Sáng 19/2, với 455/459 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 95,2% số đại biểu tham dự, Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã cho ý kiến tại tổ và hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (sau đây gọi là Dự án).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý và giải trình ý kiến của các vị ĐBQH, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án.
Nhiều ý kiến nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần tính toán kỹ lưỡng việc đầu tư Dự án, khi hành lang kinh tế này đã được đầu tư tuyến đường bộ cao tốc và sân bay, đường sắt hiện hữu.
UBTVQH thống nhất với nhiều ý kiến ĐBQH về sự cần thiết đầu tư Dự án.
Theo ông Lê Quang Tùng, Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư, các yếu tố, điều kiện để triển khai Dự án. Đồng thời, trong quá trình lập quy hoạch và dự báo nhu cầu vận tải của Dự án đã xem xét đầy đủ các phương thức vận tải trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Mỗi phương thức sẽ có vai trò, lợi thế khác nhau, trong đó vận tải hàng hóa do đường bộ đảm nhận ở cự ly ngắn, đường sắt ở cự ly trung bình và dài đối với một số hàng hóa; đường thủy nội địa đảm nhận một phần trên đoạn Phú Thọ - Hải Phòng chủ yếu với các mặt hàng than, đá, cát và một phần hàng container; vận tải hành khách do đường bộ đảm nhận chủ yếu, đường sắt đảm nhận một phần nhỏ. Vì vậy, việc đầu tư tuyến đường sắt mới bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận tải, tái cơ cấu thị phần vận tải, giảm chi phí logistics, bảo đảm phát triển bền vững.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, các tính toán tại bước nghiên cứu tiền khả thi mới chỉ mang tính sơ bộ, do đó đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi Dự án, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên tiếp tục tính toán cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố, rủi ro để có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của Dự án.
Về phạm vi, quy mô đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ, có ý kiến đề nghị rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hướng tuyến tối ưu, bảo đảm việc kết nối của Dự án với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông khác, giảm thiểu tác động tiêu cực do thu hồi đất phục vụ cho Dự án. Đồng thời, cân nhắc việc kết nối các ga khi tuyến đường sắt chạy song song với cao tốc, bảo đảm liên kết giao thông địa phương.
UBTVQH cho rằng, hướng tuyến của Dự án được Chính phủ nghiên cứu theo nguyên tắc ngắn nhất, thẳng nhất có thể và đã được sự thống nhất của các địa phương có Dự án đi qua. Một số đoạn tuyến đi cùng hành lang với các tuyến đường bộ cao tốc (Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng), được nghiên cứu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đủ mặt bằng để bố trí ga, đồng thời hạn chế tối đa diện tích đất xen kẹp giữa đường sắt và đường bộ. Phương án tuyến thiết kế sơ bộ mặt bằng các ga đã bố trí các tuyến đường bộ kết nối với mạng lưới đường bộ của địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các bước tiếp theo, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, cập nhật các phương án kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông liên quan để bảo đảm hiệu quả cho Dự án.
Phấn đấu hoàn thành Dự án chậm nhất vào năm 2030
Về sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn, có ý kiến đề nghị làm rõ suất đầu tư Dự án và so sánh với tuyến đường sắt Viêng Chăn - Boten.
UBTVQH cho rằng, theo báo cáo Chính phủ, sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo quy định của pháp luật về xây dựng. Suất đầu tư công bố hiện nay của các nước được tính cho phần xây dựng và thiết bị, không tính chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các chi phí có tính chất đặc thù khác (chi phí cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, chi phí cải tạo khổ 1.000 mm khu vực ga Lào cai, chi phí đường 1.000 mm đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội). So sánh với suất đầu tư tuyến đường sắt Viêng Chăn - Boten dài 418 km có chi phí đầu tư 5,96 tỷ USD, suất đầu tư quy đổi 16,77 triệu USD/km.
Theo đó, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với suất đầu tư khoảng 15,96 triệu USD/km, tương đồng với suất đầu tư một số dự án tham khảo trong khu vực.
Bên cạnh đó. việc so sánh suất đầu tư giữa các dự án chỉ mang tính tham khảo do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm triển khai, công nghệ, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng, khả năng nội địa hóa.
Về tiến độ thực hiện Dự án, một số ý kiến đề nghị làm rõ thời điểm hoàn thành Dự án; xác định rõ thời gian thực hiện đầu tư hoàn thiện tuyến đường sắt theo quy mô đường đôi.
UBTVQ xin tiếp thu ý kiến ĐBQH, tại dự thảo Nghị quyết đã quy định phấn đấu hoàn thành Dự án chậm nhất vào năm 2030. Đối với việc đầu tư hoàn thiện tuyến đường sắt theo quy mô đường đôi sẽ được nghiên cứu, đầu tư khi có nhu cầu vận tải tăng cao.
Không quy định nội dung miễn, giảm nhẹ trách nhiệm
Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư Dự án, nhiều ý kiến không tán thành với quy định tại khoản 19 Điều 3 dự thảo Nghị quyết về việc miễn, giảm nhẹ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi xảy ra tác động tiêu cực, lợi ích nhóm, và lãng phí do sẽ phá vỡ các nguyên tắc, quy định của pháp luật và không thống nhất, công bằng đối với các cán bộ, công chức thực hiện các dự án tương tự. Có ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ, tuy nhiên cần quy định cụ thể các trường hợp áp dụng.
UBTVQH thống nhất với nhiều ý kiến ĐBQH. Đối với trường hợp cần có quy định này để bảo vệ cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng để có quy định mang tính phổ quát chung và báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định. Do đó, xin không quy định nội dung này tại dự thảo Nghị quyết.
Ngoài ra, các ý kiến góp ý cụ thể đã được UBTVQH giải trình, tiếp thu tại Báo cáo đầy đủ. Đồng thời, UBTVQH đã chỉ đạo tiếp thu các ý kiến góp ý, rà soát, hoàn thiện và chỉnh lý về kỹ thuật văn bản của Nghị quyết cho phù hợp.
UBND TP Hải Phòng đề xuất đóng góp 10.960 tỷ đồng vào nguồn vốn Dự án Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng để thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn; xây tuyến nhánh Nam Hải Phòng-Nam Đồ Sơn.
TP HCM sẽ xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại khu vực 11 lô đất với diện tích hơn 9ha thuộc khu chức năng số 1, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
UBND TP Hà Nội thống nhất nghiên cứu phương án kiến trúc theo hướng sẽ di dời 11 trụ sở cơ quan bên Hồ Gươm để nghiên cứu xây khu quảng trường - công viên đặc biệt.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 563/QĐ-TTg (ngày 10/3/2025) chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây 500kV Hải Phòng – Thái Bình.
TP Hà Nội xem xét phương án Quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, tái thiết, xây dựng lại 3 khu chung cư cũ Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh (quận Ba Đình) và phụ cận..
Mặt bằng giá căn hộ chung cư liên tục tăng cao và thiết lập mặt bằng mới khiến giá thuê căn hộ cũng có xu hướng “leo thang”, với mức tăng trung bình từ 10-20% trong năm 2024. Ở khu vực trung tâm thành phố, gần như “vắng bóng” các căn hộ chung cư có giá thuê dưới 10 triệu đồng mỗi tháng.
Dự án đường bộ cao tốc Bến Lức-Long Thành được Bộ Xây dựng đánh giá hoàn thành 55km trên tổng số gần 58km vào cuối năm nay, nhằm hiện thực hóa mục tiêu 3.000km năm 2025.
Ngày 9/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có Văn bản số 2921/UBND-VP gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất phương án xây dựng tuyến cao tốc kết nối từ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đến Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Bộ Tài chính đề xuất quy định mới về giá đất được trừ khi tính thuế giá trị gia tăng (VAT) trong kinh doanh bất động sản, bao gồm 7 trường hợp giá đất được trừ để xác định thuế.
Dự án nhà ở xã hội Hòa Phú (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) rộng gần 27ha với hơn 3.300 căn, được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội an cư cho nhiều công nhân, người lao động...
Ba thửa đất tại Sóc Sơn (Hà Nội) từng được trả giá 30 tỷ đồng/m2, gồm các lô A12, A13, C6 nay chỉ có giá trúng lần lượt là 47,9 triệu đồng/m2; 47,6 triệu đồng/m2 và 32,2 triệu đồng/m2.
Sở Xây dựng vừa có công văn báo cáo UBND TP HCM các nội dung cần xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy phục vụ công tác lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (gọi tắt là quy hoạch chung).
THACO của tỷ phú Trần Bá Dương muốn đẩy nhanh tiến độ khu công nghiệp (KCN) 26.000 tỷ tại Bình Dương, sẽ khởi công vào tháng 9. Dự án có tổng diện tích khoảng 786ha và sẽ tạo thêm việc làm cho hơn 32.000 lao động.
HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 21 về việc thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000, Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La (hồ Dầu Tiếng, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương).
Chiều nay, 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đại diện các doanh nghiệp bất động sản đã "hiến kế" một loạt giải pháp và cam kết trong việc phát triển loại hình nhà ở này.
UBND tỉnh Nam Định vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long (VSIP Nam Định) giai đoạn 1.
Mới đây, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam cho biết sẽ khởi động quá trình hồi sinh dự án toà tháp nghìn tỷ bị bỏ hoang 10 năm tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã kiến nghị 10 giải pháp phát triển nhà ở xã hội
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?