Lần đầu tiên, lực lượng doanh nghiệp có tên trong Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, với việc phát triển lực lượng doanh nghiệp được xác định là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Lực lượng doanh nghiệp như thế nào vào năm 2025?
Trong Dự thảo Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ cuối tuần trước, phát triển lực lượng doanh nghiệp được xác định là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xếp dưới mũ này cùng thực hiện nhiệm vụ chung là nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy nội lực, tăng cường tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.
Điều đáng nói, một bức tranh khá chi tiết đã được lên kế hoạch cho từng khu vực doanh nghiệp, với những chỉ tiêu định lượng và nhiệm vụ cụ thể sẽ phải làm.
Cụ thể, đến năm 2025 sẽ hoàn thành quá trình cơ cấu lại sở hữu doanh nghiệp nhà nước tại các ngành, lĩnh vực. 103 doanh nghiệp trong danh mục do Nhà nước đang nắm giữ 100% vốn sẽ được chuyển thành công ty cổ phần.
Lực lượng doanh nghiệp có nhiệm vụ chung là nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy nội lực, tăng cường tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Ảnh: Đ.T
Giai đoạn này sẽ không đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp nhà nước, nhưng sẽ xem xét bổ sung vốn cho doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế… Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước không còn là công chức, viên chức.
Với doanh nghiệp tư nhân trong nước, vào năm 2025 sẽ có 1,5 triệu doanh nghiệp; 40% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo; 50% có hoạt động đổi mới công nghệ, thiết bị; 30% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu… Vào năm 2025, tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước là 40%.
Đặc biệt, mục tiêu hình thành, phát triển một số tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế… được xác định rõ.
Với khu vực doanh nghiệp FDI, vốn đăng ký giai đoạn này được dự tính khoảng 150 – 200 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 100 – 150 tỷ USD. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025.
Đến năm 2025, tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 45 – 50%. Năm 2018, tỷ lệ này là khoảng 36%.
Mục tiêu tối đa hóa mọi nguồn lực
Thực ra, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI đều là những nhân vật chính ở cả góc độ đối tượng thụ hưởng và đối tượng thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 5 năm vừa qua.
Chỉ có điều, các khu vực này được tách bạch, đặt ở các nhiệm vụ khác nhau. Doanh nghiệp nhà nước được xếp ở nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cùng với cơ cấu lại đầu tư công và tổ chức tín dụng. Hai khu vực doanh nghiệp còn lại được nhắc đến ở nhiệm vụ phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân và thu hút hợp lý vốn FDI.
Tuy nhiên, rất nhiều lần, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, sự phát triển của các khu vực doanh nghiệp luôn có sự tác động, liên đới nhau. Thậm chí, sự thiếu liên kết giữa các khu vực doanh nghiệp không chỉ tác động bất lợi tới sự phát triển của từng khu vực, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, kết quả của nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Ngay trong Tờ trình gửi Chính phủ về Dự thảo Đề án Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhắc tới thực trạng là 3/5 nhiệm vụ chưa hoàn thành của Đề án Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 thuộc về nhiệm vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công.
Đó là tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm, mới chỉ tập trung vào việc sắp xếp, thu gọn số lượng… Điều này cũng có nghĩa là cơ hội thị trường, cơ hội tiếp cận các nguồn lực của khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa hoàn toàn mở rộng như kế hoạch.
Tương tự, khu vực kinh tế tư nhân cũng được đánh giá chưa lớn mạnh, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ quản trị và công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp, mức độ sẵn sàng liên kết với khu vực đầu tư nước ngoài hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu…
Như vậy, cho dù nỗ lực nhiều, nhưng các nguồn lực trong các khu vực kinh tế đều không phát huy tối đa hiệu quả.
Tình thế đang được đặt lại khi nhìn vào mục tiêu mà Dự thảo Đề án đặt cho từng khu vực doanh nghiệp.
Mục tiêu cho khu vực doanh nghiệp nhà nước là nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ hướng tới mục tiêu phát triển lực lượng lớn mạnh dựa trên ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.
Còn khu vực doanh nghiệp FDI, yêu cầu được đặt ra cho giai đoạn này là phát huy vai trò trong nâng cấp chuỗi giá trị và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Có thể thấy rõ, cơ chế, chính sách để thực hiện các mục tiêu trên đòi hỏi sự đồng bộ, liên kết, phối hợp chặt chẽ, từ đó tạo nên tác động cộng hưởng.
Quan trọng hơn cả, tư duy về vai trò của Nhà nước, về quan hệ giữa Nhà nước và thị trường theo hướng Nhà nước phục vụ và kiến tạo, Nhà nước bổ sung, đồng hành với thị trường, làm cho thị trường phát triển đầy đủ, toàn diện và cạnh tranh hơn đang được nhìn thấy trong các mục tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể. Cũng phải nhắc lại, đây là một trong những nguyên nhân được xác định là ảnh hưởng đến kết quả chưa như mong muốn của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn vừa qua…
Năm nhóm nhiệm vụ thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế 2021 – 2025:
– Củng cố nền tảng vĩ mô, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại nền kinh tế;
– Phát triển các loại thị trường yếu tố sản xuất, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực;
– Phát triển lực lượng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy nội lực, tăng cường tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế;
– Tăng cường liên kết vùng và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn trong thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng;
– Nâng cấp chuỗi giá trị các ngành dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
(Dự thảo Đề án Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025)
Tính đến 12h00p ngày 26/12, giá vàng SJCniêm yết lần lượt ở mức 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). NHNN cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới...
ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 lên 6,6%, từ mức 6,2% dự báo vào tháng 9/2024, nhờ vào động lực từ thương mại và đầu tư trong năm 2024.
CTCP Đầu tư CMC (HNX: mã chứng khoán CMC) thông báo ông Ngô Anh Phương - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty đăng ký mua gần 1.3 triệu cp trong giai đoạn từ 25/12/2024-23/01/2025.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/12, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu cùng giảm 200.000 đồng cả 2 chiều mua và bán so với hôm qua, niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,3 triệu đồng bán ra,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31/12/2021 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
VN-Index vượt mốc 1.260 điểm trong phiên giao dịch hôm nay (23/12). Dòng tiền đổ nhiều vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Chuyên gia khuyến nghị trong phiên giao dịch ngày mai 24/12, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao.
Giá vàng ngày 23/12 ghi nhận vàng miếng SJC có sức bật tăng mạnh trở lại, nhưng giới chuyên gia cho rằng thị trường vàng đang "nghỉ dưỡng" sau loạt sóng dồn dập thời gian qua.
Ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HoSE: mã chứng khoán DIG) vừa có kết quả báo cáo giao dịch cổ phiếu DIG gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VietinBank chào bán tổng cộng 40 triệu trái phiếu gồm 30 triệu trái phiếu mã CTG2432T2/01 có kỳ hạn 8 năm và 10 triệu trái phiếu mã CTG2434T2/01 kỳ hạn 10 năm. Qua đó, ngân hàng huy động 4.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng HSBC đánh giá kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm kinh tế với nhiều nốt thăng trầm. Sau khởi đầu khó khăn trong quý I/2024, bức tranh kinh tế trong nước đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một "ngôi sao" tăng trưởng trong khối ASEAN.
VN-Index ngày 19/12 lùi về gần 1.250 điểm, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng. Theo các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán không nên hoảng loạn, cần quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới, có thể cân nhắc gia tăng tỉ trọng với các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt để đầu tư dài hạn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?