Hà Nội: Giá thuê vỉa hè từ 20.000-40.000 đồng/m2/tháng
Sở Xây dựng Hà Nội vừa hoàn thành dự thảo lần 3 đối với Đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn TP Hà Nội.
Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát 273 tuyến đường với 468 đoạn và 899 hè phố để tổ chức cho thuê vỉa hè dự kiến từ quý I/2025.
Sở Xây dựng Hà Nội đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan về Đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn. Đề án này tập trung vào việc quản lý, khai thác hè phố. Riêng việc trông giữ phương tiện dưới lòng đường, thành phố Hà Nội mới đây đã phê duyệt 234 tuyến phố được phép thực hiện (191 tuyến đường mới được bổ sung và 43 tuyến được cấp phép từ trước).
Hà Nội xác định nguyên tắc xây dựng Đề án là lòng đường và hè phố được sử dụng cho mục đích chính là giao thông. Các hè phố được dự kiến cho thuê nằm ở tuyến phố đủ điều kiện sử dụng một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, để kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị, du lịch, kinh tế đêm.
Dựa trên đề xuất của 17 quận, huyện, thị xã, Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội) cùng các chuyên gia tư vấn đã khảo sát 273 tuyến, với 468 đoạn tuyến và 899 hè phố.
Kết quả cho thấy trên 90% tuyến phố kinh doanh nhà hàng ăn uống, buôn bán nhỏ lẻ; khoảng 94% hè phố được khảo sát bị lấn chiếm; chỉ 24% hè có đường dành cho người khuyết tật.
Sau khảo sát, Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra 6 tiêu chí sử dụng hè phố để kinh doanh. Đầu tiên hè phố phải có rộng tối thiểu 3 m trở lên để đáp ứng cho người đi bộ, bố trí hạ tầng kỹ thuật, một phần để kinh doanh và trông giữ phương tiện (trừ khu phố cổ cho phép hè phố có chiều rộng nhỏ hơn 3m).
Các tiêu chí khác gồm hè phố đủ điều kiện để kinh doanh cần bảo đảm cho nhu cầu đỗ xe của khách. Đối với vỉa hè có bề rộng lớn hơn 4m mà không tổ chức kinh doanh, UBND cấp huyện có thể cấp phép trông giữ xe máy tùy nhu cầu từng khu vực, bảo đảm không lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ (tối thiểu 1,5m).
UBND cấp huyện cần lấy ý kiến các hộ dân thuộc biển số nhà thuộc khu vực cấp phép kinh doanh để đạt được sự đồng thuận và ưu tiên cho người đã kinh doanh ở vị trí đó. Thời hạn cấp phép là 6 tháng hay một năm. Thời gian kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế tại tuyến phố và bảo đảm an ninh trật tự, giao thông thông suốt.
Phí sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện hoặc kinh doanh được xác định theo Nghị quyết số 6 ngày 7/7/2020 của HĐND Thành phố, từ 20.000 đến 40.000 đồng/m2/tháng.
Đề án cũng đặt vấn đề kiến nghị HĐND thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh về mức phí khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao thông.
Dự kiến trong tháng 1/2025, Mặt trận Tổ quốc Thành phố sẽ tổ chức phản biện và quý I/2025 đề án được ban hành.
Việc xây dựng Đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố nhằm thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo TP. Hà Nội về thí điểm cho thuê mặt bằng ở những tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng từ đầu năm 2023.
Quận Hoàn Kiếm hiện là quận duy nhất cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021 theo chủ trương của Thành phố.
Dự thảo 6 tiêu chí để xác định hè phố tiêu chuẩn để đưa vào quản lý, khai thác:
Tiêu chí 1: Hè phố cho phép kinh doanh phải có hè phố chiều rộng tối thiểu 3m (trừ trường hợp đặc biệt trong khu phố cổ). Trong đó, bề rộng hè phố bảo đảm từ 3m trở lên để đáp ứng cho người đi bộ 1,5m, bố trí hạ tầng kỹ thuật, một phần để kinh doanh và trông giữ phương tiện; Đối với khu phố cổ cho phép hè phố có chiều rộng nhỏ hơn 3m được kinh doanh trong thời gian tổ chức không gian đi bộ hoặc thời gian khác được UBND quận cấp phép.
Tiêu chí 2: Bảo đảm chỗ đỗ xe cho khách tại chỗ hoặc trong phạm vi cho phép. Cụ thể, từ địa điểm kinh doanh đến bãi đỗ xe gần nhất không lớn hơn 500m; Hoặc khoảng cách từ điểm kinh doanh đến ga, bến xe công cộng gần nhất không lớn hơn 500m; Những vị trí hè phố mà dưới lòng đường đã sử dụng để trông giữ phương tiện giao thông thì không bố trí phương tiện xe đạp, xe máy, phạm vi này dành cho người đi bộ hay dùng để đặt các quầy bán hàng tự động.
Đối với khu vực phố cổ, khu phố cũ do hộ kinh doanh tự thu xếp; Đối với các tuyến phố nằm trong phố đi bộ của khu phố cổ có thể xem xét từng vị trí cụ thể để cấp phép kinh doanh; Đối với các vỉa hè có bề rộng lớn hơn 4m mà không tổ chức kinh doanh, UBND cấp huyện có thể cấp phép trông giữ phương tiện xe máy tuỳ theo nhu cầu của từng khu vực, bảo đảm không lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ (tối thiểu 1,5m).
Tiêu chí 3: Kinh doanh bảo đảm yếu tố an toàn, văn minh. Trong đó, các hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh theo quy định) cần được chính quyền địa phương phổ biến, tập huấn và ký cam kết về việc kinh doanh đảm bảo an toàn, văn minh, thân thiện; Riêng các hộ kinh doanh ăn uống cần có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiêu chí 4: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. Hoạt động kinh doanh phải có phương án để đảm bảo phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường không để ảnh hưởng tới hạ tầng kỹ thuật (độ chịu lực của kết cấu hè phố, bảo đảm an toàn tủ điện), cây xanh khu vực kinh doanh.
Tiêu chí 5: UBND cấp huyện cần lấy ý kiến của người dân trước khi tiến hành cho phép hè phố kinh doanh. UBND cấp huyện cần lấy ý kiến các hộ dân thuộc biển số nhà thuộc khu vực cấp phép kinh doanh để bảo đảm sự thoả thuận và đồng thuận. Ưu tiên cho người đã kinh doanh ở vị trí đó.
Tiêu chí 6: Hè phố tổ chức kinh doanh phải được UBND cấp huyện cấp phép về thời hạn cấp phép (6 tháng hay 1 năm); Thời gian kinh doanh bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại tuyến phố và bảo đảm an ninh trật tự giao thông thông suốt; Mặt hàng kinh doanh do UBND cấp huyện xác định cụ thể đảm bảo phát triển đô thị, phát triển du lịch, kinh doanh thương mại văn minh, phù hợp với văn hoá địa phương; Đối với hộ kinh doanh di động, phải được trang bị quầy bán hàng theo quy cách được UBND cấp huyện ban hành.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa hoàn thành dự thảo lần 3 đối với Đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn TP Hà Nội.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về việc miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch cho công dân các nước Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sĩ.
Sự bền vững trong kinh doanh không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là hành động của mỗi cá nhân. Doanh nghiệp tích hợp ESG tạo giá trị lâu dài, trong khi từng cá nhân có thể đóng góp bằng lối sống bền vững. Sự chung tay này chính là giải pháp cốt lõi cho một tương lai phát triển toàn diện.
Năm 2025, thành phố Hà Nội phấn đấu kiềm chế giảm tai nạn giao thông từ 5% so với năm 2024 trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương; tập trung giải quyết 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
VAMM vừa công bố doanh số bán hàng quý IV năm 2024 đạt 760.734 xe, tăng 10,89% so với quý trước và tăng 11,55% so với cùng kỳ năm 2023.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa có công văn về việc tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hiện nay, thị trường đã vào cao điểm 2 tuần trước Tết, các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP HCM đã tăng cường nhân lực, công suất phục vụ, không để xảy ra tình trạng trống kệ hàng hoặc ùn ứ khách hàng khi mua sắm. Các hệ thống siêu thị, cửa hàng… đã có kế hoạch mở cửa gần như xuyên Tết, chỉ nghỉ mùng 1. Riêng Family Mart, GS25, Kingfood Mart... mở cửa xuyên Tết.
Bộ Công an đề xuất phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi không có đủ lối thoát nạn, đường thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Đóng cửa, giá bạc tăng 4,15% lên mức 31,3 USD/oz và giá bạch kim tăng hơn 5% lên 996,1 USD/oz.
Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản thống nhất chuyển nhiệm vụ quản lý, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ sang Bộ Công an.
Thông tin về giao dịch thương mại điện tử sẽ bị thu thuế 10% lan truyền trên mạng xã hội là giả mạo.
Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, mức thưởng bình quân là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (6,85 triệu đồng/người). Mức cao nhất là 1,908 tỷ đồng thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin.
Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh, kinh doanh dược - mỹ phẩm. Trong đó loạt sai phạm tại Phòng khám Thẩm mỹ Rita, Skinbee, Klanis Platinum... được nêu rõ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần gần đây và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) đã khởi động chương trình huy động vốn cho năm 2025 bằng việc phát hành trái phiếu phát triển bền vững trị giá 1,75 tỷ đô la Úc (AUD), tương đương khoảng 1,08 USD, kỳ hạn 5 năm, sẽ đáo hạn vào ngày 10/01/2030.
Chiều 6/1, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam chính thức công bố dữ liệu đón khách năm 2024 cũng như mục tiêu cho năm 2025.
Ngày 6/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không nghiên cứu bổ sung chuyến bay đối với các đường bay đã đầy chỗ từ TP HCM đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào các ngày cận Tết trên cơ sở phù hợp với năng lực khai thác, hạ tầng cảng hàng không và đảm bảo an toàn, an ninh.
Kiểm tra Phòng khám Bách Giai trên đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cơ quan chức năng phát hiện hàng nghìn lọ thuốc giả gắn mác công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam.
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?