Bắt đầu chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống KRX sau phiên giao dịch ngày 29/4
Tài chínhHoạt động chuyển đổi hệ thống KRX dự kiến bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và chính thức đi vào vận hành từ ngày 5/5 – ngay sau kỳ nghỉ lễ.
Fed - Cục dự trữ Liên Bang Mỹ được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, đây chính là nơi được in tiền USD và cũng là nơi duy nhất quyết định mức tăng giảm lãi suất của đồng USD - đồng tiền chủ chốt trong nền thương mại quốc tế hiện nay.
![]() |
Các quyết định của FED đều khiến thế giới tài chính quan tâm. (Nguồn: NY Times) |
USD là đồng tiền chủ chốt trong nền thương mại quốc tế hiện nay. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu đều sử dụng USD như đơn vị chuẩn để thanh toán.
Fed - Cục dự trữ Liên Bang Mỹ được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, đây chính là nơi được in tiền USD và cũng là nơi duy nhất quyết định mức tăng giảm lãi suất của đồng USD.
Các chính sách tiền tệ của Fed không những chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Lãi suất quỹ liên bang là một công cụ Fed sử dụng để kiểm soát tăng trưởng kinh tế Mỹ và là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp, vay ngân hàng và nhiều thứ khác.
Mức lãi suất này sẽ làm nền tảng và bất kỳ thay đổi nào đều gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đồng đô la Mỹ.
![]() |
Việc giữ cho lạm phát ở mức ổn định 2% là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của FED. (Nguồn: Shutterstock) |
Tỷ lệ lạm phát gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả các dịch vụ hàng hoá, việc giữ cho lạm phát ở mức ổn định 2% là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Fed. Lạm phát được xem là yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến việc cân nhắc thay đổi lãi suất Fed nhằm mục đích định hướng nền kinh tế đi theo các mục tiêu cụ thể như bình ổn giá cả và gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
Fed có thể tăng lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng cao. Từ đó làm giảm lượng tiền cho vay từ các ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm nhu cầu vay vốn và nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Việc này còn làm cho nợ tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn làm người dân giảm chi tiêu đồng thời giảm nhu cầu và đưa giá hàng hoá dịch vụ xuống thấp.
Ngược lại, trong trường hợp lạm phát giảm thể hiện xu hướng giảm chi tiêu của người dân là dấu hiệu của việc kinh tế suy thoái. Khi đó, Fed sẽ cân nhắc hạ lãi suất nhằm kích thích các hoạt động kinh tế phát triển. Việc lãi vay thấp làm các khoản vay rẻ hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng làm kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Điểm lại những sự kiện của kinh tế tài chính khi Fed tăng giảm lãi suất từ năm 2000 tới nay để thấy rõ những tác động đến kinh tế thế giới và một số dự báo cho thời gian tới.
- Nổ bong bóng Dotcom 2000
![]() |
Nổ bong bóng dotcom năm 2000 khiến nền kinh tế Mỹ "lao đao". (Nguồn: International Banker) |
Bong bóng dotcom giúp kinh tế Mỹ thịnh vượng một cách thần kỳ trong giai đoạn 1995 - 2000, nhưng cũng là nguyên nhân khiến nền kinh tế này nhanh chóng rơi vào suy thoái khi nó “phát nổ”.
Tháng 1/2001, một năm sau khi bong bóng thị trường chứng khoán dotcom tan vỡ, hoạt động kinh tế suy yếu và Fed đã cắt giảm lãi suất xuống 6% từ mức 6,5% được duy trì từ tháng 5/2000. Sau đó Fed liên tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Đến tháng 11/2001, lãi suất của Fed về còn 1,75%.
Tháng 11/2002, sau 11 tháng với lãi suất cơ bản ở mức 1,75%, Fed cắt giảm lãi suất xuống 1,25% để hỗ trợ quá trình phục hồi chậm chạp sau cuộc suy thoái năm trước.
Tháng 6/2003, lo lắng rằng lạm phát quá thấp, Fed đã hạ lãi suất xuống 1%, một mức thấp kỷ lục khác, từ mức 1,25% được duy trì trong 7 tháng.
- Chu kỳ Fed tăng lãi suất 2004 - 2007
Năm 2003, Fed tăng lãi suất lên 2.5% và đến năm 2004 lên đến 5.5%. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất dưới chuẩn bùng nổ với ước tính thiệt hại khoảng 1,200 tỷ đô, nhưng Fed đã bí mật in 16,000 tỷ đô cùng với 4,000 tỷ đô ngân sách của các quốc gia được huy động để cứu trợ ngân hàng.
Sự cứu trợ hào phóng này đã chuyển nợ tư thành nợ công và làm tăng thêm nợ nần của các quốc gia châu Âu, biến các quốc gia này thành con nợ của Mỹ.
Tăng trưởng nóng, bong bóng nợ bị thổi phồng nhờ lãi suất thấp đến một lúc thúc đẩy lạm phát tăng. Để hạ nhiệt nền kinh tế, Fed lại đảo chiều chính sách lãi suất. Ngày 10/5/2006, Fed tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 16 kể từ tháng 6/2004 thêm 0,25% lên 5,00% - mức cao nhất kể từ tháng 4/2001.
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008: 140 ngân hàng phá sản 2008 – 2009
![]() |
Hệ thống ngân hàng năm 2008 đổ vỡ hàng loạt. |
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2008, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Theo thống kê, 140 ngân hàng đã phá sản trong 2 năm 2008 - 2009.
Tháng 9/2007, một cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng diễn ra và đe dọa làm chệch hướng nền kinh tế, khiến Fed phải cắt giảm lãi suất xuống 4,75% từ mức 5,25% được duy trì trong một năm.
Tháng 10/2008, cuộc khủng hoảng đã trở thành cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu sau sự sụp đổ của Lehman Brothers.
Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản từ mức 2% được duy trì trong sáu tháng xuống 1,5%, và tiếp tục cắt giảm một lần nữa vào cuối tháng 10/2008 xuống còn 1% và sau đó lại cắt giảm vào tháng 12 xuống gần bằng 0, mức lãi suất này duy trì trong bảy năm.
- Chu kỳ FED tăng lãi suất 2016 - 2019
![]() |
FED tăng lãi suất năm 2016. |
Ngày 16/12/2015, Fed công bố tăng lãi suất cơ bản 0.25% và có kế hoạch tăng lên 3.25% đến năm 2020. Khác với các chu kỳ trước, FED đã kéo dài thời gian tăng lãi suất của chu kỳ này lên tới 4 năm.
Trong giai đoạn 2016 và đầu 2017, FED đã trì hoãn lịch trình tăng lãi suất với lý do để chờ đợi sự hồi phục kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, thực chất là bởi giai đoạn này các nước lớn như Nhật Bản, Anh và khu vực Euro đang ồ ạt đưa ra các gói kích thích, phá giá đồng nội tệ để đối phó với chính sách USD rẻ của Fed.
Tương kế tựu kế, một mặt Fed công bố kế hoạch tăng lãi suất, mặt khác vẫn bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu, làm tăng số nợ của các quốc gia trước khi tăng lãi suất cao để thu lời về Mỹ.
Điểm khác biệt nữa ở chu kỳ này là khi Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump lại ráo riết thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch và tái công nghiệp hóa nước Mỹ. Chu kỳ tăng lãi suất này đã đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho Mỹ so với các chu kỳ trước và cũng đặt ra nhiều thách thức hơn cho kinh tế thế giới.
Tháng 7/2019, bảy tháng sau khi kết thúc chu kỳ thắt chặt vào tháng 12/2018, Fed đã quyết định giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống phạm vi từ 2% đến 2,25% trước những tác động của sự phát triển toàn cầu đối với triển vọng kinh tế cũng như áp lực lạm phát giảm nhẹ.
Tháng 3/2020, đại dịch Covid-19 buộc nền kinh tế Mỹ phải đóng cửa và nhanh chóng khiến hơn 20 triệu người mất việc. Fed đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản xuống phạm vi từ 1% đến 1,25%. Chưa đầy hai tuần sau, Fed giảm lãi suất xuống gần bằng 0 và duy trì ở mức này cho đến tháng 3/2022.
- Lần tăng lãi suất của Fed từ 2022 tới nay
Trong giai đoạn từ 2012 - 2020, lạm phát của Mỹ vẫn luôn ở quanh ngưỡng 2%. Nhưng kể từ giai đoạn hậu Covid-19, tỷ lệ lạm phát từ 4.02% năm 2021 đã tăng mạnh lên 6.26% vào năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng lên 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trở thành mức tăng cao nhất trong vòng 39 năm.
Mọi chi phí tại Mỹ đều tăng chóng mặt, như giá thực phẩm tăng 6,4%, giá năng lượng (xăng và điện) tăng hơn 33%. Trước tình hình này, FED cần tăng lãi suất ngay để giảm thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế, đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.
Chiến dịch tăng lãi suất bắt đầu từ tháng 3/2022 khi lãi suất đã tăng từ con số 0 lên 5,0 - 5,25%, với 10 lần tăng liên tiếp. Ngày 26/7/2023, Fed tăng lãi suất thêm 0,25%/năm, nâng lãi suất chính sách lên 5,25 - 5,5%/năm, cao nhất trong vòng 22 năm.
![]() |
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed hiện tại. (Nguồn: Reuters) |
Chỉ trong 11 tháng FED tăng tới 450 điểm cơ bản tương đương với 4,5%, tốc độ mạnh chưa từng có trong nhiều thập kỷ, một lần nữa thách thức khả năng chịu đựng của khối bong bóng tài sản tài chính được bơm phồng bằng đầu cơ do lãi suất rẻ trong 13 năm qua.
Tài sản nào đầu cơ nhiều, đặc tính đầu cơ lớn, cách xa giá trị thật sẽ dễ vỡ đầu tiên. Tiền ảo (tiền kỹ thuật số hoặc tiền mã hoá) vỡ bong bóng đầu tiên.
Đi theo sự sụp đổ của tiền ảo chính là các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư ưa thích mạo hiểm, từ dòng tiền gửi tới dòng vốn đầu tư.
Ba ngân hàng First Republic Bank, Silicon Valley Bank và Signature Bank đã sụp đổ trong tháng 3/2023. Tiếp đến là ngân hàng Thụy Sĩ là Credit Suisse gặp khủng hoảng, cổ phiếu Deutsche Bank của Đức bị bán tháo diện rộng.
Hoạt động chuyển đổi hệ thống KRX dự kiến bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và chính thức đi vào vận hành từ ngày 5/5 – ngay sau kỳ nghỉ lễ.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 132/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) do vi phạm về công bố thông tin và vi phạm quy định về giao dịch.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Sau khi lập kỷ lục, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt. Các chuyên gia cảnh báo vàng có thể còn giảm tiếp, nhưng nền tảng hỗ trợ dài hạn vẫn chưa mất. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm -
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tạm thời hoãn áp mức thuế lên tới 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo áp lực ngày càng lớn lên nhiều ngành công nghiệp trong nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sáchgồm 13 Ủy viên. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn chính sách là gì?
Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã chứng khoán NVL) vừa báo cáo về việc không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 2,92 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.
Thông tin giúp cổ phiếu nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ có thể đến từ những tín hiệu tích cực tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của VIC diễn ra trong ngày hôm nay.
Theo ghi nhận sáng ngày 24/4, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty Phú Quý và Doji cùng niêm yết từ 119-121,5 triệu đồng/lượng, tăng 2 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố thông báo về việc bán giải chấp cổ phiếu ký quỹ của một số cổ đông nội bộ và liên quan tại Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group – Mã chứng khoán DIG).
Dù tiền gửi dân cư vẫn tiếp tục tăng thêm 123.000 tỷ đồng (tăng 1,74% so với cuối năm 2024) song tiền gửi tổ chức giảm mạnh đã khiến tổng huy động vốn của ngân hàng sụt giảm.
Bà Nguyễn Thị Nga (Madame Nga) - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT SeABank đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu SSB nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng.
Sáng ngày 23/4, giá vàng đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh giá vàng miếng, hạ 2 triệu đồng/lượng so với giá kết phiên ngày hôm qua. Giá mua vào hiện ở mức 120 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 122 triệu đồng/lượng.
Phiên 22/4, VN-Index giảm 9,94 điểm (-0,82%), xuống 1.197,13 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để lướt sóng ngắn hạn với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục trong phiên ngày 23/4.
HNX thông báo lịch nghỉ giao dịch dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5
Giá vàng miếng tiếp tục tăng, chạm mốc 124 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây là mức giá cao chưa từng có trong lịch sử
Dòng tiền phải trả từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dự kiến bao gồm gốc và lãi ước khoảng 10.700 tỷ đồng trong tháng 4, hơn 17.900 tỷ đồng trong tháng 5 và khoảng 49.800 tỷ đồng trong quý II.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?