Nợ toàn cầu tăng 100.000 tỷ USD trong cả một thập kỷ
Nợ toàn cầu tăng 100.000 tỷ USD trong cả một thập kỷ |
Với mức tăng mới nhất đã nâng tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong quý II lên 336%. Trước năm 2023, tỷ lệ nợ đã giảm trong 7 quý liên tiếp.
Hơn 80% số nợ tăng mới nhất đến từ các nước phát triển, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Anh và Pháp có mức tăng lớn nhất. Trong số các thị trường mới nổi, mức tăng lớn nhất đến từ các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
IIF cho biết: “Khi lãi suất cao hơn và mức nợ cao hơn đẩy chi phí lãi suất của chính phủ lên cao hơn, căng thẳng nợ trong nước sẽ gia tăng. Lạm phát tăng đột ngột là yếu tố chính khiến tỷ lệ nợ giảm mạnh trong hai năm qua. Đồng thời với áp lực về lương và giá cả đang giảm bớt, ngay cả khi không đạt được mục tiêu, họ kỳ vọng khoản nợ sẽ tăng lên, đạt tỷ lệ vượt 337% vào cuối năm"
Báo cáo chỉ ra tốc độ tăng trưởng chậm cùng với lạm phát đang đà chậm lại là nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ trên GDP tăng lên.
Cũng trong báo cáo của IIF, nợ hộ gia đình so với GDP ở các thị trường mới nổi vẫn cao hơn mức trước COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các thị trường phát triển trong 6 tháng đầu năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.
Tại Mỹ, lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Điều này có thể gây sức ép lên các thị trường mới nổi khi nguồn đầu tư cần thiết được chuyển sang các nước phát triển ít mang rủi ro hơn.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến giữ nguyên lãi suất vào cuối cuộc họp ngày 19/9, nhưng báo hiệu họ sẵn sàng tăng lãi suất thêm. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã nâng lãi suất 11 lần kể từ tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát, vốn vẫn đang “mắc kẹt” ở trên mức mục tiêu dài hạn 2% của Fed dù đã giảm mạnh.