Ông Bùi Cao Nhật Quân, con trai của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NovaGroup vừa đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu NVL, nếu giao dịch thành công, ông Quân sẽ tăng số lượng cổ phiếu đang nắm giữ lên 4,269% vốn doanh nghiệp. Từng nắm giữ nhiều chức vụ tại Tập đoàn Novaland nhưng sau đó ông Quân đã rời bỏ doanh nghiệp này vào năm 2017 vì lý do cá nhân.
Ông Bùi Cao Nhật Quân - Thiếu gia nhà Novaland
Ông Bùi Cao Nhật Quân chính là con trai của ông Bùi Thành Nhơn – Người đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Novaland. Còn mẹ là bà Cao Thị Ngọc Sương, người đang sở hữu 4,28% cổ phần tại Novaland.
Ông sinh năm 1982 tại quê nhà Đồng Tháp. Sau khi học xong cấp 3, ông đi du học Mỹ, theo học ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Western (Washington). Hiện ông đang sống với gia đình tại phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Quyết định trở về Việt Nam sống và làm việc, vị thiếu gia họ Bùi đã trải qua nhiều công việc khác nhau như:
Năm 20 tuổi, Bùi Cao Nhật Quân là chuyên viên tài chính của Công ty Pepsico Việt Nam. Ông làm việc ở đây khoảng 2 năm trước khi chuyển về làm ở Công ty cổ phần Sài Gòn V.E.T.
Năm 2004, trở thành Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn V.E.T, một công ty chuyên sản xuất và phân phối các loại thuốc thú y – một công ty của gia đình ông Quân, tiền thân là xưởng sản xuất thuốc thú y trực thuộc Công ty TNHH TM Thành Nhơn (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư No Va).
Năm 25 tuổi, khi ông Bùi Thành Nhơn thực hiện tái cấu trúc và hợp nhất các công ty con thành 2 công ty lớn là Anova và Novaland thì ông Bùi Cao Nhật Quân được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Novaland.
Ông Quân gắn bó với Tập đoàn Novaland tới năm 2017 trước khi Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland) đã có quyết định thông qua đơn từ nhiệm của ông vào ngày 11/5/2017.
Ông Bùi Cao Nhật Quân. Ảnh: Người Lao động
Trong thời gian công tác tại Tập đoàn Novaland, ông Bùi Cao Nhật Quân lần lượt giữ những chức vụ như: Tổng giám đốc của Novaland (2007); Phó Tổng giám đốc khối Đầu tư và Thương mại của tập đoàn Novaland (2012); Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Novaland (2017).
Theo tiết lộ từ Hội đồng quản trị, trong thời gian này ông Bùi Cao Nhật Quân còn đảm nhiệm một số chức danh trong lãnh đạo tại một số công ty liên quan đến hệ thống NovaGroup như Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Thành Nhơn; Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Sài Gòn Gôn; Thành viên HĐQT Công ty CP Novagroup; Thành viên HĐQT Công ty CP Diamond Properties; Thành viên HĐQT Công ty CP Nova Mclub…
"Thiếu gia" nhà Novaland cũng từng nổi đình nổi đám nhờ sở hữu dàn siêu xe biển số tứ quý hiếm có tại Việt Nam như Bentley Flying Spur W12, Mercedes G63 AMG, Lamborghini Huracan, Siêu xe mui trần Audi R8 Spyder V10 5.2,...
"Ông lớn" nghìn tỷ trên sàn chứng khoán
Năm 2016, Novaland niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Với việc nắm giữ 31,33 triệu cổ phiếu của Tập đoàn (chiếm 5,32%), Bùi Cao Nhật Quân ngay lập tức trở thành "thiếu gia" nghìn tỷ trên sàn chứng khoán.
Tháng 4/2017, con trai chủ tịch Novaland nắm giữ hơn 31,33 triệu cổ phiếu Novaland. Con số này có giá trị tương đương 2.287 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thiếu gia Novaland còn sở hữu 80,8 triệu cổ phần Công ty Công ty Diamond Properties. ước tính khoản 13,564% vốn. Và 151,2 triệu cổ phần tại NovaGroup, ước tính khoảng 25,375% vốn.
Trong tháng 3/2021, cá nhân ông Quân đã nắm giữ hơn 45.709.587 cố phiếu Novaland, ước tính khoảng 4,297% cổ phần của tập đoàn Novaland. Giá trị lượng cổ phiếu tương ứng với số tiền là 3.700 tỷ đồng.
Tháng 2/2021, với mức vốn hóa thị trường đạt hơn 79.000 tỷ đồng, Tập đoàn Novaland hiện là chủ đầu tư BĐS lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vinhomes của VinGroup.
Ông Bùi Cao Nhật Quân vừa đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu NVL.
Mặc dù không đảm nhận vị trí nào tại Novaland Group nhưng Bùi Cao Nhật Quân vẫn là cổ đông lớn của công ty Novaland khi sở hữu 4,297% cổ phần. Hơn nữa, ông Quân còn là con trai duy nhất của Chủ tịch HĐQT Novaland, sẽ là người thừa kế tập đoàn sau này. Trong tương lai, có thể thiếu gia nghìn tỷ sẽ quay trở lại để điều hành và lãnh đạo Novaland.
Hiện nay, tuy không còn làm việc tại Novaland nhưng ông Bùi Cao Nhật Quân cũng đang sở hữu hơn 81,24 triệu cổ phiếu NVL, với giá trị thị trường hơn 6.000 tỷ đồng. Nếu giao dịch ngày 11/10 thành công, ông Quân sẽ tăng số lượng cổ phiếu đang nắm giữ lên 83,24 triệu đơn vị, tương đương 4,269% vốn doanh nghiệp.
Như vậy, tổng lượng cổ phiếu NVL mà NovaGroup và ông Bùi Cao Nhật Quân dự kiến mua đợt này là 10 triệu đơn vị. Với thị giá vào khoảng 75.000 đồng/cổ phiếu hiện tại (cuối ngày 11/10), các cổ đông này sẽ phải chi khoảng 750 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
Đến nay, theo báo cáo thường niên của Novaland Group, Bùi Cao Nhật Quân vẫn chưa có mặt trở lại trong danh sách Hội đồng quản trị hay ban lãnh đạo Tập đoàn. Tuy nhiên, ông vẫn đóng góp vào công việc kinh doanh của gia đình trong vài trò lãnh đạo các công ty con. Dù gần như không xuất hiện trước công chúng nhưng một vài thông tin thân cận cho biết, vị doanh nhân này là người đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với CITYGYM qua dự án tổ hợp thể thao Aqua Sport Complex tại TP HCM năm 2020, đồng thời phụ trách mảng F&B mà Novaland vừa ra mắt không lâu.
Cũng liên quan tới cổ phiếu NVL và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông Novaland, mới đây, ông Bùi Thành Nhơn đã thông báo chuyển nhượng 72,7 triệu cổ phiếu NVL vào ngày 3/10. Giao dịch khiến sở hữu của ông giảm về dưới 96,8 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 4,96% vốn và không còn là cổ đông lớn.
Cùng lúc, bà Cao Thị Ngọc Sương (vợ ông Nhơn) cũng bán ra 21,9 triệu cổ phiếu NVL, giảm số lượng sở hữu xuống còn hơn 83,4 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 4,28% và cũng không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này.
Tổng khối lượng hai cá nhân này bán ra là hơn 94,6 triệu cổ phiếu, toàn bộ được thực hiện thông qua phương thức chuyển quyền sở hữu sang cho NovaGroup để góp vốn cổ phần, qua đó trở thành cổ đông lớn sở hữu gián tiếp tại Novaland. Giao dịch này đã được thông qua trong Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông vào tháng 4/2021 trước đó.
Cơ cấu sở hữu này nằm trong tiến trình tái cấu trúc để đạt mô hình NovaGroup với hệ sinh thái bao gồm 8 Tổng công ty thành viên là Novaland, Nova Service, Nova Consumer, Nova Tech, Nova Capital Partners, Nova Logistic, Nova Industry, Nova Finance.
Ngày 11/10, Công ty CP NovaGroup vừa đăng ký mua vào 8 triệu cổ phiếu NVL của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) theo phương thức nhận chuyển quyền sở hữu cổ phiếu qua hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán.
Theo đăng ký mua, thời gian dự kiến thực hiện giao dịch diễn ra từ ngày 14/10 và mục đích mua là để tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp.
Cùng ngày, ông Bùi Cao Nhật Quân - con trai của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NovaGroup cũng đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu NVL.
Kết quả kinh doanh quý IV năm 2021 của Tập đoàn Novaland
Kết thúc năm tài chính 2021, Tập đoàn Novaland ghi nhận hơn 14.967 tỷ đồng tổng doanh thu hợp nhất và hơn 3.460 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.
Tổng doanh thu hợp nhất bao gồm doanh thu từ bán hàng và thu phí cung cấp dịch vụ đạt hơn 14.967 tỷ đồng, tăng gần 186% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu từ bán hàng đạt gần 13.511 tỷ đồng, tăng 264% so với cùng kỳ năm ngoái, được ghi nhận từ việc bàn giao các dự án như NovaHills Mui Ne, Saigon Royal, Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Victoria Village; doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt 1.457 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của Tập đoàn đạt 201.520 tỷ đồng, tăng 39,4% so với cuối năm 2020. Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận hơn 109.767 tỷ đồng, tăng 26,4% so với thời điểm 31/12/2020 chủ yếu đến từ việc đẩy mạnh đầu tư phát triển tại các dự án như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne và từ việc nhận chuyển nhượng các dự án mới.
Tổng nợ vay và nợ thuê tài chính của Tập đoàn ghi nhận 60.518 tỷ đồng, trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm 68,5% tổng dư nợ vay. Trong năm 2021, Tập đoàn đã phát hành thành công gói 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) với sự tham gia của nhiều định chế tài chính uy tín trên thị trường quốc tế. Đợt phát hành ghi nhận sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư với giá trị đăng ký tham gia gấp hơn 2,5 lần so với kế hoạch phát hành ban đầu.
Số dư tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản tiền gửi nắm giữ đến ngày đáo hạn tại các ngân hàng đạt 17.249 tỷ đồng, tăng 49,2% so với cuối năm 2020.
Tính đến quý IV/2021, Tập đoàn đã thực hiện thanh toán tổng giá trị vốn gốc và lãi vay gần 29.926 tỷ đồng cho các khoản vay đến hạn và các khoản vay tất toán trước hạn từ nguồn tiền mặt sẵn có và nguồn tiền thu từ việc bán hàng.
Nguồn. Tradingview
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/10, cổ phiếu NVL ở mức 76.000 VNĐ/CP tăng 1.33%.
Người ủng hộ lớn nhất cho ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 không ai khác chính là tỷ phú Elon Musk. Với ván bài này, tỷ phú Elon Musk đã bỏ túi 21 tỷ đô sau khi ông Donald Trump tái đắc cử, cổ phiếu Tesla đã ghi nhận mức tăng mạnh, với tỷ lệ tăng khoảng 15% chỉ trong một ngày.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã bổ nhiệm ông Vũ Hữu Điền giữ chức Tổng giám đốc Công ty. Trước đó, ông Điền là Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBankS từ ngày 01/07/2024.
Cổ phiếu của Tesla lao dốc sau khi hãng công bố kết quả kinh doanh quý II, khiến tài sản của Musk bốc hơi 21,7 tỷ USD, về còn 241 tỷ USD chỉ trong một ngày.
Theo danh sách các tỷ phú thế giới của Bloomberg công bố mới đây, cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp tài sản ròng của CEO Nvidia Jensen Huang tăng hơn 62 tỷ USD từ đầu năm 2024, đạt mức 106,1 tỷ USD.
Mục tiêu đề ra, đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.
CEO Apple Tim Cook di chuyển bằng máy bay riêng và lưu trú ở một khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Ngay khi đặt chân đến nước ta, vị tổng giám đốc tài ba đã dành lời khen ngợi cho Việt Nam “sôi động và xinh đẹp”.
Tạp chí Forbes, tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về xếp hạng tài sản, người giàu có, vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2024. Trong danh sách này, Việt Nam có 6 đại diện, đều là những gương mặt quen thuộc.
Theo Knight Frank, tới năm 2028, Việt Nam sẽ có 978 người siêu giàu.Tốc độ tăng trưởng người siêu giàu tại Việt Nam được ghi nhận khá cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá tốt so với thế giới và tầng lớp trung lưu tăng mạnh.
Tờ Le Monde dẫn thông tin từ đơn vị tình báo tài chính Tracfin của Pháp rằng ông Sarkisov đã mua bất động sản tại một khu nghỉ dưỡng ở dãy Alpine bằng một khoản vay từ tỷ phú Arnault.
Elon Musk cho biết ông có thể phải phẫu thuật và đang lên kế hoạch chụp MRI ở cổ và lưng trên. Tình trạng của Musk có thể trì hoãn trận đấu được đề xuất với Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg.
Cùng với đà tăng mạnh của VIC, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng lên đáng kể. Trong đó, vị tý phú đã trở lại vị trí Top 1 trong danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam chỉ sau hơn 1 tháng.
Ông Lê Thái Sâm - Chủ tịch của Bamboo Airways được giới thiệu là người am hiểu sâu sắc về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và có nhiều quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn.
Không thuận lợi như dự án Misfit Wearables, bán đi thu về 260 triệu USD trước đó, lần này liên tiếp các dự án của vợ chồng Lê Diệp Kiều Trang gặp bê bối.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 chỉnh sửa và bổ sung lần 3 được công bố vào ngày 21/6, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (Hose: LDG), ông Louis Nguyễn vừa có đơn xin từ nhiệm khỏi vị trí thành viên HĐQT.
Mới đây, Forbes đã công bố Top 10 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ. Đáng chú ý, hầu hết 10 nữ tỷ phú này đều trên 70 tuổi và thành công khi cùng chồng khởi nghiệp.
Năm ngoái, Elon Musk - nhà đồng sáng lập hãng xe điện Tesla - đã mất vị trí dẫn đầu của mình trong một thời gian ngắn vào tay tỉ phú Pháp Bernard Arnault của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH. Năm nay, tỷ phú Elon Musk giành lại vị trí người giàu nhất thế giới, với tài sản ròng ước tính 192 tỷ USD.
Tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2023 của Tập đoàn Vingroup – CTCP (HoSE: VIC), với vai trò chủ trì Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã giải đáp nhiều thắc mắc của cổ đông tới hoạt động của công ty. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng có những giải đáp, chia sẻ ấn tượng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?