UBND TP Hải Phòng đề xuất đóng góp 10.960 tỷ đồng vào nguồn vốn Dự án Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng để thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn; xây tuyến nhánh Nam Hải Phòng-Nam Đồ Sơn.
Theo Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố thông qua việc đóng góp kinh phí từ nguồn vốn ngân sách thành phố để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng (đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng), để đồng bộ với các nội dung quy hoạch trong Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiến độ đầu tư xây dựng khu bến cảng Nam Đồ Sơn và Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng (đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 4/12/2024), UBND Thành phố đã đề xuất về việc Hải Phòng đóng góp với tổng kinh phí khoảng 10.960 tỷ đồng vào nguồn vốn Dự án để thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố (cả 2 giai đoạn) và xây dựng tuyến nhánh Nam Hải Phòng-Nam Đồ Sơn trước năm 2030, chiều dài 12,63km.
Hải Phòng nhận định việc triển khai Dự án có ý nghĩa tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố, góp phần từng bước phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, qua đó tạo được hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững đúng như mục tiêu Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Hải Phòng đánh giá Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa trên hành lang Đông Tây, là cửa ngõ giao thương với thế giới qua các cảng biển lớn khu vực Hải Phòng, cũng như kết nối liên vận quốc tế về giao thông đường sắt tại cửa khẩu Lào Cai.
Được đánh giá có hướng tuyến tối ưu, Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng chạy dọc theo sông Hồng và đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, rất thuận lợi cho kết nối đường bộ và đường sắt. Việc phát triển giao thông vận tải đường sắt trên hành lang kinh tế Đông Tây "Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng" không chỉ thúc đẩy kinh tế mậu dịch qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn hình thành tuyến thông đạo bằng đường sắt liên kết Đông Á-Trung Á-châu Âu; tạo không gian phát triển mới, đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... tại các địa phương dọc hành lang tuyến.
Với tỉnh Lào Cai, Dự án mang lại những lợi ích to lớn và tạo ra những cơ hội phát triển vượt bậc cho tỉnh, góp phần rất lớn xây dựng tỉnh thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam-Trung Quốc; tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia vào quá trình xây dựng, cung cấp vật liệu, dịch vụ logistics.
Các doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm chi phí vận chuyển, mở rộng thị trường tiêu thụ. Người dân địa phương sẽ có cơ hội được đi lại, giao thương thuận lợi hơn, tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn. Dự án cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm, giúp người dân tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Đối với tỉnh Yên Bái, địa phương mà tuyến đường sắt sẽ chạy qua gần 77km với 2 ga trung gian hành khách và hàng hóa tập trung là An Thịnh và Yên Bái; có 3 ga kỹ thuật là Châu Quế Thượng, Đông An và Y Can, dự án sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối các khu, cụm công nghiệp và các huyện phía tây của tỉnh với bên ngoài; đồng thời tạo bước đột phá trong phát triển hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh, tăng cường kết nối giao thông, giảm chi phí logistics hàng hóa; tăng thêm lợi thế thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế của các địa phương vùng miền núi phía tây của Yên Bái./.
Tại buổi làm việc ngày 8/2 tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Tập đoàn Thaco tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất toa tàu, đầu máy cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trị giá 67 tỷ USD.
Công ty có trụ sở tại Đan Mạch đầu tư 52 triệu USD làm nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm may mặc chất lượng cao, kho bãi và trung tâm kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu tại Bình Định.
Ngày 10/4, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức hội nghị công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, tỷ lệ 1/500.
Tiếp nối thành công của Sự kiện Showday 1 được tổ chức trong tháng 3, Đất Xanh Miền Bắc tiếp tục khuấy động thị trường với sự kiện Showday Nam tiến đầu tư bất động sản dòng tiền số 2 chuyên sâu hơn vào từng thị trường tiềm năng. Sự kiện được tổ chức vào sáng Chủ nhật, ngày 13/4/2025 tại Khách sạn Grand Plaza, Trần Duy Hưng, Hà Nội. Đây cũng là sự kiện được đông đảo khách hàng quan tâm và mong chờ, mong muốn tìm kiếm các dự án tại miền Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.
30 tòa chung cư cũ khu tập thể Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội) hiện cao 5 tầng sẽ được tái thiết bằng 1 tòa nhà 45 tầng và 1 tòa nhà 25 tầng. Với việc tầng một áp dụng hệ số K=2, tầng 2 trở lên là 1,5 thì trung bình mỗi hộ sẽ được đền bù khoảng 70m2 sau tái thiết.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại các toà OXH2, OXH3 thuộc dự án nhà ở xã hội Kiến Hưng, quận Hà Đông đến hết ngày 9/5/2025.
Bộ Xây dựng đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận chủ trương bố trí nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024 để đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai.
Trong số 35 thửa đất được đưa ra đấu giá ở xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai), thửa có giá trúng cao nhất là 119,301 triệu đồng/m2 và thấp nhất 35,301 triệu đồng/m2.
Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị mở đợt đấu giá đầu tiên trong năm 2025 cho 12 lô đất đắc địa, chủ yếu tại TP Thanh Hóa. Đợt đấu giá này dự kiến mang về gần 1.000 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương, đặc biệt là thị trường bất động sản.
UBND TP. Hà Nội vừa có công văn số 1250/UBND – ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi) trên địa bàn TP Hà Nội.
UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định 1277 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 5918 ngày 4/12/2014 của UBND TP HCM về việc cho Công ty TNHH Một thành viên Thảo Cầm viên Sài Gòn (TCV) thuê đất tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1.
Thanh tra Chính phủ vừa công khai kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng (giai đoạn 2015 - 2022). Đặc biệt, kết luận thanh tra này đã chỉ ra việc Bộ Xây dựng có dấu hiệu "ưu ái" nhiều dự án lớn tại Nha Trang, Bắc Ninh, TP HCM và Vũng Tàu... trong thẩm định, cấp phép, điều chỉnh quy hoạch.
UBND TP giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên , với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 15.000 tỷ đồng, thực hiện năm 2025 - 2027. Tổng chiều dài khoảng 5,15km.
Dự kiến, trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?