Ngân hàng Citigroup (Mỹ) đã vô tình chuyển 81.000 tỷ USD vào tài khoản của một khách hàng, trong khi thực tế chỉ cần chuyển 280 USD.
Sự cố nội bộ này xảy ra vào tháng 4 năm ngoái nhưng chưa từng được công bố trước đây. Điều đáng lo ngại là sai sót không bị phát hiện ngay lập tức, dù có hai nhân viên chịu trách nhiệm kiểm tra giao dịch trước khi phê duyệt.
Phải đến 90 phút sau khi giao dịch được ghi nhận, nhân viên thứ ba mới phát hiện sự bất thường trong số dư tài khoản của ngân hàng. Giao dịch sau đó đã được hủy bỏ trong vòng vài giờ, theo một báo cáo nội bộ mà Financial Times tiếp cận được.
May mắn thay, không có khoản tiền nào thực sự rời khỏi Citigroup. Ngân hàng này đã chủ động báo cáo sự cố với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC).
Đại diện Citigroup cho biết hệ thống kiểm soát nội bộ đã nhanh chóng phát hiện lỗi nhập liệu giữa hai sổ cái của ngân hàng, từ đó thực hiện thao tác hoàn tiền. "Cơ chế kiểm soát của chúng tôi sẽ đảm bảo không có khoản tiền nào rời khỏi ngân hàng nếu có sai sót tương tự xảy ra".
Dù sự cố không gây tổn thất tài chính, Citigroup khẳng định đây là lời nhắc nhở quan trọng về sự cần thiết của việc loại bỏ các quy trình thủ công và tăng cường tự động hóa trong kiểm soát nội bộ.
Theo Reuters, Citigroup cho biết cơ chế kiểm soát của ngân hàng đã nhanh chóng xác định được lỗi nhập dữ liệu giữa hai tài khoản sổ cái và đã đảo ngược giao dịch, đồng thời khẳng định sự cố này không ảnh hưởng đến ngân hàng hay khách hàng.
Trong năm 2024, Citigroup đã gặp phải 10 sự cố suýt xảy ra với số tiền từ 1 tỷ USD trở lên, giảm so với 13 sự cố vào năm trước đó.
Tháng trước, ông Mark Mason, Giám đốc Tài chính của Citi cho biết ngân hàng đang đầu tư nhiều hơn để giải quyết các vấn đề về tuân thủ quy định, các khoản phạt quy định liên quan đến quản lý rủi ro và quản trị dữ liệu.
"Chúng tôi nhận thấy cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc chuyển đổi dữ liệu, công nghệ và cải thiện chất lượng thông tin trong báo cáo quy định của chúng tôi," ông Mason cho hay.
Vào tháng 7/2024, Citi đã bị phạt 136 triệu USD vì không đủ tiến độ trong việc giải quyết những vấn đề này. Trước đó năm 2020, ngân hàng cũng từng bị phạt 400 triệu USD vì một số lỗi về rủi ro và dữ liệu.
Mặc dù các sai sót dạng này không bắt buộc phải báo cáo với cơ quan quản lý, dẫn đến việc thiếu dữ liệu công khai về mức độ phổ biến của chúng trong ngành tài chính. Một số cựu quan chức quản lý và chuyên gia kiểm soát rủi ro ngân hàng cho rằng những sai sót trên 1 tỷ USD như vậy khá hiếm gặp trong hệ thống ngân hàng Mỹ.
Chuỗi sự cố này cho thấy Citigroup vẫn đang chật vật khắc phục những vấn đề vận hành, gần 5 năm sau khi ngân hàng này từng mắc lỗi nghiêm trọng khi chuyển nhầm 900 triệu USD cho các chủ nợ liên quan đến công ty mỹ phẩm Revlon.
Bà Jane Fraser, người kế nhiệm vị trí CEO từ năm 2021, đã xác định việc khắc phục các vấn đề tuân thủ là "ưu tiên hàng đầu". Dù vậy, năm ngoái, Citigroup vẫn bị Fed và OCC phạt 136 triệu USD vì chưa cải thiện triệt để hệ thống kiểm soát rủi ro và quản lý dữ liệu.
Sự cố nghiêm trọng hồi tháng 4 được cho là bắt nguồn từ một lỗi nhập liệu và hệ thống sao lưu có giao diện cồng kềnh.
Cụ thể, vào giữa tháng 3/2024, 4 giao dịch với tổng giá trị 280 USD đáng lẽ phải được chuyển vào tài khoản ký quỹ của một khách hàng tại Brazil nhưng lại bị hệ thống chặn lại do nhầm lẫn với danh sách cấm vận. Sau khi giao dịch được giải tỏa, hệ thống lại không thể xử lý bình thường.
Đội ngũ công nghệ của Citigroup đã hướng dẫn nhân viên nhập liệu thủ công vào một giao diện sao lưu hiếm khi sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống này có một đặc điểm bất thường: Ô nhập số tiền được tự động điền sẵn với 15 số 0. Người nhập liệu đã quên xóa phần này, dẫn đến số tiền bị ghi nhận sai thành 81.000 tỷ USD thay vì 280 USD.
Các công ty bao gồm Google, Amazon và Citigroup đã mở đầu năm mới bằng việc cắt giảm hàng loạt việc làm, theo CNBC. Các chuyên gia khuyên người lao động nên hành động ngay để củng cố tài chính cá nhân và bắt đầu tìm việc làm mới.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND lên 26.000 (từ mức trước đó là 25.450) vào giữa năm và 25.700 (từ 25.000) cuối năm 2025.
Ngân hàng BIDV đang rao bán khoản nợ gần 3.100 tỷ đồng của Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải – chủ đầu tư dự án sân golf Mê Linh. Tài sản đảm bảo gồm hàng trăm nghìn mét vuông đất, tàu biển và máy móc.
Mở cửa sáng nay ngày 26/3, giá vàng SJC tăng thêm 600.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán, hiện niêm yết lần lượt ở mức 96,5 – 98,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3 (theo giờ thế giới), chỉ số S&P 500 tăng 0,16%, đạt 5.776,65 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,46% đạt 18.271,86 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 4,18 điểm, tương đương tăng 0,01%, đạt 42.587,5 điểm.
Thanh khoản phiên hôm nay đạt 24.000 tỷ đồng, mức thanh khoản tích cực cho thấy dòng tiền đang vận động tốt trên thị trường. VN-Index tăng 1,6 điểm lên 1.331,92 điểm.
Theo thông tin từ Nikkei, Aeon Entertainment, một chi nhánh điều hành rạp chiếu phim tại Nhật Bản của tập đoàn Aeon sắp mở rộng sang thị trường Việt Nam.
Trong phiên đấu giá sắp tới, dự kiến diễn ra vào lúc 9h30 ngày 11/4/2025, Sacombank tiếp tục giảm giá thêm hơn 10 tỷ đồng khoản nợ liên quan 5.833 lượng vàng SJC, đưa giá khởi điểm xuống còn 317 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) do các vi phạm liên quan đến quy định về lưu trữ hồ sơ và báo cáo thông tin.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Đồng USD và giá vàng thường có một mối quan hệ nghịch đảo. Khi đồng USD suy yếu, giá vàng thường tăng lên và ngược lại. Điều này là do giá vàng được định giá bằng đồng USD, nên một đồng USD yếu hơn sẽ làm tăng giá trị vàng.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ngụ quận 5) và ông Phan Thành Tâm (ngụ quận 1, TP HCM), bị xử phạt 1,5 tỷ đồng/người về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Với diễn biến "quay xe" vào cuối tuần, những người mua vàng ở vùng 100 triệu đồng/lượng, nếu bán ra thời điểm này sẽ lỗ nặng 5-6 triệu đồng, bởi lẽ giá mua vào lúc này của các doanh nghiệp chỉ còn 94-95 triệu đồng/lượng.
Theo GFCI - ấn bản lần 37 (GFCI 37) vừa được tổ chức Z/Yen Partners (Anh) và Viện Phát triển Trung Quốc phát hành, TP HCM đứng thứ 98 trong 119 thành phố xếp hạng, tăng 7 bậc so với năm ngoái.
Giá vàng giao ngay đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mọi thời đại 3.051,99 USD/ounce vào hôm thứ Tư (giờ Mỹ), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu rằng lãi suất cơ bản sẽ được giữ nguyên như dự kiến, nhưng Fed phát tín hiệu sẽ cắt giảm vào cuối năm nay. Cùng chiều giảm giá vàng thế giới, thị trường trong nước giá vàng ngày 21/3 đã bốc hơi gần 3 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư gánh lỗ từ 5-6 triệu đồng/lượng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, thuế quan dự kiến sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong năm 2025. Theo các chuyên gia kinh tế, chi phí từ thuế nhập khẩu thường được doanh nghiệp Mỹ chuyển sang người tiêu dùng dưới nhiều hình thức, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Tuy nhiên, họ cũng nhận định mức tăng lạm phát này có thể chỉ mang tính tạm thời nếu thuế quan chỉ gây ra một đợt điều chỉnh giá duy nhất.
Chứng khoán châu Á giảm vào thứ Sáu, kết thúc tuần một cách ảm đạm trong bối cảnh lo ngại địa chính trị gia tăng và những bất an về các mức thuế mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, khiến nhà đầu tư giảm khẩu vị rủi ro và đổ xô tìm đến vàng – tài sản trú ẩn an toàn – đẩy giá vàng duy trì gần mức cao kỷ lục.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?