Thậm chí ECB dự kiến ​​sẽ tiếp tục thua lỗ trong vài năm tới nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả để có lợi nhuận bền vững.

Holger Schmieding - nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg (Đức) - cho biết kết quả của ECB đã được dự báo trước và đây không phải là vấn đề lớn.

Ngân hàng này đã kéo lãi suất từ ​​vùng âm lên mức kỷ lục 4% trong khoảng thời gian từ tháng 7/2022 - tháng 9/2023 nhằm đối phó với tình trạng lạm phát gia tăng sau đại dịch COVID-19.

Ngân hàng Trung ương châu Âu báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ
Ngân hàng Trung ương châu Âu báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ

Tổ chức này phải chịu chi phí lãi vay tăng đối với các khoản nợ chính, trong khi thu nhập lãi trên tài sản không theo kịp vì nhiều tổ chức có lãi suất cố định hoặc có thời gian đáo hạn dài.

Đại diện Ngân hàng Trung ương cho biết: "Sức mạnh tài chính của ECB được xây dựng bởi nguồn vốn và các tài khoản được kiểm duyệt chặt chẽ, có tổng giá trị lên tới 46 tỷ euro vào cuối năm 2023".

Tổ chức tài chính kể trên tuyên bố sẽ cân đối kế toán để bù đắp vào lợi nhuận trong tương lai. Trong 8 năm qua, ECB tuân theo chính sách kích thích tài chính nhằm tạo nên tính cân bằng. Tuy nhiên, lãi suất cao hơn đã đẩy một số ngân hàng trung ương quốc gia thua lỗ, bao gồm Bundesbank của Đức và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ.