Phần lớn giá trị tồn kho của doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng mạnh trong nhiều kỳ kế toán gần đây do các doanh nghiệp tiến hành mở rộng danh mục quỹ đất, dự án thông qua M&A.
(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Alex Chu).
Theo thống kê của chúng tôi, tại ngày 30/6, 60 doanh nghiệp bất động sản niêm yết ghi nhận hơn 325.627 tỷ đồng tồn kho (tương đương hơn 14 tỷ USD), tăng 7,54% so với cuối tháng 3 và tăng 14,75% so với cuối năm ngoái. Riêng 10 doanh nghiệp đứng đầu chiếm 81,98% tổng giá trị tồn kho của nhóm.
Trong hai năm qua, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) đẩy mạnh phát triển các đại đô thị nghỉ dưỡng với tổng quy mô hàng nghìn ha và tổng giá trị phát triển hàng tỷ USD như Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan thiet,... Qua đó, tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh từ 57.200 tỷ (cuối 2019) lên gần 86.870 tỷ (cuối 2020), dẫn đầu nhóm và chính thức vượt 110.000 tỷ (cuối 2021).
Tính đến ngày 30/6, tồn kho của Novaland hơn 125.506 tỷ đồng, chiếm 52,5% tài sản của doanh nghiệp và tăng hơn 14% so với cuối năm ngoái. Phần lớn tồn kho của doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến các dự án đang triển khai (bao gồm tiền sử dụng đất, tư vấn thiết kế, xây dựng,…).
Nửa đầu năm nay, Novaland đã M&A thêm một số doanh nghiệp dự án, đơn cử như Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley - chủ đầu tư Khu đô thị Aqua Waterfront City (Đồng Nai) và ghi nhận thêm khoảng 7.950 tỷ đồng tồn kho từ doanh nghiệp này.
Novaworld Phan Thiet có quy mô hơn 986 ha và tổng mức đầu tư khoảng 155.000 tỷ đồng, cung cấp ra thị trường 16.000 căn biệt thự. Đây là một trong những dự án trọng điểm đóng góp chính vào lợi nhuận của Novaland giai đoạn 2021-2023. (Ảnh: NVL).
Tương tự, chiếm tỷ trọng lớn trong gần 42.000 tỷ đồng tồn kho của CTCP Vinhomes (Mã: VHM) là tiền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng và phát triển các dự án: Vinhomes Grand Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Dream City, Khu đô thị Đại An và một số dự án khác.
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) chính thức bước vào top doanh nghiệp tồn kho trên 10.000 tỷ sau khi doanh nghiệp M&A thêm dự án Khu nhà ở Đoàn Nguyên (hay còn được gọi là Đoàn Nguyên Bình Trưng Đông, có quy mô 60.732 m2, thuộc phường Bình Trưng Đông, Cát Lái, TP Thủ Đức, TP HCM).
Trước đây dự án này từng thuộc sở hữu của Khang Điền nhưng doanh nghiệp đã thoái vốn tại doanh nghiệp dự án vào năm 2013 - giai đoạn thị trường bất động sản có nhiều khó khăn.
Theo nhận định của BVSC, khả năng cao Khang Điền mua lại dự án này nhằm có sản phẩm gối đầu cho năm 2024, trong lúc nhiều dự án của doanh nghiệp vẫn còn vướng nhiều thủ tục và quỹ đất sẵn sàng triển khai đang giảm dần.
(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Alex Chu).
(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Alex Chu).
Một số doanh nghiệp như Dat Xanh Service (Mã: DXS), CEO Group, Danh Khôi (Mã: NRC) cũng ghi nhận tồn kho tăng mạnh trên 50% so với cuối năm 2021.
Trong đó, tồn kho của Dat Xanh Service tăng 86,5% so với cuối năm 2021 lên hơn 3.700 tỷ đồng, chủ yếu là tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và phát triển dự án La Maison, Đất Quảng Riverside, Tuyên Sơn,…
Đối với CEO Group, tồn kho của doanh nghiệp hơn 900 tỷ đồng, tăng 52% so với cuối năm ngoái, chủ yếu là chi phí của các dự án đang triển khai. Ngoài ra, Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbour City - một trong những dự án chiến lược của CEO Group – có chi phí xây dựng dở dang dài hạn gần 1.700 tỷ đồng.
Tồn kho của Danh Khôi (Mã: NRC) cũng tăng trên 50% so với cuối năm ngoái, ghi nhận gần 77 tỷ đồng vào cuối tháng 6 và toàn bộ đều là chi phí của dự án Benhill tại Thuận An, Bình Dương. Đây là dự án Danh Khôi M&A vào năm ngoái, thông qua việc nhận chuyển nhượng 65% vốn của CTCP Đầu tư Benhouse Việt Nam - chủ đầu tư dự án.
Ngoài những doanh nghiệp kể trên, còn nhiều doanh nghiệp có tồn kho lớn như Nam Long (hơn 16.000 tỷ), DIC Corp (5.370 tỷ), An Gia (hơn 5.000 tỷ), Văn Phú-Invest (4.280 tỷ), Hải Phát (hơn 4.000 tỷ), Tân Tạo (hơn 3.600 tỷ),…
Ở chiều ngược lại, 18/60 doanh nghiệp giảm tồn kho so với cuối năm 2021, trong đó giảm mạnh ở một số doanh nghiệp bất động sản công nghiệp như: CTCP Thống Nhất (Mã: BAX) giảm 74% về hơn 18 tỷ; SZC: CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC) giảm 12% về 5,8 tỷ; Becamex IJC (Mã: IJC) giảm 9% về 3,7 tỷ;… Riêng Thống Nhất (Mã: BAX) đã hoàn thành dự án phát triển Khu trung tâm dịch vụ Khu công nghiệp Bàu Xéo và đang chờ bán nên không còn ghi nhận chi phí dở dang tại dự án này.
Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
DIC Corp (Mã chứng khoán DIG) sẽ chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu nhà ở Lam Hạ Center Point tại phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý. Sau khi hoàn tất thương vụ, công ty dự kiến ghi nhận doanh thu hơn 1.114 tỷ đồng.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 342/TB-VPCP ngày 2/7/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết hạng mục nhà ga hành khách của sân bay Long Thành sẽ hoàn thiện phần xây dựng trước 31/12/2025 và bắt đầu lắp đặt thiết bị từ quý II/2025; hoàn thiện nghiệm thu, chạy thử toàn bộ các hệ thống trước tháng 6/2026.
AEON dự kiến đầu tư thêm 3 trung tâm mua sắm mới tại TP HCM với tổng vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng, đồng thời tuyển dụng từ 1.500 đến 2.000 lao động cho mỗi trung tâm.
Tập đoàn Sun Group vừa có văn bản gửi UBND TP HCM, đề xuất nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro dài 40 km theo hình thức BT tại khu vực huyện Củ Chi (cũ)
Bộ Tài chính cho biết đang phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai để rà soát toàn bộ nội dung liên quan đến kết quả đấu thầu dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, sau khi bị Chính phủ phê bình vì báo cáo chậm và chưa đầy đủ.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký 2 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị ở Khu kinh tế Dung Quất. Hai dự án có tổng diện tích gần 2.700ha, tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD.
Với tổng diện tích 765 ha, quy hoạch này khoanh vùng và định hướng phát triển cho khu vực trung tâm, nơi tập trung các công trình lịch sử, văn hóa, dịch vụ và du lịch quan trọng của Đà Lạt.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo mức lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12, dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, cũng như các đối tượng đầu tư, mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và chung cư cũ cải tạo.
Ngày 30/6, UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định số 37 quy định chi tiết về trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP HCM, đề xuất được nghiên cứu và đầu tư tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Thủ Thiêm - sân bay quốc tế Long Thành. Nếu không được chọn làm nhà đầu tư, tập đoàn vẫn bàn giao kết quả nghiên cứu, không yêu cầu hoàn phí.
Ngày 30/6, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu Kinh tế Vân Phong, gồm: Khu đô thị mới Tu Bông và Dự án Khu đô thị mới Đầm Môn.
UBND quận Đống Đa vừa ban hành thông báo thu hồi bán đảo hồ Đống Đa để thi công đồng thời cùng Dự án Cải tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị khu vực xung quanh hồ.
Trong bức tranh thị trường hiện nay chính là việc người mua ngày càng mở rộng phạm vi tìm kiếm bất động sản ra ngoài địa bàn Thủ đô. Hiệu ứng fomo trong các phân khúc bất động sản như chung cư, đất nền dần hạ nhiệt, người mua nhà quan tâm đến giá trị dài hạn như chất lượng sản phẩm và danh tiếng của chủ đầu tư.
- UBND Thành phố Hà Nội vừa giao và cho thuê hàng chục nghìn m2 đất tại Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Oai để xây dựng hạ tầng đấu giá đất, dự án xăng dầu...
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?