Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC Doãn Hữu Đoàn đã đệ đơn từ nhiệm lên đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị (HĐQT) đề nghị thôi giữ các chức vụ phó chủ tịch HĐQT và người phụ trách quản trị.
ng Doãn Hữu Đoàn đã đệ trình đơn từ nhiệm lên Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Tập đoàn FLC và Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty, trong đó đề nghị thôi giữ các chức vụ Phó chủ tịch FLC và Người phụ trách quản trị công ty.
Theo đơn từ nhiệm thì lý do từ nhiệm được ông Doãn Hữu Đoàn đưa ra là vì công việc cá nhân. Nếu đơn từ nhiệm được thông qua, ông Doãn Hữu Đoàn sẽ không còn tham gia vào bất cứ hoạt động điều hành, quản trị nào tại Tập đoàn FLC.
Được biết, ông Doãn Hữu Đoàn chính thức tham gia vào Hội đồng quản trị (HĐQT) FLC từ ngày 2/7/2022, sau kỳ họp đại hội cổ đông bất thường, bên cạnh ông Lê Bá Nguyên và ông Lê Thái Sâm. Sau đó hơn 1 tháng, ông tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT và trở thành Người phụ trách quản trị kể từ ngày 23/9/2022.
Vào thời điểm bổ nhiệm ông Đoàn, HĐQT FLC cho biết việc kiện toàn bộ máy, củng cố đội ngũ nhân sự cấp cao dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị, điều hành nhằm hướng tới quá trình sắp xếp, cải tổ toàn diện.
Quá trình tái cấu trúc được đẩy mạnh trong năm 2022, bao gồm: Tái cấu trúc về mặt mô hình quản lý, tái cấu trúc về phương án kinh doanh, và tái cấu trúc về mặt tài chính cũng như tài sản.
Sau khi đơn từ nhiệm của ông Doãn Hữu Đoàn chính thức được chấp thuận, HĐQT của FLC sẽ còn 4 thành viên bao gồm ông Lê Bá Nguyên, Chủ tịch HĐQT; bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó chủ tịch thường trực, và các thành viên là ông Lê Thái Sâm, bà Trần Thị Hương.
Đây là diễn biến mới về nhân sự cấp cao của FLC, ngay sau khi HĐQT FLC cũng thông qua hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng 401,5 triệu cổ phần Bamboo Airways thuộc sở hữu của Tập đoàn FLC cho ông Lê Thái Sâm – Thành viên Hội đồng quản trị của FLC vào ngày 8/5. Động thái này đồng nghĩa với việc Tập đoàn FLC đang thoái vốn hoàn toàn khỏi Bamboo Airways, đưa hai đơn vị này trở thành hai pháp nhân hoạt động độc lập.
Sau khi rút khỏi FLC, ông Đoàn vẫn đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Bamboo Airways nhiệm kỳ 2019 - 2024 và là phó tổng giám đốc thường trực tại đơn vị này.
Theo giới thiệu, ông Doãn Hữu Đoàn (sinh ngày 30/4/1982) là cử nhân Kinh tế - Luật, thạc sĩ Kế toán của trường đại học Công nghệ TP HCM.
Trước khi gia nhập FLC, ông Đoàn từng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều hành tại các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dịch vụ như: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS), Công ty Chứng khoán MB (MBS)…
Ngày 23/7/2025 tới đây, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, mã SAS) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2 năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 22,09% (tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu nhận về 2.209 đồng).
Tập đoàn Aeon đã bổ nhiệm ông Tezuka Daisuke làm Thành viên Ban điều hành Tập đoàn, Trưởng Đại diện Tập đoàn AEON tại Việt Nam kiêm Tổng giám đốc AEON Việt Nam.
CTCP Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC) tiếp tục đăng ký bán thêm cổ phần tại CTCP Cảng Xanh Vip (UPCoM: VGR), nhằm hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới 55%.
Hôm thứ Tư, giá cổ phiếu của Nvidia tăng mạnh 2,76% trong phiên giao dịch đầu ngày, giúp giá trị vốn hóa của hãng vượt mốc 4.000 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay đối với một công ty niêm yết.
Ngày 9/7, CTCP Tập đoàn Nova Consumer (mã NCG) công bố đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc của ông Nguyễn Quang Phi Tín và thời gian ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 diễn ra.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BaF) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Do chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của Chứng khoán OCBS chỉ đạt 2,11 tỷ đồng, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quỹ ngoại Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), một thành viên của Dragon Capital, vừa chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã DXG - HoSE) sau khi mua thêm 500.000 cổ phiếu trong phiên 3/7.
TCBS báo lãi trước thuế quý II/2025 đạt mức kỷ lục 1.733 tỷ đồng, tăng mạnh so với quý trước. Sau 6 tháng, công ty hoàn thành hơn một nửa kế hoạch năm, giữ vững vị thế dẫn đầu nhiều mảng kinh doanh.
Mới đây, Liên danh Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất làm tuyến metro số 2 tại TP HCM theo hình thức chỉ định thầu EPC.
Tập đoàn Sunshine chào bán 600 triệu cổ phiếu KSF hoán đổi với SSH của Sunshine Homes trong kế hoạch sáp nhập. Với thị giá cổ phiếu KSF hiện vào khoảng 66.000 đồng/cp, Sunshine Group sẽ có vốn hóa thị trường lên tới hơn 59.000 tỷ đồng, tương đương gần 2,3 tỷ USD – đưa doanh nghiệp này gia nhập nhóm các tập đoàn địa ốc có quy mô lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
MSB dự kiến phát hành tối đa 520 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ phát hành tối đa 20% trên tổng số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm chốt danh sách cổ đông. Nếu thành công, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ tăng lên 31.200 tỷ đồng.
Trong quý kết thúc vào tháng 6/2025, Samsung ghi nhận lợi nhuận hoạt động giảm sốc 56% so với cùng kỳ xuống còn 4.6 ngàn tỷ Won (3.3 tỷ USD). Samsung đổ lỗi cho việc phải ghi nhận chi phí xử lý hàng tồn kho chip AI không bán được sau khi Mỹ siết chặt xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc.
Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.
CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) cho biết Tổ hợp trang trại chăn nuôi heo nhà cao tầng Công nghệ cao Tây Ninh đã được UBND tỉnh Tây Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 29/06.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?