được sản phẩm, nhưng cho phép tùy chỉnh linh hoạt hơn so với mua trực tiếp từ các nhà bán lẻ.
Để quản lí hàng tồn kho và gia tăng khả năng tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, một số công ty đã áp dụng hệ thống MTO. Chiến lược MTO giải quyết các vấn đề về hàng tồn kho dư thừa thường thấy với chiến lược sản xuất truyền thống make to stock (tạm dịch: sản xuất để tồn kho).
Dell là một ví dụ về một doanh nghiệp sử dụng chiến lược sản xuất MTO, cho phép khách hàng có thể đặt hàng và lựa chọn thông số máy tính trực tuyến; và nhận được máy tính của mình sau vài tuần.
Ưu điểm chính của hệ thống MTO là khả năng thực hiện đơn hàng với thông số kĩ thuật của sản phẩm chính xác theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, hàng tồn kho thành phẩm cũng giảm; công ty quản lí được hàng tồn kho lỗi thời và tránh được việc phải giảm giá sản phẩm không bán chạy.
Tuy nhiên, để vận dụng hệ thống MTO thành công thì cần phải kết hợp với việc chủ động quản lí cầu sản phẩm. Ngoài ra hệ thống MTO cũng không phù hợp với mọi loại sản phẩm.
Hạn chế của MTO
Hai nhược điểm chính của MTO là tính kịp thời và chi phí tùy biến. Nếu các sản phẩm đã được hoàn thiện sẵn như trong hệ thống sản xuất để tồn kho, thì khách hàng không cần đợi cho đến khi sản phẩm được sản xuất, lắp ráp và giao đến nhà.
Chi phí cũng là một yếu tố cần quan tâm. Các sản phẩm làm sẵn và có sẵn thì đều có thông số kĩ thuật giống nhau và do đó chi phí sản xuất được giảm xuống nhờ lợi thế kinh tế nhờ qui mô. MTO thường sẽ đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng vì nó liên quan đến việc tùy chỉnh các bộ phận và hoàn thiện sản phẩm.
(Theo investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?