Ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HoSE: mã chứng khoán DIG) vừa có kết quả báo cáo giao dịch cổ phiếu DIG gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cụ thể, ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG) vừa nhận thừa kế 5 triệu cp trong số 9.75 triệu cp DIG đăng ký từ ngày 22/11-20/12, qua đó tăng sở hữu lên 12.78% vốn (gần 78 triệu cp).
Ông Cường cho biết, lý do không hoàn tất giao dịch là do đang thực hiện các thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan có liên quan theo quy định.
Sau giao dịch này, số lượng cổ phiếu của ông Cường được nâng lên từ hơn 72,96 triệu cổ phiếu (tương đương 11,96% vốn) lên hơn 77,96 triệu cổ phiếu DIG (tương đương 12,78% vốn).
Ông Cường dự kiến sẽ nhận thừa kế 4,75 triệu cổ phiếu DIG còn lại trong khoảng thời gian từ ngày 25/12/2024 đến ngày 23/1/2025 bằng phương thức chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu DIG mà ông đang nắm giữ sẽ nâng lên hơn 82,71 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 13,56% vốn điều lệ tại DIC Corp.
Sau 2 lần thực hiện giao dịch, Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường mới chỉ nhận thừa kế hơn 16 triệu cổ phiếu DIG trong tổng số hơn 20,75 triệu cổ phiếu được nhận.
Ở diễn biến liên quan, bà Lê Thị Hà Thành- vợ cố Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn và là mẹ của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hùng Cường đã hoàn tất nhận thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG sau 3 lần thực hiện giao dịch. Qua đó, bà Thành nâng sở hữu từ 4.902 cổ phiếu lên gần 20,8 triệu cổ phiếu DIG, tương đương sở hữu 3,4% vốn điều lệ của DIC Corp.
Mới đây DIC Corp vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán thêm 200 triệu cổ phiếu ra công chúng.
Theo phương án phát hành, DIC Corp dự kiến chào bán 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 1.000:327,94, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu thì được 1 quyền, cứ 100.000 quyền thì được mua 32.794 cổ phiếu mới. Tổng giá trị vốn huy động dự kiến thu về 3.000 tỷ đồng.
Thời gian phát hành dự kiến trong quý II đến quý IV/2024, sau khi được UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
Tại Nghị quyết HĐQT ngày 26/11/2024 điều chỉnh nội dung liên quan đến phát hành cổ phiếu ra công chúng, DIC Corp dự kiến sử dụng phần lớn số vốn huy động được để đầu tư cho các dự án của công ty. Cụ thể, dự chi 1.135 tỷ đồng cho dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques (CSJ) giai đoạn 2 và 3; dùng 1.426 tỷ đồng cho dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh.
Còn lại 439 tỷ đồng, công ty dự kiến tạm sử dụng để thanh toán nghĩa vụ trái phiếu DIGH2124003 tại ngày thanh toán 26/11/2024. Thời gian dự kiến giải ngân bù đắp trong quý IV/2024 hoặc quý I/2025.
Tỷ lệ chào bán thành công cho mục đích thực hiện đầu tư vào dự án tối thiểu là 70% tổng số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán để thực hiện dự án, tương ứng với số cổ phiếu chào bán thành công tôi thiểu là hơn 119,5 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DIG trượt dài từ giữa tháng 4 xuống mức 19,000 đồng/cp (phiên 20/12), bốc hơi hơn 43% gần 8 tháng qua.
Bà Lê Thị Hà Thành, vợ cố Chủ tịch DIG Nguyễn Thiện Tuấn và là mẹ của ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG) vừa nhận thừa kế thêm 4,75 triệu cổ phiếu DIG.
VietinBank chào bán tổng cộng 40 triệu trái phiếu gồm 30 triệu trái phiếu mã CTG2432T2/01 có kỳ hạn 8 năm và 10 triệu trái phiếu mã CTG2434T2/01 kỳ hạn 10 năm. Qua đó, ngân hàng huy động 4.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng HSBC đánh giá kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm kinh tế với nhiều nốt thăng trầm. Sau khởi đầu khó khăn trong quý I/2024, bức tranh kinh tế trong nước đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một "ngôi sao" tăng trưởng trong khối ASEAN.
VN-Index ngày 19/12 lùi về gần 1.250 điểm, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng. Theo các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán không nên hoảng loạn, cần quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới, có thể cân nhắc gia tăng tỉ trọng với các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt để đầu tư dài hạn.
Các chuyên gia cũng cho rằng thị trường vàng thời gian tới sẽ, không còn tăng nóng như năm 2024. Diễn biến của vàng thời gian tới sẽ phụ thuộc vào sự tương tác của 4 yếu tố chính, gồm: tăng trưởng kinh tế, rủi ro, chi phí cơ hội và xu hướng khi đó. Đà tăng của kim loại quý được dự báo sẽ chậm lại trong năm 2025.
VN-Index sau nhiều nỗ lực vẫn không thể tìm lại hào quang. Theo đó, nhà đầu tư nên có phương án quản trị danh mục và phòng ngừa rủi ro phù hợp, tập trung các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.
"Năm 2025 thị trường chứng khoán Việt Nam có bước ngoặt rất quan trọng về câu chuyện nâng hạng, qua đó hút được dòng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài và kích hoạt dòng tiền nội. TTCK có thể nhiễu động vào nửa đầu năm, song nửa cuối năm sẽ có bước thăng hoa trong nửa cuối năm", chuyên gia VPBankS cho biết.
Đã có 88 công ty đã rời khỏi thị trường chính hoặc chuyển niêm yết sang sàn giao dịch khác, trong khi chỉ có 18 công ty mới thay thế. Đây là một làn sóng lớn về cuộc "di cư" của các công ty trên sàn giao dịch chứng khoán London (LSE) trong 15 năm qua.
Mới đây, HĐQT Simco Sông Đà (SDA) quyết định dời đợt thanh toán cổ tức năm 2011 và 2013 bằng tiền mặt sang đến tháng 12/2027, thay vì tháng 12/2024 như thông báo trước đó.
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã có văn bản chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán BSR).
Hàng loạt cổ phiếu trụ chìm trong "biển lửa" khi VN-Index kết thúc ngày cuối tuần gần về mốc 1.260 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tuần giao dịch tới duy trì danh mục cổ phiếu.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?