Ông Bùi Thành Nhơn là chủ tịch Tập đoàn Novaland, doanh nghiệp đang sở hữu nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM. Có lẽ không nhiều người biết rằng, trước khi nổi danh trong lĩnh vực bất động sản, ông Nhơn từng là một kỹ sư chăn nuôi, khởi nghiệp từ sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.

Năm 2022 này là lần đầu tiên Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes với tài sản 3,5 tỷ USD, đứng thứ 904 thế giới tính đến 8h30 (giờ Việt Nam). Ông đứng thứ 4 trong số 7 tỷ phú của Việt Nam được Forbes xếp hạng. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup vẫn là người đứng đầu với 6,2 tỷ USD (hạng 411 thế giới), kế tiếp là Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long với 3,1 tỷ USD (hạng 951 thế giới), thứ 3 là Chủ tịch Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo với 3,1 tỷ USD (hạng 984 thế giới).

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NovaLand – NVL).

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NovaLand – NVL).

Tóm tắt tiểu sử ông Bùi Thành Nhơn

Ông Bùi Thành Nhơn sinh năm 1958 tại xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong một gia đình đông anh em. Ông được biết đến là một doanh nhân nổi tiếng và giàu có trong giới bất động sản, người có nhiều năm khởi nghiệp trong ngành thuốc thú y.

Tỷ phú Thành Nhơn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi thú ý. Sau này, công công tác tại Phòng Nông nghiệp của huyện. Khi tách ra kinh doanh tư, ông cũng khởi nghiệp bằng việc phân phối vật tư cho Chăn nuôi thú y. Bằng cấp chăn nuôi thú y của vị tỷ phú nổi tiếng đến mức trong giới doanh nhân không ai là không biết. Dù vậy, bên cạnh ngành chăn nuôi, ông cũng là cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh cao cấp. Thậm chí, đây còn là bằng của HSB Tuck School of Business tại Dartmouth tại Đức. Bởi thế, khi chuyển hướng sang thị trường địa ốc, vị tỷ phú không hề bị lép vế. Ngược lại, bằng những nước đi thông minh, ông đã thành công xây dựng được đế chế của riêng mình.

Về gia đình, ông đã kết hôn với bà Cao Thị Ngọc Sương. Ông bà có hai con, trong đó một con trai tên là Bùi Cao Nhật Quân, sinh năm 1982.

Hiện nay, ông đã ở độ tuổi 64 và trong suốt giai đoạn thời trẻ của mình ông từng tham gia trong nhiều ngành nghề, hoạt động kinh doanh khác nhau bao gồm từ Phòng Nông nghiệp UBND Huyện Nhà Bè hay công tác tại Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I và nối tiếp đó trong năm 1992 lấn sân sang khởi nghiệp kinh doanh thuốc thú y. Cho đến năm 2007, ông Nhơn chính thức bước vào thị trường bất bất động sản.

Chặng đường đi đến thành công của tỷ phú Bùi Thành Nhơn

Hành trình khởi nghiệp của doanh nhân Thành Nhơn có thể xem là một huyền thoại. Ông bước đầu xây dựng sự nghiệp bằng việc phân phối vật tư thú ý. Sau này, nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường, ông bắt đầu bước chân vào thị trường BĐS. Tưởng như là bước đi liều lĩnh nhưng kết quả sau cùng lại hoàn toàn bất ngờ.

Từ kinh doanh thuốc thú y...

Trước khi bén duyên với ngành bất động sản, ông Nhơn có hai năm, từ 1981-1983, công tác tại Phòng Nông nghiệp UBND huyện Nhà Bè, TP.HCM. Sau đó, ông có 10 năm công tác tại Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TP.HCM.

Đến năm 1992, ở tuổi 34, ông Nhơn khởi nghiệp kinh doanh bằng việc thành lập Công ty TNHH Thành Nhơn với số vốn điều lệ 400 triệu đồng. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, thức ăn gia súc và nguyên liệu dược. Đây cũng chính là công ty tiền thân của Novaland sau này.

Ba năm sau khi thành lập, ông Nhơn đã liên doanh với doanh nghiệp Philippines, đưa Công ty liên doanh sản xuất thuốc thú y Biophamachemie vào hoạt động mở rộng hệ thống phân phối trong nước và xuất khẩu thuốc thú y đến nhiều quốc gia trên thế giới. Một năm sau đó, ông tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Mitsui - công ty Nhật Bản thiết lập hệ thống phân phối acid amin cho thị trường Việt Nam.

Đến năm 2007, ông thực hiện việc tái cấu trúc và hợp nhất các công ty thành hai tập đoàn gồm Anova Corporation (kinh doanh thuốc thú y và thực phẩm dinh dưỡng...) và Novaland Group (đầu tư kinh doanh bất động sản).

…đến ông chủ tập đoàn địa ốc nghìn tỷ Novaland

Bước chân vào lĩnh vực bất động sản năm 2007, đúng vào giai đoạn khó khăn khi thị trường bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng dưới sự dẫn dắt của ông Nhơn, tập đoàn này liên tục lớn mạnh.

Dự án ghi dấu ấn đầu tiên của Novaland là Sunrise City tại quận 7, TP.HCM. Dự án được khởi công vào năm 2009. Thành công từ dự án này cùng sự phục hồi của thị trường địa ốc năm 2014 đã đưa Novaland phát triển với tốc độ nhanh chóng. Thông qua mua bán sáp nhập, Novaland đã có trong tay hàng chục dự án nằm tại các vị trí đắc địa trên địa bàn TP.HCM.

Đến cuối năm 2016, vốn điều lệ Novaland đã tăng vọt lên gần 6.000 tỉ đồng, tăng gấp 63 lần vốn ban đầu. Lúc này, Tập đoàn Novaland cũng chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Khi đó, với việc sở hữu hơn 51% vốn trong khi doanh nghiệp được định giá từ 1,2 đến 1,4 tỉ USD, ông Nhơn chính thức bước vào hàng ngũ những người giàu nhất Việt Nam. Cũng năm 2016, ông Nhơn trở thành tỷ phú USD thứ 3 tại Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup và ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC.

Những con số ấn tượng của Novaland.
Những con số ấn tượng của Novaland.

Những năm sau đó, ông Nhơn liên tục lọt top 10 doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vị chủ tịch Novaland hiện đang sở hữu hơn 216 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 22,28% vốn. Tính theo mức giá 54.200/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 2/6, giá trị tài sản của ông Nhơn đạt hơn 11.700 tỉ đồng. Ngoài ra, vợ và con ông cũng đang sở hữu cổ phần trong công ty Novaland. Vợ ông là bà Cao Thị Ngọc Sương cũng ít xuất hiện báo chí truyền thông công khai, hiện đang nắm giữ 54,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,7% vốn, trị giá hơn 2.900 tỉ đồng.

Bên cạnh chức vụ Chủ tịch HĐQT Novaland, ông Nhơn còn là người đứng đầu tại nhiều công ty khác liên quan tới Novaland. Hiện tại, ông Nhơn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư địa ốc No Va, Chủ tịch HĐQT Công cổ phần Novagroup; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Diamond Properties, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Anova, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nova Mclub và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển NSQ.

Đến nay, dưới sự dẫn dắt của ông Nhơn, Tập đoàn Novaland đã có sự tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ. Trải qua nhiều lần tăng vốn, sau 13 năm thành lập, vốn điều lệ của Novaland hiện đã khoảng 9.696 tỷ đồng, gấp 102 lần số vốn ban đầu. Lợi nhuận của Novaland tăng vọt từ 94 tỷ đồng ở năm 2014 lên 3.327 tỷ đồng vào năm 2018, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân mỗi năm trên 100%.

Năm 2019, Novaland đạt doanh thu thuần 10.931 tỷ đồng, giảm 29%; còn lợi nhuận sau thuế tăng 3% lên 3.387 tỷ đồng, lợi nhuận lũy kế 8.723 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh năm 2020 Novaland đặt mục tiêu doanh thu thuần 14.877 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế 3.650 tỷ đồng, tăng 8%.

Tập đoàn Novaland hiện sở hữu hơn 40 dự án nhà ở tại các vị trí trọng điểm của TP.HCM với nhiều loại hình sản phẩm như căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại, văn phòng… đóng góp khoảng 23.000 căn nhà vào quỹ nhà ở tại TP.HCM. Tổng quỹ đất đã và đang nghiên cứu phát triển của Novaland hiện vào khoảng 4.300 ha.

Bên cạnh phát triển bất động sản tại trung tâm TP.HCM, Novaland còn đầu tư các khu đô thị vệ tinh tại các tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai. Đặc biệt, 2019 cũng là năm bản lề trong chiến lược phát triển mới của tập đoàn bằng việc mở rộng sang mảng bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố có tiềm năng du lịch như Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết - Bình Thuận, Cam Ranh - Khánh Hòa... Có thể kể đến một số dự án như NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet, NovaHills Mũi Né Resort & Villas, NovaBeach Cam Ranh… Như vậy, sau khi thành công với các dự án bất động sản nhà ở cao cấp và tạo ra một bộ mặt mới cho bất động sản TP.HCM, Novaland cũng đang tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ cho bất động sản nghỉ dưỡng tại các khu du lịch.

Mặc dù trước đó, Bùi Thành Nhơn là một trong ba người đại diện pháp luật của Novaland nhưng đến 9/2019, công ty chỉ ghi nhận ông Bùi Xuân Huy – Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật cho Novaland. Tuy nhiên, ông Bùi Thành Nhơn vẫn là cổ đông mạnh nhất khi có đến 20,5% cổ phần tại Novaland. Con trai ông – Bùi Cao Nhật Quân cũng có 4,5%. Ngoài ra ông và vợ là bà Cao Thị Ngọc Sương là hai người đại diện pháp luật cho Công ty Cổ phần Diamond Properties và Công ty Cổ phần Novagroup (chiếm 32,4% vốn điều lệ của NVL). Do đó, gia đình ông đang nắm giữ hơn 57% cổ phần của Novaland.

Tập đoàn BĐS Novaland - Kiến tạo giá trị sống tốt đẹp.
Tập đoàn BĐS Novaland - Kiến tạo giá trị sống tốt đẹp.

Ông Bùi Thành Nhơn giảm sở hữu cá nhân tại Novaland

Tín nhiệm trao quyền cho bộ máy quản lý dày dạn kinh nghiệm, viết tiếp thập kỷ thành công mới của Novaland

Theo công bố thông tin từ Tập đoàn Novaland ngày 20-1-2022, để tập trung lãnh đạo NovaGroup giai đoạn hậu tái cấu trúc, ông Bùi Thành Nhơn quyết định trao quyền và vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va cho ông Bùi Xuân Huy.

Tiếp quản vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland là ông Bùi Xuân Huy - Người đã gắn bó với Novaland tròn 10 năm. Khẳng định tại Lễ nhậm chức, ông Huy nói: "Novaland tiếp tục củng cố nội lực, kiên định với chiến lược dài hạn đã đặt ra, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các dự án của Giai đoạn 2. Sự thành công của các đại dự án này sẽ tạo bệ đỡ vững chắc cho sự phát triển của toàn hệ sinh thái NovaGroup, đồng thời góp phần sự phát triển đô thị, phát triển kinh tế và du lịch tại các địa phương mà Novaland hướng đến".

Ông Huy được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tập Đoàn Novaland trong 2 nhiệm kỳ liên tục, từ tháng 9-2017 đến tháng 1-2022. Đặc biệt, giai đoạn 2020 - 2021, trong bối cảnh thị trường BĐS và nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh toàn cầu, ông Huy đã bản lĩnh điều hành hoạt động kinh doanh của Tập đoàn phát triển bình ổn, đạt được các mục tiêu tăng trưởng trọng yếu như đã đặt ra tại các kỳ Đại hội đồng Cổ đông.

Ban lãnh đạo mới Novaland nhận hoa từ ông Bùi Thành Nhơn.
Ban lãnh đạo mới Novaland nhận hoa từ ông Bùi Thành Nhơn.

Tỷ phú bất động sản Bùi Thành Nhơn giảm sở hữu cá nhân tại Novaland

Ngày 11/5, Novagroup đã nhận chuyển nhượng sở hữu 106,7 triệu cổ phiếu NVL từ ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT CTCP Novagroup không thông qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán. Lý do thay đổi sở hữu là ''Chuyển nhượng sở hữu chứng khoán để góp vốn vào doanh nghiệp''. Trước khi đăng ký giao dịch, ông Nhơn đang nắm giữ hơn 276 triệu cổ phiếu NVL, tương đương 14,164% vốn điều lệ.

Sau giao dịch, tổng lượng nắm giữ cổ phiếu NVL của ông Nhơn giảm còn 169,5 triệu đơn vị, tương đương 8,7% vốn điều lệ. Như vậy, Novagroup đã tăng lượng sở hữu tại Novaland từ 520,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 26,7%) lên 627,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 32,167%).

Doanh thu từ bán hàng của Novaland đạt gần 1.542 tỷ đồng, chủ yếu từ việc bàn giao các dự án như NovaWorld Phan Thiet, NovaHills Mui Ne, NovaWorld Ho Tram, Soho Residence, Victoria Village, Aqua City và Saigon Royal; doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt 424 tỷ đồng.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 719 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong quý I/2022, Novaland đã thu về hơn 1.270 tỷ đồng lãi từ giao dịch mua rẻ liên quan đến thương vụ thâu tóm công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley. Nhờ vậy, sau khi khấu trừ các chi phí, Novaland vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1.045 tỷ đồng, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Về kế hoạch kinh doanh trong năm 2022, Novaland đặt mục tiêu doanh thu thuần gần 35.973 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 141% và 88% so với kết quả đạt được trong năm 2021. Đây cũng là kế hoạch cao nhất trong lịch sử hoạt động của Tập đoàn. Đồng thời, trên các quỹ đất sẵn sàng đưa ra thị trường, năm 2022, Novaland sẽ giới thiệu khoảng 15.000 sản phẩm (gồm 1.000 sản phẩm BĐS trung tâm, hơn 5.000 sản phẩm BĐS vệ tinh, còn lại là BĐS du lịch), tương đương khoảng 140.000 tỷ đồng giá trị giao dịch. Trong đó, 80% trữ lượng sản phẩm đến từ 3 dự án trọng điểm đang triển khai là Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet; và 20% sẽ từ một số dự án mới.

Doanh nghiệp cho biết, trong năm nay, hoạt động M&A được xác định là một trong những kế hoạch chủ lực của Novaland, qua đó hướng đến mục tiêu phát triển 50 dự án tại 30 tỉnh thành trong 10 năm tới.