Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HOSE: EIB) vừa công bố nghị quyết HĐQT, chấp thuận đưa kiến nghị ngày 19/11/2024 của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần vào chương trình ĐHĐCĐ bất thường ngày 28/11 tới đây.
Ngày 25/11/2024, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE : EIB) công bố thông tin bất thường về việc bổ sung chương trình họp ĐHĐCĐ bất thường, cập nhật tờ trình về việc xử lý kiến nghị ngày 19/11/2024 của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần.
Cụ thể, HĐQT chấp thuận và đưa kiến nghị của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% số cổ phần Eximbank tại văn bản ngày 19/11/2024 vào chương trình sẽ trình tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 28/11/2024 tới đây.
Đồng thời, nhóm cổ đông này cũng kiến nghị “miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam do xét thấy cần thiết theo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 47 Điều lệ; Điểm e Khoản 1 Điều 31 Quy chế quản trị; Điểm e khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT; Điểm đ khoản 1 Điều 46 Luật Các TCTD 2024”.
Đối với trường hợp của bà Lương Thị Cẩm Tú, nhóm cổ đông này cho rằng theo ghi nhận tại báo cáo quản trị của ngân hàng (01/01 - 31/12/2023) bà Tú đã vắng 4 cuộc họp của HĐQT và không ủy quyền cho thành viên khác. Trong năm, bà Tú chỉ tham dự 17/21 cuộc họp, tương ứng tỷ lệ 81%. Đồng thời, bà Tú cũng không tham gia lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản 23 lần. Tổng số lần tham dự lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản đạt 220/243 lần, chiếm tỷ lệ tham dự 91%.
Ghi nhận tại báo cáo quản trị bán niên 2024 (01/01 - 30/06/2024) cho thấy bà Tú không tham gia lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản một lần. Tổng số lần tham gia trong nửa đầu năm nay là 108/109 lần, chiếm tỷ lệ 99.08%.
“Như vậy, các thông tin trên cho thấy bà Lương Thị Cẩm Tú đã không tham dự đầy đủ các cuộc họp HĐQT và các lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản”, nhóm cổ đông sở hữu trên 5% vốn tại Eximbank kiến nghị.
Với trường hợp của ông Nguyễn Hồ Nam, các cổ đông cho biết theo báo cáo bán niên 2024, trong vòng 2 tháng tham gia HĐQT (bắt đầu giữ chức thành viên HĐQT Eximbank kể từ ngày 26/04/2024), ông đã không tham gia lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản 2 lần. Tổng số lần tham dự là 36/38, chiếm tỷ lệ 94.74%.
Nhóm cổ đông cho rằng ông Nam đã không tham dự đầy đủ các lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản.
Do đó, nhóm cổ đông dự trình ĐHĐCĐ thông qua miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025) đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam.
Được biết, bà Lương Thị Cẩm Tú gia nhập Eximbank từ năm 2018, từng giữ chức Chủ tịch HĐQT từ tháng 2/2022 đến tháng 6/2023, sau đó đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch HĐQT.
Sau đó, vị trí Chủ tịch HĐQT của ngân hàng được bà Đỗ Hà Phương đảm nhiệm và sau đó là ông Nguyễn Cảnh Anh. Theo thông tin trên website, Eximbank đang có 7 thành viên HĐQT.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch CTCP Bamboo Capital, mới được bầu vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 4/2024. Hiện tại, HĐQT Eximbank có 7 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch Nguyễn Cảnh Anh.
Ngoài việc kiến nghị miễn nhiệm hai thành viên HĐQT, nhóm cổ đông lớn cũng từng đề nghị bãi nhiệm ông Ngô Tony khỏi vị trí Trưởng Ban Kiểm soát.
Lý do nhóm cổ đông đưa ra là: “Ông Ngô Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Eximbank và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát Eximbank, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông".
Đáng chú ý, ĐHĐCĐ bất thường sắp tới cũng sẽ thảo luận về kế hoạch dời trụ sở chính của Eximbank từ TP.HCM ra Hà Nội, tại tòa nhà Gelex Tower, số 27-29 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.
Được biết, địa chỉ trụ sở mới của Eximbank tại Hà Nội thuộc dự án phức hợp bao gồm văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ cho thuê và khách sạn sang trọng thuộc chuỗi Fairmont Hanoi Hotel, đang được Gelex đầu tư trên diện tích gần 1 ha với 241 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng. Gelex hiện là cổ đông lớn nhất tại Eximbank với tỷ lệ sở hữu được công bố là 10% vốn điều lệ của ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc trình Đại hội cổ đông Miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Eximbank đối với Ông Ngô Tony theo kiến nghị của nhóm cổ đông.
Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa có thông báo điều kiện đưa vào kinh doanh tại dự án Khu chung cư cao tầng, văn phòng thương mại và nhà ở Tuyên Sơn. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang thế chấp bất động sản và quyền tài sản, quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank - Mã chứng khoán BAB) vừa công bố Nghị quyết triển khai điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Tập đoàn Nam Long, mã cổ phiếu NLG - HoSE) phê duyệt phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2024 với doanh thu thuần lũy kế đạt 32.371 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Ngày 22/11/2024, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Công ty CP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - Chủ đầu tư Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng ở Hải Phòng vừa phát hành thành công lô trái phiếu trị giá gần 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này liên tiếp ghi nhận kết quả kém khả quan.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh vừa qua đã công bố danh sách các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ ba tháng trở lên. Trong đó, Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 2,1 tỷ đồng, số tháng mà công ty chậm đóng là 5 tháng.
Sữa Quốc tế LOF dự kiến thực hiện dự án kinh doanh sữa và đồ uống Philippines Lof International Dairy Products inc, với mục đích chính bán buôn đồ uống, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Ông Lê Văn Tân - Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn (Lasuco; HoSE: mã chứng khoán LSS) đã đăng ký mua 500.000 cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 5,4% vốn.
Pyn Elite Fund - quỹ ngoại đến từ Phần Lan báo cáo đã bán khớp lệnh qua sàn 1,1 triệu cổ phiếu DBC của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam trong phiên ngày 7/11, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu từ 21,1 triệu đơn vị (tương ứng tỷ lệ 7,2%) xuống còn hơn 20 triệu đơn vị (tương ứng tỷ lệ 5,98%).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?