Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã chứng khoán SAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, ghi nhận lãi ròng hơn 1,248 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ, mức cao nhất trong 7 quý qua kể từ quý IV/2022.
Thoe đó, SAB ghi nhận doanh thu thuần quý II/2024, đạt 8.086 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, mặt hàng bia chiếm gần 90% nguồn thu, phần còn lại là doanh thu bán nguyên vật liệu, nước giải khát, rượu và cồn.
Biên lợi nhuận gộp đạt 30,1%, tăng không đáng kể so với mức gần 30% của quý II năm ngoái.
Sabeco cho hay việc thực thi nghiêm ngặt Nghị định 100 và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tiếp tục tác động đến đà tiêu dùng. Điều này dẫn đến doanh thu quý II thấp hơn mặc dù có tác động tích cực của việc tăng giá.
Trong kỳ, hoạt động tài chính cũng diễn biến tiêu cực chỉ mang về hơn 266 tỷ đồng doanh thu, giảm 25% so với cùng kỳ, do giảm thu nhập từ lãi tiền gửi.
Tại ngày 30/06/2024, Công ty có gần 23.4 nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng, tăng thêm 542 tỷ đồng so với đầu năm.
Chưa hết, phần lãi từ các công ty liên doanh liên kết thấp hơn 64% so với cùng kỳ về dưới 28 tỷ đồng.
Dù vậy, Công ty tiết giảm đáng kể các chi phí bán hàng và chi phí quản lý, góp phần cải thiện vào bức tranh lợi nhuận chung. Kết quả, Sabeco lãi ròng hơn 1,248 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ, mức cao nhất trong 7 quý qua kể từ quý IV/2022.
Luỹ kế 6 tháng, Sabeco đạt 15.270 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng 2.246 tỷ; tăng lần lượt 5% và gần 6% so với nửa đầu năm ngoái trong bối cảnh nền kinh tế được cải thiện.
Trong cơ cấu chi phí bán hàng nửa đầu năm, khoản chi phí quảng cáo và khuyến mãi chiếm tỷ trọng lớn nhất ghi nhận sụt 16% so với cùng kỳ còn 1.031 tỷ, cũng là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng.
Theo Sabeco, ngành bia Việt Nam vốn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cũng như tác động từ một số cơ chế chính sách liên quan.
Việc người dân thắt chặt chi tiêu, thị hiếu và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn đối với thiết kế bao bì, chất lượng... cũng là một áp lực đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chi mạnh trong các chiến dịch quảng cáo và khuyến mại để tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh tiêu thụ.
Thực tế, trong nửa đầu năm, hãng đã chi hơn 1.000 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo và khuyến mãi.
Ban lãnh đạo Sabeco cho rằng Nghị định 100 sẽ tiếp tục là một rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành bia năm nay. Bên cạnh đó, các yếu tố như chi phí sản xuất kinh doanh (bao bì, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển) vẫn ở mức cao, biến động bất thường và dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
Khó khăn trước mắt song Sabeco vẫn đánh giá năm 2024 sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội cho ngành bia nhờ lợi thế dân số vàng, thu nhập tăng mạnh, tiềm năng lớn của phân khúc bia không cồn và thị trường xuất khẩu.
Kết quả tích cực trong quý II của Sabeco đã được dự báo trước. Theo các chuyên gia phân tích tại Chứng khoán SSI, lợi nhuận của Sabeco sẽ tăng trưởng 2 chữ số sau khi nhu cầu tiêu thụ tăng lên nhờ các giải thể thao lớn như Euro hay Olympic 2024. Dẫu vậy, SSI vẫn duy trì quan điểm thận trọng với triển vọng của Sabeco trước thách thức của thị trường hiện nay.
Năm 2024, Sabeco đặt mục tiêu doanh thu thuần 34.397 tỷ đồng, lãi sau thuế 4.580 tỷ; tăng lần lượt gần 13% và 8% so với năm 2023. Như vậy, sau nửa năm, hãng bia này đã thực hiện được 44% chỉ tiêu doanh thu và 51% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
UBCKNN vừa chấp thuận cho DIC Corp chào bán 200 triệu cổ phiếu DIG cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động về 3.000 tỷ đồng.
Vinaconex ITC sẽ vay Vinaconex tối đa 300 tỷ đồng với thời hạn 12 tháng kể từ ngày giải ngân, lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất cho vay trên thị trường. Mục đích vay vốn nhằm thực hiện dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá, Cát Bà, Hải Phòng, được đảm bảo bằng "nguồn thu từ việc kinh doanh, bán hàng" tại dự án này.
Ngày 12/12, CTCP Vận tải và Thương mại Hàng không T&T (T&T Airlines), Công ty TNHH Siêu cảng và Trung tâm Logistics quốc tế T&T (T&T SuperPort), CTCP Quản lý Quỹ BVIM và CTCP Tập đoàn Vietravel đã ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Vietravel Airlines.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (HoSE: mã chứng khoán CKG) do các vi phạm về công bố thông tin (CBTT).
HĐQT Tập đoàn KIDO (HoSE: mã chứng khoán KDC) vừa ra quyết định triệu tập đại hội cổ đông bất thường để lấy ý kiến về vấn đề nhãn hiệu kem Celano, Merino.
Theo kế hoạch đưa ra cuối tháng 11, Vinpearl sẽ chào bán hơn 70 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1.000:40.673 cho cổ đông hiện hữu với giá 71.350 đồng/cp. Nếu thực hiện thương vụ thành công, vốn điều lệ của Vinpearl sẽ tăng lên 17.933 tỷ đồng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của CTCP Regal Group – công ty con của Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG).
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin Cục Quản lý thị trường Nhà nước đã mở cuộc điều tra về những hành vi gần đây cũng như thương vụ thâu tóm Mellanox Technologies của Nvidia vào hôm 9/12.
Ngày 25/12/2024 tới đây, Coteccons sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.000 đồng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024 có 4.241 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho BIDV tăng vốn điều lệ thêm 11.971 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến sẽ tăng từ 57.004 tỷ đồng lên 68.975 tỷ đồng.
CTCP Masan High-Tech Materials (Mã chứng khoán MSR) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc bổ nhiệm ông Ashley James McAleese vào vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2029.
Ngay sau khi được Quốc hội thông qua phương án tháo gỡ khó khăn, HĐQT Vietnam Airlines nhất trí thông qua thời gian tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 vào ngày 21/1/2025. Ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội là 26/12.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?