Sau 3 năm khởi công, 9 dự án thuộc các lĩnh vực khu đô thị, dịch vụ thương mại, du lịch của Tập đoàn FLC dự kiến triển khai tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn bất động.
Ngày 12/7, ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa, Phó ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, cho hay đơn vị đang phối hợp với các sở, ngành làm việc với Tập đoàn FLC nhằm chấm dứt hoạt động các dự án.
"Chúng tôi động viên FLC trả lại đất đối với phần diện tích đã được Nhà nước giao, cho thuê để làm cơ sở thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư khác", ông Nghĩa nói.
Trước đó, giai đoạn 2018-2019, trên cơ sở đề xuất của FLC và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 9 dự án của FLC và các công ty đối tác (gồm 4 dự án khu đô thị và 5 dự án khu du lịch sinh thái) với tổng vốn đăng ký gần 18.000 tỉ đồng trên diện tích gần 250 ha.
Trong đó, 4 dự án khu đô thị có tổng vốn gần 9.200 tỉ đồng với diện tích hơn 165 ha gồm Vạn Tường 1, Vạn Tường 4, Vạn Tường 7 và Vạn Tường 8. Đến nay, 2 dự án khu đô thị Vạn Tường 1 và Vạn Tường 8 chưa được triển khai thủ tục đầu tư do vướng quy hoạch đất quốc phòng, 2 dự án còn lại đã chi trả khoảng 60 tỉ đồng giải phóng mặt bằng, nhưng chưa triển khai xây dựng.
5 dự án khu du lịch sinh thái tổng vốn đăng ký hơn 8.900 tỉ đồng với diện tích gần 82 ha. Nhưng đến nay, các bên liên quan mới chi trả bồi thường chưa đến 700 triệu đồng. Riêng dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Quảng Ngãi chưa triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Khu đất thuộc dự án FLC ở Quảng Ngãi đã đền bù nhưng chưa triển khai. Ảnh: Người Lao động
Qua kiểm tra, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi cho biết có 2 trong 6 công ty đối tác của tập đoàn FLC đầu tư các dự án nói trên đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan chức năng cũng đã thông báo cho các nhà đầu tư về việc giấy phép xây dựng cấp cho dự án trên hết hiệu lực.
Theo Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, phần lớn các dự án của FLC đều chưa triển khai xây dựng, một số dự án mới chi trả một phần chi phí giải phóng mặt bằng.
Do đó, Ban Quản lý sẽ làm việc, động viên FLC tự chấm dứt hoạt động của các dự án và trả lại đất đối với phần diện tích đã được nhà nước giao, cho thuê để làm cơ sở thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.
Trường hợp FLC không tự chấm dứt hoạt động của các dự án và trả lại đất, Ban quản lý sẽ xem xét, thu hồi đất và chấm dứt hoạt động các dự án.
Được biết, Quảng Ngãi không phải là địa phương đầu tiên muốn thu hồi các dự án của FLC. Trước đó, nhiều tỉnh thành khác như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Kon Tum… cũng ra văn bản thu hồi dự án của tập đoàn này trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được khẳng định, với các chính sách đặc thù đột phá đã được Quốc Hội, Chính phủ vừa thông qua, TP HCM quyết tâm thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phát triển 100.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030.
Ngày 2/6, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII đã tổ chức kỳ họp chuyên đề và chính thức thông qua danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm nhà ở thương mại theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội trên địa bàn tỉnh.
Chiều 2/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển cho nhà ở xã hội và rà soát đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội 5 tháng đầu năm, kế hoạch triển khai các tháng cuối năm 2025.
Chiều 2/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển cho nhà ở xã hội và rà soát đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội 5 tháng đầu năm, kế hoạch triển khai các tháng cuối năm 2025.
Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP HCM mới đây có văn bản gửi đến Bí thư Thành ủy TP, Chủ tịch UBND TP nhằm kiến nghị cho phép người dân thay thế thủ tục xin giấy phép xây dựng bằng hình thức đăng ký xây dựng kể từ ngày 1/7.
Dự án Khu vườn Nhật Bản do Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 8 năm 2015. Tuy nhiên, sau nhiều năm, dự án vẫn chưa được triển khai đúng tiến độ và mục tiêu cam kết.
Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn từ 2 làn lên 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 6.460 tỷ đồng.
Quyết định này là căn cứ pháp lý để các cơ quan chức năng, chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo của quá trình phát triển đô thị tại khu vực phân khu C4.
UBND TP HCM vừa chốt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với ba lô đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) với tổng giá trị hơn 5.705 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 29/5/2025 về tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND TP Bảo Lộc và UBND huyện Bảo Lâm nghiên cứu phương án ý tưởng quy hoạch do CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh đề xuất, đồng thời báo cáo kết quả trước ngày 2/6/2025.
Vừa qua, tại văn phòng Công ty Cổ phần Hoàng Vương Hưng Yên – Chủ đầu tư dự án Economy City đã diễn ra buổi làm việc với đại diện tập đoàn bất động sản đa quốc gia Avison Young. Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu trong chiến lược hợp tác quốc tế, mở rộng tiềm năng đầu tư và nâng tầm dự án Economy City trên bản đồ bất động sản khu vực.
Đề xuất nên bỏ quy định khoảng cách 30km khi mua nhà ở xã hội, thay bằng quy định linh hoạt về khoảng cách hoặc thời gian đi làm, xét theo hoàn cảnh thực tế.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương vừa có công văn gửi đến UBND phường Tân Phước Khánh (TP.Tân Uyên) đề nghị phối hợp để xử lý liên quan vụ xây dựng gần 50 căn nhà liền kề không phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho khách hàng đến ở.
UBND TP HCM vừa có quyết định thu hồi khu đất 3.541,9m2 đang làm bãi đỗ xe taxi, tiếp giáp đường vào ga quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất, phường 2, quận Tân Bình.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?