Đà tăng vọt của nhiều mặt hàng quan trọng trong nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp đã kéo chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 3% lên mức 2.706 điểm.
Đà tăng vọt của nhiều mặt hàng quan trọng trong nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp đã kéo chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 3% lên mức 2.706 điểm.

Đáng chú ý, tất cả 7 mặt hàng nông sản trên Sở Chicago đồng loạt duy trì được đà tăng rất mạnh, chỉ số MXV-Index nông sản tăng hơn 5% so với tuần trước đó, đạt mức cao nhất trong hơn 1 tháng. Giá cà phê Arabica dẫn dắt xu hướng của toàn thị trường khi tăng đến gần 12%. Những biến động mạnh với biên độ rất rộng đã giúp hoạt động giao dịch tại thị trường trong nước bùng nổ, giá trị giao dịch toàn Sở tăng vọt 27%, đạt mức trung bình 5.100 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá dầu tăng trở lại trong tuần qua

Giá dầu tăng trở lại trong tuần qua, khi thị trường lo ngại nguồn cung dầu sẽ bị thắt chặt trong trường hợp OPEC cắt giảm sản lượng. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 2,9% lên 93,06 USD/thùng trong khi giá dầu Brent tăng 3,04% lên 99,01 USD/thùng.

Khi cuộc đàm phán thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran đi vào giai đoạn cuối, với các bên đang xem xét các dự thảo cuối cùng, và triển vọng Iran sẽ tăng sản lượng dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày, thì Saudi Arabia đã lên tiếng OPEC có thể sẽ can thiệp vào thị trường.

Điều này, theo giới phân tích, tức là Saudi Arabia sẽ không chấp nhận giá dầu xuống mức 90 USD/thùng. Nguồn thu ngân sách phụ thuộc lớn vào diễn biến giá dầu thô khiến cho Saudi Arabia có nhiều động lực để duy trì giá dầu ở mức cao, nhất là hiện tại không có nhiều lựa chọn để thay thế. Ngay cả UAE cũng đã lên tiếng ủng hộ cho Saudi Arabia, bất chấp năm ngoái UAE tích cực kêu gọi nâng hạn ngạch sản lượng. Trong khi đó, với các lệnh cấm vận của EU dự kiến sẽ có hiệu lực từ cuối năm, sản lượng dầu của Nga khả năng cao sẽ giảm.

Giá dầu tăng trở lại trong tuần qua, khi thị trường lo ngại nguồn cung dầu sẽ bị thắt chặt trong trường hợp OPEC cắt giảm sản lượng.
Giá dầu tăng trở lại trong tuần qua, khi thị trường lo ngại nguồn cung dầu sẽ bị thắt chặt trong trường hợp OPEC cắt giảm sản lượng.

Giá hàng hoá thế giới có thể gặp sức ép trong tuần mới

Theo MXV, trong tuần này, giá nông sản và cà phê có thể sẽ chịu sức ép từ lực bán chốt lời sau giai đoạn tăng mạnh vừa qua. Tuy nhiên, cán cân cung cầu vẫn cho thấy khả năng để giá giảm sâu ở thời điểm này là không cao.

Trong khi đó, đối với nhóm kim loại và các mặt hàng dầu thô, mặc dù động lực phục hồi đã tương đối rõ ràng so với giai đoạn trước đó, tuy nhiên các yếu tố vĩ mô sẽ tiếp tục mang đến cho thị trường những biến động mạnh.

Ngày hôm nay, giá dầu đang chịu sức ép sau khi một loạt các Ngân hàng trung ương như Fed và ECB phát thông điệp sẽ ngày càng mạnh tay trong việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Với các lịch báo cáo kinh tế trong tuần này, như số liệu Bảng lương phi nông nghiệp, khả năng cao giá sẽ chịu sức ép trở lại từ lo ngại môi trường vĩ mô suy yếu.

Sự gia tăng mạnh mẽ của đồng USD vẫn luôn là rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến thị trường và gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư cũng như kinh doanh hàng thực.