Giữ vững vị trí dẫn đầu kinh tế vùng ĐBSCL, Long An tiếp tục được “chọn mặt gửi vàng” khi nhận được sự đầu tư trên mọi phương diện trong giai đoạn 2021-2025.
Hạ tầng Long An kết nối
Nằm giáp ranh TP.HCM, Long An được xem là cửa ngõ kết nối hai vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ. Với vị trí chiến lược và được đánh giá là trung tâm công nghiệp - dịch vụ chính của ĐBSCL, Long An tập trung đầu tư xây dựng mở rộng nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhằm kết nối nội tỉnh và các địa phương khác trong khu vực.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Long An sẽ huy động nguồn vốn khoảng 30.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các dự án giao thông trên địa bàn. Mới đây, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cũng đã có văn bản đề xuất ưu tiên triển khai thực hiện 6 dự án giao thông lớn kết nối giữa TP.HCM và Long An với tổng vốn đầu tư hơn 21.500 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều công trình lớn, giữ vị trí quan trọng trong việc tạo kết nối từ các khu, cụm công nghiệp đến TP.HCM, Cảng quốc tế Long An như: đường Tân Tập – Long Hậu, đường Lương Hòa – Bình Chánh, trục động lực Đức Hòa…
Đầu tư hạ tầng là “đòn bẩy” đưa Long An bứt phá trong giai đoạn 2021-2025.
Trước đó, tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước, metro 3A Bến Thành - Tân Kiên cũng đang rục rịch khởi động; cao tốc Bến Lức - Long Thành, TP.HCM - Trung Lương - Cần Thơ đang chuẩn bị đưa vào hoạt động. Trong khi tuyến đường sắt tốc độ cao từ TP.HCM đi qua Long An về miền Tây, với tổng đầu tư khoảng 10 tỷ USD cũng đang có những chuyển biến tích cực.
Mở rộng quỹ đất - Tháo gỡ hành lang pháp lý
Song song với đầu tư hạ tầng giao thông, Long An còn chú trọng mở rộng quỹ đất sạch và tháo gỡ hành lang pháp lý nhằm thu hút làn sóng FDI “đổ bộ” vào Việt Nam sau đại dịch Covid-19.
Được biết năm 2020, trên toàn tỉnh Long An có hơn 16 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích quy hoạch gần 3.800ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 88,4%. Các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp đã đóng góp cho ngân sách gần 3.900 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 148.000 lao động. Bước sang năm 2021, Long An phấnđấu có trên 1.500ha đất sạch trong các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư.
Ngoài ra, chính quyền địa phương còn nỗ lực khắc phục hạn chế, khó khăn chủ quan và đưa ra các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh,... nhằm tạo ấn tượng tốt, thu hút nhà đầu tư đến với Long An.
“Đón sóng” đầu tư bất động sản
Cùng với Đồng Nai và Bình Dương, Long An trở thành chân kiềng thứ ba trong thu hút đầu tư bất động sản tại khu vực miền Nam. Các tập đoàn, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để sở hữu khu đất vàng, đầu tư xây dựng các dự án đô thị vệ tinh, khu dân cư – nhà ở trong các cụm công nghiệp với quy mô lớn nhằm “đón sóng” giãn dân của thành phố, phục vụ nhu cầu an cư cho các chuyên gia - người lao động.
Đơn cử như dự án đô thị vệ tinh The Sol City với quy mô lên đến 103ha được phát triển bởi Thắng Lợi Group. Là một nhà đầu tư khá nổi tiếng tại thị trường khu Tây, Thắng Lợi Group cho ra mắt dự án The Sol City vào Quý IV/2020 với định vị trở thành một khu đô thị vệ tinh mang tầm vóc quốc tế nhờ vào các công trình kiến trúc và tiện ích hiện đại, phục vụ tối đa nhu cầu của cư dân tương lai.
Dự án hứa hẹn trở thành “điểm sáng” đầu tư tại khu Tây.
The Sol City sở hữu vị trí “vàng” tại Long An nhờ việc nằm ngay trên cao tốc Bến Lức – Long Thành, liền kề Phú Mỹ Hưng, đặc biệt thời gian di chuyển vào trung tâm TP.HCM chỉ 30 phút. Chính lợi thế về vị trí mà ngay trong những ngày đầu chào sân, dự án đã thu hút sự quan tâm đông đảo nhà đầu tư đến từ TP.HCM lẫn các tỉnh lân cận.
Đặc biệt hơn khi The Sol City được xây dựng theo mô hình đô thị sinh thái liền kề TP.HCM, mang hơi thở đầy năng lượng của một thành phố trẻ. Dự án dành riêng 43.000m2 cho phát triển cây xanh, đảm bảo môi trường sống xanh - sạch – an ninh – trong lành cho cư dân và chuyên gia.
The Sol City thi công vượt tiến độ, hoàn thành đến 80% và pháp lý hoàn chỉnh.
Chỉ vỏn vẹn vài tháng thi công, đến nay, The Sol City đã xác lập vị thế của mình trên bản đồ huyện Cần Giuộc nói riêng và tỉnh Long An nói chung nhờ tiến độ thi công nhanh (hoàn thiện đến 80%), pháp lý hoàn chỉnh với sổ đỏ cho từng nền, sở hữu vĩnh viễn.
Rõ ràng, với những chuyển động nổi bật về hạ tầng và thị trường bất động sản, The Sol City xứng đáng trở thành tâm điểm thu hút đầu tư của khách hàng. Nhất là khi dự án đang ở giai đoạn đầu phát triển, giá bất động sản hợp lý và đem đến biên lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
Giá rao bán căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội tăng, bất kể khu vực. Tính đến cuối năm 2024, giá chung cư sơ cấp và thứ cấp đều tăng. Cụ thể, giá bán căn hộ chung cư sơ cấp đạt 72 triệu đồng/m2, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái và 12% so với quý trước. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận được trong vòng 8 năm trở lại đây tại thị trường chung cư Hà Nội.
Thị trường bất động sản TP HCM đã bước qua vùng đáy và đang dần có tín hiệu phục hồi. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau thời gian nằm im thăm dò thị trường đã dần có các động thái, khởi động các dự án làm ấm thị trường.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết ô đất A3/CT2 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên với diện tích khoảng 16.395 m2.
Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: mã chứng khoán AGG) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 325 triệu đồng do thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua ĐHĐCĐ.
Năm 2025, nguồn cung mới căn hộ chung cư tại Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục dồi dào, ước đạt hơn 31.000 căn mở bán, cao hơn so với năm 2024. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp, với sự gia tăng nguồn cung hạng sang.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
Trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3 - 7% mỗi năm ở phía Nam. Các khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tập trung ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
Tại TP HCM tính đến cuối quý IV/2024 đạt 310 triệu đồng/m2 trong khi đó, tại Hà Nội, giá bán sơ cấp của phân khúc này đạt khoảng 220 triệu đồng/m2. Khoảng cách giá nhà đất tại hai đô thị lớn lên đến gần 100 triệu đồng/m2
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 07/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên (Dự án).
Chiều 8/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau thời gian thi công năng suất và đầy nỗ lực của chủ đầu tư cùng nhà thầu xây dựng, tòa căn hộ cao cấp The Fibonan đã chính thức cất nóc ngày 05/01/2025 vừa qua. Đồng thời, Chủ đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án để bàn giao căn hộ tới khách hàng đúng thời hạn.
Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai mới đây ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của sổ đỏ.
Danh mục các công trình, dự án nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Phúc Thọ bao gồm 149 dự án với tổng diện tích là 517,74ha; Huyện Ba Vì dự án trong kế hoạch, bao gồm 181 dự án với tổng diện tích là 1.135,06ha.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinh Quang (giai đoạn 1), thành phố Hải Phòng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?