Không chỉ là công nghệ, Digital Banking của Kienlongbank sẽ thay đổi hoàn toàn tư duy, thói quen và tâm lý của người dùng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm “cá nhân hoá toàn diện”, hướng đến hình thành ngân hàng thông minh 4.0 tiên tiến, hiện đại bậc nhất.
Hiện tại, theo thống kê thì có đến 59% người Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 67% sử dụng internet và 70% sử dụng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, lại chỉ có chưa đến 20% các giao dịch ngân hàng thông qua trực tuyến và thanh toán kỹ thuật số, mặc dù từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã kích hoạt một xã hội không tiền mặt vào năm 2020, tập trung vào phát triển thanh toán kỹ thuật số.
Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2030 là 106 triệu người, tỷ lệ chi tiêu của khách hàng sẽ tăng lên, cùng với đó là sự tăng trưởng trong tầng lớp trung lưu. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, số lượng người dùng điện thoại thông minh gia tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng được phân phối qua các kênh di động.
Đến năm 2025, Việt Nam sẽ có một thế hệ “khách hàng số” chi phối thị trường, với những mong muốn và kỳ vọng cao hơn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính số. Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi từ việc lấy sản phẩm làm trung tâm, sang lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung nâng cao trải nghiệm của người dùng cuối.
Xác định tầm quan trọng của chuyển đối số trong hoạt động ngân hàng, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) đang nhanh chóng tiến hành quá trình đổi mới, từ mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh ngân hàng số với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm bắt kịp những thay đổi về xu hướng, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Sắp tới đây, ngân hàng số Kienlongbank sẽ chính thức ra mắt với hàng loạt dịch vụ số giúp khách hàng tận hưởng những trải nghiệm hoàn toàn mới trong kỷ nguyên 4.0.
Trải nghiệm hoàn hảo tại “không gian số 5 sao”
Đến với ngân hàng Kienlongbank, ấn tượng đầu tiên phải kể đến là hệ thống văn phòng giao dịch 5 sao kiểu mẫu với không gian như các phòng chờ cao cấp. Tại đây, Kienlongbank ứng dụng những công nghệ khoa học hiện đại như sinh trắc học, nhận diện khuôn mặt (Face ID), nhận diện giọng nói tự nhiên, công nghệ phân tích hình ảnh,… giúp mọi giao dịch của khách hàng trở nên đơn giản, thuận tiện nhưng vô cùng đảm bảo về yếu tố an ninh, bảo mật.
Phòng giao dịch 5 sao hiện đại của ngân hàng số Kienlongbank
Ngân hàng Kiên Long cũng đang dự kiến đưa vào sử dụng hệ thống máy STM thông minh, tích hợp các công nghệ tân tiến nhất để thực hiện các chức năng thay thế cho một quầy giao dịch truyền thống dành cho các nghiệp vụ mở tài khoản, cấp phát thẻ nhanh, ký hợp đồng, tư vấn, các giao dịch nộp/rút tiền mặt, in/quét/thu hồi tài liệu…
Khách hàng sẽ được trải nghiệm sự hiện đại của công nghệ với FaceID ngay từ cửa vào
Đặc biệt, Kienlongbank đang nghiên cứu phát triển tính năng thanh toán, nộp lệ phí dịch vụ hành chính công ngay trên máy STM với hơn 1.000 dịch vụ công như đăng ký đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; nộp lệ phí trước bạ và tờ khai đăng ký ôtô - xe máy, nộp lệ phí phạt vi phạm giao thông…. Đây là thiết bị được đánh giá là hiện đại, tiên tiến bậc nhất với giá thành đầu tư đắt đỏ tại thị trường Việt Nam hiện nay. Trong thời gian tới, Kienlongbank dự kiến sẽ triển khai hệ thống này tại 100% các điểm giao dịch của ngân hàng.
Hệ thống máy STM thông minh sẽ được Kienlongbank triển khai trong thời gian tới
Nằm trong chiến lược mở rộng và phát triển mạng lưới, Kienlongbank dự kiến sẽ triển khai các điểm giao dịch Self-Service 24/7 tại các trung tâm thương mại, khu đô thị lớn trên cả nước. Với sự hoạt động của máy STM, tại đây, khách hàng có thể Rút/Nạp tiền; Cấp phát thẻ chỉ trong vòng 5 phút; Mở sổ tiết kiệm hoặc Tư vấn dịch vụ ngân hàng, đầu tư thông qua kết nối video trực tuyến… Nhân viên tổng đài sẽ tiếp đón và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng thông qua webcam từ xa. Mạng lưới rộng khắp của Self-Service sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và giải quyết được những vấn đề liên quan tới tài chính của mình.
Xuất phát từ mục tiêu kéo gần khoảng cách tiếp cận công nghệ mới tới khách hàng, Kienlongbank đang nghiên cứu và định hướng phát triển hệ thống Mobile Branch - Mô hình ngân hàng di động sử dụng máy STM trên ô tô chuyên dụng hoạt động rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Chỉ trên một chiếc xe nhỏ gọn, điểm giao dịch lưu động Mobile Branch thực hiện một số lĩnh vực, nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng nhà nước…., cụ thể như huy động vốn, cho vay, các dịch vụ mở tài khoản thanh toán và đăng ký sử dụng các dịch vụ trên tài khoản thanh toán; thẻ ghi nợ nội địa; dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán hóa đơn, thu hộ, chi hộ; chi trả kiều hối (VNĐ), bán bảo hiểm; E-Banking, Mobile banking, giao dịch qua máy và các dịch vụ khác theo quy định của Kienlongbank.
Các điểm giao dịch Self Service của Kienlongbank sẽ phục vụ khách hàng 24/7
Hướng tới sự đơn giản, tiết kiệm thời gian và mang lại những trải nghiệm đẳng cấp chưa từng có cho khách hàng, Kienlongbank ứng dụng công nghệ hiện đại để biến việc phục vụ tài chính cho những nhu cầu của khách hàng trở thành một phần của cuộc sống thường nhật - Lifetime-Banking.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Kienlongbank sẽ cung cấp các giải pháp tối ưu của một ngân hàng số hoàn hảo, được thiết lập bởi các nền tảng công nghệ mạnh mẽ. Song song với đó, Kienlongbank sẽ phát triển mô hình "Ngân hàng không ngủ", mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm mang phong cách Digital toàn diện, đảm bảo tối đa sự tiện lợi và bảo mật thông tin khi sử dụng dịch vụ 24/7 ở mọi nơi, mọi lúc.
Đích đến cuối cùng của một ngân hàng số toàn diện chính là mang tới trải nghiệm “cá nhân hóa hoàn hảo” cho người dùng cuối
Báo cáo "Retail Banking 2020" của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) chỉ ra, 40% khách hàng rời ngân hàng chỉ sau một trải nghiệm không hài lòng, và ngược lại, nâng tầm trải nghiệm khách hàng sẽ giúp ngân hàng giành được lợi thế cạnh tranh lớn trên "đường đua" chuyển đổi số. Hiểu rõ điều này, Kienlongbank đặc biệt chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Theo đó, đại diện Kienlongbank cho biết: “Nằm trong chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng Kienlongbank phiên bản mới được tập trung đầu tư công nghệ hiện đại nhất, cập nhật các xu hướng phát triển sản phẩm tiên tiến nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chúng tôi đặt mình vào vị trí của người dùng cuối để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, vì vậy ứng dụng Kienlongbank sẽ mang đến trải nghiệm mới mẻ và ưu việt”.
Kienlongbank App - Trợ lý ảo tài chính hoàn hảo
Không chỉ thực hiện các giao dịch tiền tệ thông thường, Kienlongbank App phiên bản mới (Kienlongbank Plus) đóng vai trò như một trợ lý ảo, cố vấn tài chính cá nhân hóa hoàn hảo trên cơ sở tích hợp công nghệ mở Open Banking API với đa dạng dịch vụ tài chính được sắp xếp dựa trên hành vi và thói quen tiêu dùng của người sử dụng, trợ giúp khách hàng thực thi như Mobile Banking; Lập kế hoạch tiết kiệm chi tiêu; Đầu tư trái phiếu, cổ phiếu; Đầu tư vàng, Đầu tư Bất động sản; Digital savings; Digital insurance; Digital TV & Entertainment; Mua sắm thông minh,... Ngoài việc tạo nên một ứng dụng ngân hàng số kiểu mẫu, thông qua việc hợp tác với các đối tác chiến lược, Kienlongbank còn được tích hợp trên những ứng dụng khác tạo nên một hệ sinh thái tài chính với các dịch vụ đa dạng như Đầu tư, Tài chính, Bất động sản, Thương mại điện tử, Giải trí…
Báo cáo "Retail Banking 2020" của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) chỉ ra, 40% khách hàng rời ngân hàng chỉ sau một trải nghiệm không hài lòng, và ngược lại, nâng tầm trải nghiệm khách hàng sẽ giúp ngân hàng giành được lợi thế cạnh tranh lớn trên "đường đua" chuyển đổi số. Hiểu rõ điều này, Kienlongbank đặc biệt chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Theo đó, đại diện Kienlongbank cho biết: “Nằm trong chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng Kienlongbank phiên bản mới được tập trung đầu tư công nghệ hiện đại nhất, cập nhật các xu hướng phát triển sản phẩm tiên tiến nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chúng tôi đặt mình vào vị trí của người dùng cuối để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, vì vậy ứng dụng Kienlongbank sẽ mang đến trải nghiệm mới mẻ và ưu việt”.
Hệ sinh thái tài chính số ưu việt với đa dạng dịch vụ mang tới sự tiện lợi cho khách hàng
Bắt kịp xu hướng thị trường, Kienlongbank áp dụng quy trình eKYC (định danh điện tử khách hàng) kết hợp trí tuệ nhân tạo AI tự động hóa quy trình điền thông tin, rút ngắn thời gian xác thực và đơn giản hóa quy trình tiếp nhận khách hàng, từ đó tiết kiệm được chi phí và mang lại sự hài lòng cho người dùng.
Hơn tất cả, Digital Banking gắn với Kienlongbank không chỉ là công nghệ mà còn là các sản phẩm tài chính tối ưu và tiện lợi đối với người dùng cuối. Bên cạnh danh mục sản phẩm đang hiện hữu, Kienlongbank cũng đang trong tiến trình mở rộng danh mục các khoản cho vay hướng đến nhiều đối tượng khách hàng như cho vay hưu trí, cho vay mua nhà, cho vay tín chấp…
Trong tiến trình trở thành một Digital Banking toàn diện, Kienlongbank sẽ hợp tác với các đối tác chiến lược như Unicloud, VNPost... để cùng nâng tầm chất lượng các sản phẩm và dịch vụ. Theo đó, Tập đoàn Công nghệ Quốc tế Unicloud sẽ xây dựng và phát triển giải pháp tổng thể ngân hàng số dựa trên các nền tảng IoT, AI, RPA, Robotic, Blockchain, Cloud Computing,... Còn với dịch vụ Thu - Chi hộ do Kienlongbank dự kiến hợp tác với Bưu điện Việt Nam VnPost, khách hàng có thể gửi và nhận tiền từ tài khoản Kienlongbank thông qua các văn phòng giao dịch của VnPost trên toàn quốc…
Ngân hàng số Kienlongbank đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa toàn diện
Nhanh hơn - Thông minh hơn - Tin cậy hơn là giá trị hiệu quả của quá trình số hoá, cũng là mục tiêu trong chiến lược phát triển lâu dài, bền vững của Kienlongbank. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nền tảng để Kienlongbank tạo nên nhiều sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong quá trình trở thành ngân hàng thân thiện với người dùng, nhờ vào sức mạnh và trí tuệ của công nghệ.
Hiện tại, Ngân hàng TMCP Kiên Long cũng đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng như miễn phí “0 đồng trong mọi giao dịch”, “Gửi tiết kiệm trực tuyến cộng ngay 0.1% lãi suất”...
Tải ngay App Kienlongbank phiên bản mới (KienlongBank Plus) để bước vào những “trải nghiệm số” mới lạ, cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất dành cho khách hàng. Ứng dụng đã có mặt trên:
Giá rao bán căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội tăng, bất kể khu vực. Tính đến cuối năm 2024, giá chung cư sơ cấp và thứ cấp đều tăng. Cụ thể, giá bán căn hộ chung cư sơ cấp đạt 72 triệu đồng/m2, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái và 12% so với quý trước. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận được trong vòng 8 năm trở lại đây tại thị trường chung cư Hà Nội.
Thị trường bất động sản TP HCM đã bước qua vùng đáy và đang dần có tín hiệu phục hồi. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau thời gian nằm im thăm dò thị trường đã dần có các động thái, khởi động các dự án làm ấm thị trường.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết ô đất A3/CT2 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên với diện tích khoảng 16.395 m2.
Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: mã chứng khoán AGG) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 325 triệu đồng do thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua ĐHĐCĐ.
Năm 2025, nguồn cung mới căn hộ chung cư tại Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục dồi dào, ước đạt hơn 31.000 căn mở bán, cao hơn so với năm 2024. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp, với sự gia tăng nguồn cung hạng sang.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
Trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3 - 7% mỗi năm ở phía Nam. Các khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tập trung ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
Tại TP HCM tính đến cuối quý IV/2024 đạt 310 triệu đồng/m2 trong khi đó, tại Hà Nội, giá bán sơ cấp của phân khúc này đạt khoảng 220 triệu đồng/m2. Khoảng cách giá nhà đất tại hai đô thị lớn lên đến gần 100 triệu đồng/m2
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 07/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên (Dự án).
Chiều 8/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau thời gian thi công năng suất và đầy nỗ lực của chủ đầu tư cùng nhà thầu xây dựng, tòa căn hộ cao cấp The Fibonan đã chính thức cất nóc ngày 05/01/2025 vừa qua. Đồng thời, Chủ đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án để bàn giao căn hộ tới khách hàng đúng thời hạn.
Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai mới đây ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của sổ đỏ.
Danh mục các công trình, dự án nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Phúc Thọ bao gồm 149 dự án với tổng diện tích là 517,74ha; Huyện Ba Vì dự án trong kế hoạch, bao gồm 181 dự án với tổng diện tích là 1.135,06ha.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinh Quang (giai đoạn 1), thành phố Hải Phòng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?