Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã chứng khoán EIB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
Theo báo cáo tài chính quý III/2024, Eximbank ghi nhận lợi nhuận đột biến đạt 721 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng này là thu nhập lãi thuần, tăng 77% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng đóng góp tích cực, mang về 282 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ các hoạt động khác cũng tăng 76%, đạt 124 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi từ dịch vụ lại giảm 11%, còn 103 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư chịu lỗ hơn 40 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 142 tỷ đồng.
Kết thúc quý III, Eximbank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt mức 1.536 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Eximbank đạt lãi trước thuế khoảng 2.378 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với mục tiêu lãi trước thuế 5.180 tỷ đồng trong năm 2024, ngân hàng mới chỉ hoàn thành 46% kế hoạch sau ba quý.
Đến cuối tháng 9, tổng tài sản của ngân hàng ở mức 223.684 tỷ đồng, tăng 11%, trong đó cho vay khách hàng tăng trưởng 13,6%, lên 159.483 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng từ 156.329 tỷ đồng hồi đầu năm lên 167.270 tỷ đồng, tăng 7%.
Về chất lượng vay nợ, kết thúc quý III, số dư nợ xấu của Eximbank ở mức 4.318 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cuối năm trước. Trong đó, số dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 51% so với cùng kỳ năm trước từ 1.868 tỷ lên 2.825 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,65% hồi đầu năm lên 2,71%.
Dù Eximbank đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý III/2024, nhưng rủi ro về chất lượng nợ vẫn là mối quan ngại lớn đối với ngân hàng này. Việc tăng cường quản lý chất lượng tín dụng và trích lập dự phòng hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng giúp Eximbank duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu EIB có chuỗi tăng khá ấn tượng từ giữa tháng 10 trước khi chịu áp lực chốt lời và điều chỉnh nhẹ trong 2 phiên cuối tuần qua. Chốt phiên cuối tuần (25/10), cổ phiếu EIB giảm 2,57% xuống 20.850 đồng.
Thời gian gần đây, Eximbank liên tục vướng vào các tin đồn về gián đoạn hoạt động kinh doanh cũng như thay đổi trụ sở chính.
Phản hồi trước những thông tin này, Eximbank nhấn mạnh các thông tin này đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng, xâm phạm quyền lợi của cổ đông ngân hàng. Đặc biệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu, uy tín của nhà băng.
Eximbank khẳng định luôn tuân thủ thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính minh bạch, tôn trọng cổ đông và nhà đầu tư. Do vậy, ngân hàng khuyến nghị các cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, đối tác thận trọng trước những nguồn thông tin không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm chứng, có tính chất suy diễn chủ quan liên quan tới các hoạt động của ngân hàng.
Eximbank cũng cho biết đang đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ xác minh, làm rõ động cơ của hành vi phát tán tài liệu sai sự thật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng, khách hàng, cổ đông và đối tác.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
Đối với nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác, làn sóng thuế quan mới của chính quyền Trump đã làm lung lay toàn bộ chiến lược, đồng thời đẩy họ vào trạng thái tê liệt và lo lắng.
HĐQT Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres - mã chứng khoán SGR) đã thông qua miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Huỳnh Thanh Hải (cựu CEO CTCP Cơ Điện Lạnh - REE).
CTCP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) báo cáo chỉ bán được hơn 2,5 triệu cp NVL trong số 5 triệu cp đăng ký, giao dịch được thực hiện ngày 4/4.
CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lãi 700 tỷ đồng năm 2025, Nam Long (NLG) quyết bàn giao loạt dự án trọng điểm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?