Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát một số quy định bất cập của Luật Nhà ở 2014.
Theo đó, qua nghiên cứu rà soát, Hiệp hội nhận thấy một số quy định của Luật Nhà ở 2014 không thống nhất, không phù hợp, đang làm ách tắc nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở; làm thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp; tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản; làm hạn chế cơ hội tạo lập nhà ở của nhiều hộ gia đình và làm thất thu ngân sách nhà nước.
HoREA đưa ra dẫn chứng, tại TP HCM, chỉ thống kê trong 3 năm, kể từ ngày 10/12/2015 (Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực) đến tháng 08/2018 đã có 126 dự án nhà ở thương mại không được công nhận chủ đầu tư do không có quyền sử dụng đất 100% đất ở. Số lượng dự án không được công nhận chủ đầu tư thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều, do từ tháng 9/2018 đến hết năm 2020, các nhà đầu tư không có quyền sử dụng đất 100% đất ở đã không nộp hồ sơ nữa, vì có nộp cũng “bị bác”.
Được biết, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng: “Trên toàn quốc chắc chắn có đến hàng trăm dự án tương tự cũng không thể triển khai thực hiện do không được công nhận chủ đầu tư, làm cho các doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn, bị ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu; thị trường bị méo mó, bị sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm; giá nhà bị đẩy lên rất cao; tạo lợi thế không công bằng cho một số chủ đầu tư có sẵn dự án, có sẵn sản phẩm nhà ở độc “độc chiếm” thị trường, đạt được lợi nhuận “khủng”; người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ngày càng khó tạo lập nhà ở”.
HoREA: Luật Nhà ở 2014 khiến doanh nghiệp thiệt hại hàng chục nghìn tỷ
Cũng theo chủ tịch HoREA, đã tính toán được những thiệt hại cụ thể khi 126 dự án nhà ở bị ách tắc tại TP HCM. Theo đó, nếu bình quân mỗi dự án có vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng thì tổng mức đầu tư lên đến 126.000 tỷ đồng. Hệ quả và hậu quả là nhà nước bị thất thu tiền sử dụng đất khoảng 10.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 15% chi phí đầu tư), nhà nước thất thu tiền thuế giá trị gia tăng 10%, tương đương 12.600 tỷ đồng. Nếu DN đạt lợi nhuận 20%, tương đương 25.000 tỷ đồng thì nhà nước thất thu tiền thuế thu nhập DN 20% khoảng 5.000 tỷ đồng;
Nếu DN phải vay 70% tổng mức đầu tư, tương đương 88.000 tỷ đồng, với lãi suất 9%/năm thì trong 5 năm qua, các DN bị thiệt hại rất lớn, phải trả lãi vay lên đến khoảng 40.000 tỷ đồng, bị “chôn vốn”, bị mất cơ hội kinh doanh, bị tổn hại uy tín thương hiệu, lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp phải mua nhà giá cao và càng khó tạo lập nhà ở hơn trước đây. Tính trong phạm vi cả nước thì các thiệt hại còn có thể lớn hơn nữa, đi đôi với môi trường đầu tư kinh doanh thiếu minh bạch, thiếu công bằng, có dấu hiệu của “chủ nghĩa tư bản thân hữu, lợi ích nhóm”.
Trước những hệ quả và hậu quả tiêu cực có thể gây tác động đến thị trường bất động sản thời gian tới, HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét sớm sửa đổi Khoản 1 và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020.
Theo đó, HoREA đề nghị thay thế từ “đất ở” và cụm từ “đất ở hợp pháp và các loại đất khác” bằng chữ “đất” và bổ sung thêm cụm từ “theo quy định của pháp luật về đất đai” vào cuối Khoản 1.
Hiệp hội cũng đề nghị thay thế cụm từ “được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở” bằng cụm từ “được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất” tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Nhà ở 2014 với Luật Đất đai 2013 và Luật Đầu tư 2020.
Theo luật sư Trần Thu, Đoàn luật sư TP HCM, dễ dàng nhận thấy một số quy định của luật Nhà ở 2014 không thống nhất và không phù hợp với các quy định của luật Đất đai 2013, luật Đầu tư 2020, luật Xây dựng (sửa đổi) 2020. Các luật này cho phép tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở) phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trong đó có dự án nhà ở thương mại.
Trong khi luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99 trong giai đoạn 2015 - 2020 chỉ cho phép lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với một trường hợp duy nhất là nhà đầu tư có quyền sử dụng đất ở (có 100% đất ở). Còn lại tất cả các trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng đất không phải là đất ở đều không được công nhận.
Bảng giá đất điều chỉnh được áp dụng đến hết năm 2025, gấp 2-6 lần so với bảng giá đất cũ. Trong đó giá cao nhất là 695,3 triệu đồng/m2 trên các đường Lê Thái Tổ, đường Hàng Ngang, đường Hàng Đào.., quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Mới đây, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất đợt 1 cho liên danh CTCP Regal Group và CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) để đầu tư dự án Khu dân cư Tứ Hạ - Hương Văn, thị xã Hương Trà.
UBND TP Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình 01 dự án: Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa tại phường Giảng Võ với diện tích 6,838 ha.
Sở TN&MT TP HCM cho biết chưa nhận được hồ sơ của Thảo Cầm Viên về việc rà soát và kê khai từng phần diện tích sử dụng tại khu đất gần 160.000 m2 ở quận 1.
Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, hiện trên địa bàn thành phố có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai. Từ năm 2021 đến nay đã có khoảng 0,64 triệu m2 sàn nhà ở xã hội đi với hơn 10.270 căn hộ đi vào sử dụng. Dự kiến trong giai đoạn 2024 - 2025, có khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án sẽ hoàn thành.
Theo đó, Dự án Khu dân cư mới phía Tây Bắc Đường tỉnh 517, xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn có mức đầu tư 484 tỷ đồng, Dự án Khu dân cư mới thị trấn Thọ Xuân (đối diện công sở thị trấn Thọ Xuân), huyện Thọ Xuân có mức đầu tư 765 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch UBND TP HCM khẩn trương triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây ban hành Thông tư số 20 bãi bỏ toàn bộ 28 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành. Thông tư 20 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Dự án này có tên gọi thương mại là X2 Hội An Resort - Residence tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, do Công ty CP Mỹ Việt làm chủ đầu tư.
UBND tỉnh Ninh Thuận mới đây đã có quyết định thu hồi đất dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Núi Chúa của CTCP Thành Trung Ninh Thuận và dự án Khu du lịch Rocko Bay Resort của Công ty TNHH Phát triển Du lịch Minh Thành.
UBND TP Hà Nội cho biết, vào tháng 9 vừa qua, UBND TP đã có quyết định chấm dứt thực hiện nội dung các văn bản giao chủ đầu tư của UBND tỉnh Hà Tây trước đây và các văn bản khác liên quan đến dự án...
Theo Bộ Xây dựng, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội. Tính chung toàn thị trường cung cấp 57.652 căn trên tổng số mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội như đã đề ra.
UBND TP Hà Nội vừa duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000, quy mô hơn 1,400ha thuộc địa giới hành chính 7 xã: Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hoà, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
"Bất động sản vẫn là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất Việt Nam 10 năm qua", đây là nhận định của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn. Và tỷ lệ thuận với giá nhà đất leo thang thì người trẻ tại Việt Nam cũng gặp khó trong việc mua nhà.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?