Trong công văn số 44/2023 góp ý một số quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) kiến nghị: Không ban hành “bảng giá đất hàng năm” mà nên ban hành “bảng giá đất định kỳ 3 năm (hoặc 2 năm) một lần để phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hiện nay.

HoREA nhận thấy, có một số quy định về “tài chính về đất đai” của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thể chế hoá đầy đủ định hướng của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo “Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà về lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần hiện đang quy định nhiều công đoạn và công việc rất chi tiết, phức tạp mất rất nhiều thời gian; Nếu quy định xây dựng bảng giá đất hàng năm thì phải có cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Chat GPT được cập nhật theo thời gian thực kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư theo Đề án 06 liên thông đồng bộ, thống nhất với cơ sở dữ liệu lớn của quốc gia và phải sửa đổi đồng bộ các quy định pháp luật, trước hết là Luật Thuế đi đôi với việc người dân tự giác khai đúng giá mua bán, chuyển nhượng nhà đất.

“Hiệp hội nhận thấy, với trình độ, năng lực của bộ máy nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay và yêu cầu và khối lượng công việc đồ sộ để xây dựng bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần theo các quy định trên đây đã cho thấy rõ là hiện nay chưa thể thực hiện xây dựng bảng giá đất định kỳ hàng năm, bởi lẽ Bộ Tài nguyên Môi trường tuy đã lập được bản đồ giá đất cho hàng triệu thửa đất nhưng cơ sở dữ liệu đầu vào (bao gồm cả dữ liệu thuế) vẫn chưa đảm bảo tính chính xác và chưa được cập nhật kịp thời theo thời gian thực", ông Châu cho biết.

HoREA đề nghị ban hành “bảng giá đất” định kỳ 2-3 năm/lần để phù hợp với thực tiễn. Ảnh: Nova
HoREA đề nghị ban hành “bảng giá đất” định kỳ 2-3 năm/lần để phù hợp với thực tiễn. Ảnh minh họa

Theo ông Lê Hoàng Châu, nếu quy định xây dựng bảng giá đất hàng năm thì cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện “suốt năm bận rộn, loay hoay” cho việc xây dựng bảng giá đất hàng năm thì sẽ khó làm tròn nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.

Ông Châu theo đó đề nghị không ban hành bảng giá đất hằng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm (hoặc 2 năm) một lần để phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hiện nay.

Vị này phân tích, các trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần hiện đang quy định nhiều công đoạn và công việc rất chi tiết, phức tạp mất rất nhiều thời gian.

“Nếu quy định xây dựng bảng giá đất hằng năm thì phải có cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Chat GPT được cập nhật theo thời gian thực kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư.

Ngoài ra, phải sửa đổi đồng bộ các quy định pháp luật, trước hết là Luật Thuế đi đôi với việc người dân tự giác khai đúng giá mua bán, chuyển nhượng nhà đất”, ông Châu nhấn mạnh.

Hiệp hội nhận thấy, với trình độ, năng lực của bộ máy nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay và yêu cầu khối lượng công việc đồ sộ thì chưa thể thực hiện xây dựng bảng giá đất định kỳ hằng năm.

Bởi lẽ Bộ Tài nguyên và Môi trường tuy đã lập được bản đồ giá đất cho hàng triệu thửa đất nhưng cơ sở dữ liệu đầu vào vẫn chưa đảm bảo tính chính xác và chưa được cập nhật kịp thời theo thời gian thực.

Nếu quy định xây dựng bảng giá đất hằng năm thì cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện “suốt năm bận rộn, loay hoay” cho việc xây dựng bảng giá đất hằng năm thì sẽ khó làm tròn nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.