CTCP Masan High-Tech Materials (Mã chứng khoán MSR) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc bổ nhiệm ông Ashley James McAleese vào vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2029.
Được biết, vào hồi tháng 11, Masan High-Tech Materials đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT trước nhiệm kỳ của ông Craig Richard Bradshaw. Đồng thời ông cũng xin rút khỏi ghế Tổng Giám đốc của MSR từ ngày 1/1/2025 và được HĐQT thông qua.
Tân CEO Ashley James McAleese sinh năm 1980, quốc tịch Úc. Trước khi ngồi ghế Tổng Giám đốc MSR, ông làm Tổng Giám đốc tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo và Công ty TNHH Vonfram Masan. Hiện ông không sở hữu cổ phần tại MSR.
Ngoài việc bổ nhiệm vị trí CEO, HĐQT MSR cũng thông qua việc miễn nhiệm bà Đinh Lệ Hằng khỏi vị trí Phó Tổng Giám đốc từ ngày 1/2/2025.
Cuối tháng qua, HĐQT cũng ra quyết định thông qua việc lấy ý kiến cổ đông của công ty bằng văn bản để thông qua chấp thuận việc từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Craig Richard Bradshaw và chấp thuận bổ nhiệm ông Ashley McAleese vào vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày đăng ký cuối cùng để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản là 6/12, công ty dự kiến thực hiện trong tháng 12 năm nay.
Về tình hình kinh doanh, tính đến cuối quý IIII/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của MSR chỉ còn chưa tới 33 tỷ đồng. MSR giải trình do sản lượng florit giảm và kế hoạch giao hàng florit và đồng từ tháng 9 bị trì hoãn sang đầu tháng 10 do ảnh hưởng của bão Yagi, công ty ghi nhận doanh thu suy giảm.
Tại thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản MSR đạt gần 39.395 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Nợ phải trả gần 26.990 tỷ đồng, trong đó, vay nợ tài chính và phát hành trái phiếu chiếm hơn 16.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2024, MSR phải trả hơn 1.050 tỷ đồng chi phí lãi vay.
Masan High-Tech Materials ban đầu có tên gọi là Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources), năm 2020 chính thức đổi tên thành Công ty CP Masan High-Tech Materials (Mã: MSR), là công ty con sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan (Mã: MSN). Tính đến 30/9/2024, Tập đoàn Masan sở hữu 86,4% vốn của doanh nghiệp này.
Masan High-Tech Materials là đầu mối quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư và khai thác dự án Núi Pháo. Đồng thời, trực tiếp sở hữu tất cả các công ty con phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó sở hữu 100% Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo.
Masan High-Tech Materials là doanh nghiệp đang sở hữu nguồn cung ổn định từ mỏ vonfram đa kim Núi Pháo và là một trong những nhà sản xuất vonfram và vật liệu tích hợp lớn nhất toàn cầu (ngoài Trung Quốc), với các nhà máy chế biến và tái chế vonfram chất lượng cao đặt tại Đức, Việt Nam, Canada và Trung Quốc.
Masan High-Tech Materials sở hữu nền tảng sản xuất vonfram tích hợp toàn cầu, từ khai thác, thu mua vật liệu thô, tới chế biến, thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D), quy tụ các chuyên gia khai khoáng hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm tái chế vonfram 10 năm từ Đức, cung ứng vật liệu vonfram công nghệ cao cho thị trường toàn cầu.
Hiện tại, Masan High-Tech Materials cung cấp 30% lượng vonfram toàn cầu (ngoài Trung Quốc), với 70% khách hàng là các doanh nghiệp nằm trong top 50 thế giới về vốn hóa thị trường. Nhiều mối quan hệ hợp tác của Masan High-Tech Materials đã kéo dài hơn 2 thập kỷ. Mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn của công ty này cũng trải dài trên 30 quốc gia, với 200 nhà cung cấp đang hoạt động, điều này khẳng định tầm quan trọng và vị thế của Masan High-Tech Materials trên thị trường vật liệu toàn cầu.
Mitsubishi Materials Corporation (Nhật Bản) thông báo đăng ký bán ra toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR của CTCP Masan High-Tech Materials mà công ty đang sở hữu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần.
Ngay sau khi được Quốc hội thông qua phương án tháo gỡ khó khăn, HĐQT Vietnam Airlines nhất trí thông qua thời gian tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 vào ngày 21/1/2025. Ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội là 26/12.
SCIC thông báo tổ chức đấu giá 10,5 triệu cổ phần, tương đương hơn 25% vốn điều lệ Tổng Công ty Thăng Long. Giá khởi điểm của cả lô hơn 222,6 tỷ đồng, tương đương hơn 21.200 đồng/cổ phần.
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không số 2 thuộc Dự án thành phần 4 tại Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành (các công trình dịch vụ mặt đất).
Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã chứng khoán TCH) bị xử phạt 295 triệu đồng do các vi phạm về công bố thông tin và các vi phạm về giao dịch với người có liên quan.
HĐQT FLC bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền giữ chức vụ Tổng giám đốc. Trước đó, bà Huyền đã có 3 năm đảm nhiệm vị trí này (giai đoạn 19/3/2020 đến cuối tháng 2/2023).
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã chứng khoán SSB) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc thông qua một số vấn đề liên quan đến việc đề cử, ứng cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung/thay thế thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Lộc Trời bị truy thu tổng số tiền là 5,011 tỷ đồng. Trong đó, 600,2 triệu đồng thuế giá trị gia tăng, 3,266 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 307 triệu đồng tiền chậm nộp thuế và 837 triệu đồng phạt hành chính.
BIDV dự kiến phát hành 1,197 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện quyền là 21%. Thời gian phát hành dự kiến quý IV/2024 – quý I/2025.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty cổ phần Thép Nam Kim (Thép Nam Kim; mã chứng khoán NKG) với khối lượng dự kiến 131,6 triệu cổ phiếu và triển khai trong vòng 90 ngày kể từ 2/12/2024.
Theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung Nam Group lỗ gần 2.9 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên 2,68 lần, tương ứng với khoản nợ khoảng 65.097 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm khoảng 18.218 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank tiền thân là Ngân hàng TMCP Hải Phòng thành lập tháng 3/1994. Đến 2002, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Theo thông tin từ TCBS, ứng cử viên thành viên HĐQT độc lập là bà Nguyễn Thị Dịu (SN 1973). Trước đây, bà từng có thời gian nhiều năm đảm nhiệm Phó Tổng Giám đốc tại Vingroup hay Thành viên Hội đồng quản trị Vincom Retail.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?