Mã OTP là một hình thức bảo mật rất quen thuộc với chúng ta trong các giao dịch ngân hàng, ví điện tử, thanh toán mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ mã OTP là gì, tính bảo mật của mã OTP ra sao và cách sử dụng như thế nào là đúng.
Mã OTP là gì? Có bao nhiêu loại mã OTP?
Mã OTP (One Time Password) là loại mật khẩu chỉ sử dụng một lần và được xem là lớp bảo vệ thứ hai cho dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến hay e-mail, mạng xã hội.
Mã xác thực OTP giúp ngăn chặn, giảm thiểu những rủi ro bị tấn công khi mật khẩu bị lộ hoặc hacker xâm nhập. Nó gồm một dãy gồm các ký tự hoặc chữ số được tự động tạo ra gửi đến số điện thoại của bạn.
Mã OTP rất phổ biến hiện nay.
Đúng như tên gọi, mã OTP được dùng xác nhận giao dịch một lần duy nhất. Kể cả không được xử dụng, mã xác nhận này sẽ hết hiệu lực trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút. Sau đó, mã OTP này không thể sử dụng được cho bất kỳ giao dịch nào khác.
Các ngân hàng thường xem đây là một dịch vụ tiện ích thêm cho khách hàng sử dụng những sản phẩm của ngân hàng khi giao dịch. Đồng nghĩa là để sử dụng được dịch vụ này, bạn cần trả thêm phí nhỏ.
Hiện nay, có 3 hình thức cung ứng mã OTP là:
- SMS OTP: Khách hàng sẽ nhận được tin nhắn gửi mã OTP đến số điện thoại mà bạn đăng ký khi mở tài khoản tại ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều có dịch vụ SMS OTP.
- Token: Là một thiết bị điện tử mà chủ tài khoản được cấp khi mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng. Nó có thể tự động sinh ra mà không cần đến kết nối mạng. Nếu khách hàng sử dụng hình thức này sẽ phải trả thêm phí làm máy Token. Một số ngân hàng đang có dịch vụ bảo mật Token như ACB, HSBC, Sacombank,…
- Smart OTP: Đây là ứng dụng tạo mã OTP mà khách hàng có thể cài trên điện thoại có hệ điều hành Android hay iOS. Sau khi đăng kí tài khoản trên ứng dụng và kích hoạt thành công thì ứng dụng này sẽ hoạt động tương tự như Token.
- Voice OTP: Đây là hình thức lấy mã OTP mới xuất hiện gần đây. Với hình thức này, hệ thống tự động gọi đến số điện thoại mà bạn đăng ký sử dụng để cung cấp mật khẩu dùng 1 lần theo file ghi âm sẵn.
Tính bảo mật của mã OTP
Thông thường, mã OTP đóng vai trò như 1 lớp mật khẩu thứ 2 sau lớp mật khẩu thông thường, điểm khác biệt với mật khẩu thông thường là chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất. Chức năng của mã OTP chính là giúp tăng cường tính bảo mật cho tài khoản trở nên an toàn hơn.
Mã OTP là mật khẩu chỉ sử dụng 1 lần thường có hiệu lực rất ngắntừ 30 – 60s. Nên sẽ rất khó để kẻ xấu lợi dụng đánh cắp. Nếu không may bị kẻ xấu đánh cắp tài khoản của bạn thì chúng cũng không thể giao dịch nếu không có mã xác thực OTP. Theo đó, Mã OTP thường chỉ được gửi về số điện thoại hoặc ứng dụng nên độ bảo mật rất cao, do đó chỉ có chủ tài khoản mới có thể nhận được mã OTP mà thôi.
Tóm lại mã OTP sẽ mang lại cho người dùng rất nhiều những lợi ích. Trong thời buổi “tội phạm công nghệ” phổ biến như hiện nay, nếu các ngân hàng không sử dụng mã OTP mà chỉ sử dụng bảo mật một lớp như trước thì nguy cơ tài khoản của khách hàng mất tiền sẽ rất cao.
Cách lấy và sử dụng mã OTP
Mã OTP sẽ được gửi về số điện thoại khi khách hàng đăng ký thông tin với tài khoản ngân hàng. Nếu muốn chuyển tiền qua điện thoại sang một số tài khoản khác bằng Internet Banking, khách hàng cần tiến hành đăng nhập với tên tài khoản cùng mật khẩu đã đăng ký.
Mã OTP giúp tăng thêm tính bảo mật cho tài khoản an toàn hơn.
Sau khi cập nhật đầy đủ thông tin giao dịch gồm: người nhận, số tiền cần chuyển, hình thức chuyển tiền, ngân hàng thường yêu cầu xác nhận bằng mã OTP.
- Cách lấy mã SMS OTP: Đây là ứng dụng tự động không cần phải kích hoạt, khi thực hiện cách giao dịch trên Internet Banking thì mã OTP sẽ tự động được gửi về số điện thoại, ví dụ:
Bước 1: Khi đăng nhập vào ứng dụng Internet banking hoặc mobile banking. Tiến hành đăng nhập tài khoản “Chọn chức năng chuyển tiền” Nhập số tài khoản, tên người thụ hưởng, số tiền cần chuyển, sau đó nhấp vào OK.
Bước 2: Hệ thống sẽ yêu cầu nhập mã OTP, tiếp theo ấn vào “lấy mã OTP”, 1 mã xác nhận OTP sẽ được gửi về số điện thoại của bạn là một đoạn mã từ 4 – 6 số, bạn chỉ cần nhập đoạn mã này là giao dịch hoàn tất.
Lưu ý khi nhận được mã SMS OTP nên sử dụng luôn để tránh mất hiệu lực.
- Cách lấy mã Smart OTP: Để có thể lấy được mã Smart OTP, người dùng phải đăng ký dịch vụ Mobile Banking với ngân hàng khi mở tài khoản, sau đó theo các bước sau
Bước 1: Đăng nhập với ứng dụng Mobile Banking. Chọn mục Smart OTP, Đăng ký Smart OTP. Điền mã xác thực và xác nhận thông tin.
Bước 2: Sau đó, ấn xác thực “Nhập mã OTP” ngân hàng gửi qua SMS, rồi nhập mã OTP, xác nhận hoàn tất quá trình đăng ký.
Bước 3: Khi xác nhận giao dịch, người dùng chỉ cần nhập mật khẩu để lấy mã OTP. Khi Mã OTP hiện ra, ấn OK là hoàn tất giao dịch.
Lưu ý khi đã đăng ký mã Smart OTP, không nên chia sẻ với người khác. Mặt khác, cũng nên lựa chọn chuỗi số dễ ghi nhớ đối với khách hàng nhưng không quá dễ đoán để có tính bảo mật cao hơn, tránh việc khách hàng quên mã Smart OTP.
Vì sao không nhận được mã OTP?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến không nhân được mã OTP, ví dụ như:
Trong thời gian sử dụng hay bị va đập khiến Sim điện thoại bị lỏng, rơi ra khỏi khay sim khiến khách hàng không nhận được mã xác thực.
Trong trường hợp điện thoại vẫn nhận Sim bình thường thì cần kiểm tra Sim có bị khóa hay không. Trong hợp này, nên liên hệ với nhà mạng để được hỗ trợ.
Nếu vô tình chặn tin nhắn ngân hàng, ví điện tử thì các đơn vị này sẽ không thể gửi mã OTP cho khách hàng được.
Cần xác định lại số điện thoại đã đăng ký với ngân hàng có phải số điện thoại khách hàng đang sử dụng hay không. Nên không phải cần liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ thay đổi số điện thoại.
Báo cáo về công tác thu thuế thương mại điện tử và chuyển đổi số trong 4 tháng đầu năm, Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trong 04 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.
Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Sau khi âm thầm hoạt động "chui" sàn thương mại điện tử TEMU vẫn đang trong thời gian chờ đợi xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Temu sẽ phải hoàn tiền và bồi thường cho những khách hàng đã đặt mua sản phẩm trên nền tảng này mà chưa nhận được hàng.
Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo), trung bình mỗi ngày, người Việt chi khoảng hơn 873,6 tỷ đồng để mua hàng online.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?