Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là doanh nghiệp gì? Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong kinh doanh ra sao?
Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong là doanh nghiệp gì?

Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là doanh nghiệp gì?

Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là cách gọi tắt Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP, tên Tiếng Anh: Tien Phong Plastic Joint Stock Company) có trụ sở chính tại số 2 An Đà - Phường Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - TP. Hải Phòng.

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960. Ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong.

Đến ngày 17/8/2004, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần.

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các loại ống uPVC, PPR, PEHD và phụ tùng ống nhựa phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp. Sản phẩm của Nhựa Tiền Phong được sản xuất trên các dây chuyền máy móc hiện đại của Đức, Áo, Hàn Quốc, Italia…

Các sản phẩm sản xuất ra đều phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và được chứng nhận bởi QUACERT. Hiện nay tổng sản lượng của công ty đạt khoảng 80.000 tấn sản phẩm/năm và công ty luôn duy trì mức tăng trưởng bình quân 15%/năm trở lên.

Năm 2015, công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất ống nhựa HDPE DN 2000 và ống HDPE 2 vách DN 800 theo công nghệ châu Âu. Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đầu tư dự án này, sản phẩm ống nhựa HDPE DN 2000 cũng là sản phẩm lớn nhất khu vực châu Á cho tới thời điểm hiện nay.

Mốc lịch sử Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

- Ngày 19/05/1960: Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong được thành lập.

- Ngày 29/04/1993: Đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong, trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.

- Ngày 31/12/2004: Công ty chuyển đổi theo mô hình CTCP, trở thành CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong có vốn điều lệ là 144.46 tỷ đồng.

- Ngày 24/10/2006: Niêm yết chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với số vốn điều lệ 216 tỷ đồng.

- Ngày 11/12/2006: Chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

- Tháng 04/2011: Tăng vốn điều lệ lên 433.38 tỷ đồng.

- Tháng 06/2014: Tăng vốn điều lệ lên 563.39 tỷ đồng.

- Tháng 06/2015: Tăng vốn điều lệ lên 619.73 tỷ đồng.

- Tháng 07/2016: Tăng vốn điều lệ lên 743.67 tỷ đồng.

- Ngày 23/06/2017: Tăng vốn điều lệ lên 892.4 tỷ đồng.

- Ngày 15/11/2019: Tăng vốn điều lệ lên 981.63 tỷ đồng.

- Ngày 29/07/2020: Tăng vốn điều lệ lên 1,177.96 tỷ đồng.

- Tháng 08/2022: Tăng vốn điều lệ lên 1,295.75 tỷ đồng.

Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là doanh nghiệp gì? Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong kinh doanh ra sao?
Ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT Nhựa Tiền Phong

Lãnh đạo Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là ai?

Theo tìm hiểu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là ông Đặng Quốc Dũng - 55 tuổi cử nhân kinh tế, ông Dũng có thời gian gắn bó lâu năm với Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.

Từ tháng 05 năm 2002 đến tháng 12 năm 2004 : Giám đốc Cty TNHH Hương Minh

Từ tháng 01 năm 2005 : Giám đốc Cty TNHH Hương Minh; Uỷ viên HĐQT-Cty CP Nhựa TNTP

Từ tháng 01 năm 2005 đến ngày 23 tháng 04 năm 2018 : Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Từ ngày 23 tháng 04 năm 2018 đến ngày 19 tháng 04 năm 2019 : Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Từ ngày 19 tháng 04 năm 2019 đến ngày 11 tháng 03 năm 2020 : Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Từ ngày 18 tháng 05 năm 2020 : Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Hiện nay ông Đặng Quốc Dũng là Uỷ viên Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam.

Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong hiện nay là ông Chu Văn Phương, ông Phương có trình độ Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh.

Trước đó từ ngày 06 tháng 04 năm 2012 đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 : Phó Tổng GĐ Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Ông có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí phó phòng, trưởng phòng Kinh doanh của Công ty. Hiện nay ông Chu Văn Phương là Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh của Nhựa Tiền Phong

Từ năm 2007 đến năm 2012, ông đã đảm nhiệm nhiều vị trí Phó phòng, Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty.

Từ năm 2012, ông giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Kinh doanh Nhựa thiếu niên Tiền phong.

Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là doanh nghiệp gì? Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong kinh doanh ra sao?

Nhựa Thiếu niên Tiền Phong kinh doanh ra sao?

Theo BCTC hợp nhất quý 2/2023, CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) ghi nhận lãi ròng hơn 128 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Sau nửa năm, Công ty thực hiện được 43% kế hoạch doanh thu và 54% kế hoạch lãi trước thuế.

Trong quý 2, NTP ghi nhận doanh thu thuần hơn 1,224 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán giảm 27%, còn hơn 885 tỷ đồng. Sau khấu trừ, lãi gộp gần 339 tỷ đồng, giảm 33%. Mặt khác, doanh thu hoạt động tài chính tăng 34% so cùng kỳ, lên hơn 21 tỷ đồng.

Điểm sáng là chi phí tài chính hơn 30 tỷ đồng, chi phí bán hàng 131 tỷ đồng, giảm lần lượt là 25% và 43% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp gần 55 tỷ đồng, tăng 34%.

Kết quả, Nhựa Tiền Phong báo lãi ròng hơn 128 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. NTP cho biết lợi nhuận sau thuế giảm do doanh thu bán thành phẩm giảm mạnh hơn cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Nhựa Tiền Phong đạt hơn 2,524 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng gần 247 tỷ đồng, giảm lần lượt 10% và 24% so với cùng kỳ. So với kế hoạch năm 2023, NTP đã thực hiện được 43% mục tiêu doanh thu và 54% mục tiêu lãi trước thuế trong 6 tháng đầu năm.

Tại ngày 30/06, tổng tài sản NTP gần 4,966 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Đáng chú ý, Nhựa Tiền Phong chỉ nắm giữ tiền mặt 632 triệu đồng; còn lại là tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn gần 245 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm và 210 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, tăng gấp 5 lần. Ngoài ra, NTP có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 580 tỷ đồng, tăng 34%.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả gần 1,969 tỷ đồng, giảm 12% so đầu năm. Trong đó, phần lớn là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 1,496 tỷ đồng, giảm 12%; doanh nghiệp không có khoản vay tài chính dài hạn.