Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, hiện lượng rau ùn ứ mỗi ngày lên tới khoảng 10 tấn. Số cơ sở giết mổ tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 chiếm 34,67%. Sản lượng thịt đưa ra thị trường tiêu thụ giảm khoảng 20-35%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Nội cho biết, tính theo lũy kế từ ngày 24/7 (thời điểm Hà Nội thực hiện giãn cách) đến ngày 8/8, tổng diện tích cấy lúa là 76.833,2 ha, diện tích thu hoạch rau củ quả là 4.981,9 ha, sản lượng rau củ quả hàng ngày đạt 18.100,6 tấn, diện tích thu hoạch cây ăn quả là 4.014,7 ha.
Sở này cho biết thêm, khó khăn của ngành nông nghiệp Hà Nội, chủ yếu đến từ một số khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo Sở NN-PTNT thành phố, hiện 9 xã của huyện Thường Tín bị phong tỏa, một số công ty dừng hoạt động do có nhân viên thuộc diện F1. Lượng rau ùn ứ mỗi ngày tới khoảng 10 tấn.
Một vấn đề nữa, là các chợ đầu mối như Đền Lừ, Minh Khai, Long Biên hiện bị phong tỏa. Nhiều chợ dân sinh hạn chế hoạt động. Các cơ sở, thương lái thu mua nông sản lớn tại các huyện Thanh Trì, Hoàng Mai đã tạm dừng hoặc hạn chế thu mua do giãn cách xã hội.
Hà Nội: Mỗi ngày có khoảng 10 tấn rau ùn ứ
Từ ngày 24/7/2021 tới nay, tình hình sản xuất, chăn nuôi, hoạt động của các cơ sở giết mổ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ, trường học, bếp ăn tập thể đóng cửa,... nhu cầu mua sắm của người dân giảm mạnh. Bản thân những cơ sở này cũng cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, phòng chống dịch bệnh.
Số cơ sở giết mổ tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 chiếm 34,67%, chủ yếu là các cơ sở quy mô vừa và nhỏ, không hoạt động theo chuỗi giá trị. Sản lượng thịt đưa ra thị trường tiêu thụ giảm khoảng 20-35%.
Sở NN-PTNT nhấn mạnh, một số chốt kiểm dịch hoạt động chưa linh hoạt, làm ách tắc, chậm quá trình vận chuyển tiêu thụ các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm. Sở NN-PTNT Hà Nội dự báo, các cơ sở giết mổ sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới.
Từ đó, Sở NN-PTNT Hà Nội đưa ra hai giải pháp. Một là, tăng cường phối hợp với các Sở, gồm Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương và Sở Y tế nhằm tháo gỡ các khó khăn trong vận chuyển, kết nối tiêu thụ sản phẩm, và đảm bảo mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện bố trí phương án “3 tại chỗ” được sản xuất tiếp.
Thứ hai, Sở NN-PTNT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.
Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã chủ động về lực lượng tham gia thu hoạch, vận chuyển… nông sản giúp nông dân, đảm bảo nông sản được thu hoạch kịp thời, không ứ đọng cục bộ.
Với riêng các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh, chợ đầu mối thu mua sản phẩm nông nghiệp bị cách ly phòng chống dịch bệnh, Sở NN-PTNT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện cho các người sản xuất không thuộc diện cách ly được đi làm, để đảm bảo lực lượng lao động; đồng thời ưu tiên tiêm vacxin phòng COVID-19 cho đối tượng sản xuất trực tiếp.
Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã cần sẵn sàng bố trí khu vực trung chuyển, tập kết, tiêu thụ nông sản sản xuất trên địa bàn và từ các tỉnh, thành phố đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, giảm tải cho các chợ đầu mối, không ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Lĩnh vực chế biến điều thô thành nhân điều xuất khẩu rất phát triển, có tốc độ hiện đại hóa nhanh, máy móc hiện đại đã thay thế cơ bản sức lao động thủ công trong dây chuyền chế biến. Tổng cục Hải quan cho biết giữa tháng 12/2024, xuất khẩu hạt điều đã đạt 4,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành điều, xuất khẩu hạt điều vượt mốc 4 tỷ USD.
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (24/12) ghi nhận ở mức 120.500 - 121.300 đồng/kg, giá không đổi so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê hiện đã tăng gấp đôi.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Đối với kim loại quý, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce. Đây cũng là lần đầu tiên giá bạc giảm xuống dưới mốc 30 USD/ounce kể từ giữa tháng 9.
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho thấy, các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng từ 329 - 478 đồng/lít, xăng RON95 đã vượt ngưỡng 21 nghìn đồng/lít.
Theo đại diện doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, nếu cơ quan quản lý không sử dụng quỹ bình ổn thì giá các loại xăng có thể tăng khoảng 400 - 550 đồng/lít, còn giá các loại dầu tăng từ 300 - 500 đồng/lít,kg.
Giá kim loại quý diễn biến phân hóa trong bối cảnh thông tin cơ bản trái chiều. Một mặt, giá các mặt hàng được hưởng lợi trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng, nhất là tại khu vực Trung Đông.
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
Theo MXV, sắc đỏ bao trùm thị trường nguyên liệu công nghiệp trong tuần giao dịch vừa qua, nhưng điểm sáng đáng chú ý đến từ đà tăng giá mạnh của mặt hàng ca cao.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang tích cực dữ trữ lượng hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, không để xẩy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?