Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Văn bản số 3060/UBND-NC về việc khắc phục một số công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố.
Công văn được TP Hà Nội gửi đến một số Bộ, ngành, đơn vị có liên quan với nội dung: Thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kiên quyết xử lý các công trình đưa vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC, trọng tâm là, Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 18/6/2021 của UBND TP về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 25/8/2022 của UBND TP về tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép.
Cùng đó, UBND TP đã chỉ đạo Công an TP, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp xử lý, tổ chức làm việc với 100% các chủ đầu tư của công trình vi phạm (có mời các đơn vị chức năng có liên quan cùng tham gia) để họp bàn, thống nhất biện pháp, giải pháp thực hiện; yêu cầu chủ đầu tư cam kết lộ trình, thời gian, tiến độ để từng bước khắc phục đối với từng nội dung tồn tại, vi phạm cụ thể. Đăng tải công khai tên chủ đầu tư công trình chưa nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên phương tiện thông tin đại chúng. Kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động. Phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố, Công ty TNHH MTV nước sạch thành phố và các đơn vị cung cấp nước, căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan, nghiên cứu dừng cấp điện, cấp nước đối với công trình vi phạm…
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo xử lý dứt điểm các công trình đưa vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC, gần đây nhất là Kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá 2 kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/1/2023 về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Trong đó chỉ đạo: “Giải quyết dứt điểm toàn bộ các công trình hiện hữu vi phạm về PCCC, chưa thẩm duyệt nghiệm thu hoặc phát sinh công trình chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đã được đưa vào sử dụng trên địa bàn quản lý, hoàn thành trong tháng 6/2024.”
Qua theo dõi, nhận thấy tiến độ khắc phục của các công trình vi phạm còn chậm. Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP đề nghị các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện, đảm bảo các công trình được hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
18 công trình sử dụng vốn của các bộ, ban, ngành Trung ương chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố được nêu cụ thể là:
Cục đường thủy nội địa Việt Nam (Số 5 đường Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải);
Trung tâm kinh tế xã hội và quốc gia – Bộ kế hoạch và Đầu tư (Ngõ 7 đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, chủ đầu tư là Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
Tòa nhà Bộ Công Thương (Số 655, đường Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, chủ đầu tư là Bộ Công Thương);
Hạng mục 11 tầng Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công thương Trung Ương (Số 193 Vĩnh Hưng, P. Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, chủ đầu tư là Bộ Công Thương);
Trường Đại học công nghiệp Việt Hung (Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, chủ đầu tư là Bộ Công Thương);
Bệnh viện Lão khoa Trung ương (1A Phương Mai, Phường Phương Mai, quận Đống Đa, chủ đầu tư là Bộ Y tế);
Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương (Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, chủ đầu tư là Bộ Y tế);
Nhà tạm K - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (43 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, chủ đầu tư là Bộ Y tế);
Nhà B5, nhà E Bệnh viện Việt Đức (40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, chủ đầu tư là Bộ Y tế);
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (hạng mục tầng hầm, tầng 2 ở Thôn Bầu, xã Kim Chung Huyện Đông Anh, chủ đầu tư là Bộ Y tế);
Viện kinh tế xây dựng (20 Thể Giao, quận Hai Bà Trưng, chủ đầu tư là Bộ Xây dựng);
Trường Cao đẳng Cộng Đồng (Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, chủ đầu tư là Bộ GD&ĐT);
Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội (Thôn Phượng Đồng, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, chủ đầu tư là Bộ GD&ĐT);
Học viện tòa án (Kim Sơn, huyện Gia Lâm, chủ đầu tư là Tòa án nhân dân tối cao);
Viện Công nghệ Sinh học (Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc thuộc dự án Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và phát triển ứng dụng tế bào gốc tại Viện Hàn lâm KHCNVN; Số 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, chủ đầu tư là Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam);
Nhà khách Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (Thôn 3, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, chủ đầu tư là Đại học Quốc gia Hà Nội);
Trung tâm truyền hình Thông tấn xã Việt Nam (33 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, chủ đầu tư là Thông tấn xã Việt Nam);
Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Trung ương (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, chủ đầu tư là Liên minh Hợp tác xã Việt Nam).
Ngày 23/6, Công ty CP Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) đã thông qua nghị quyết về việc ký kết thỏa thuận đặt cọc với Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ – đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố quy hoạch tuyến cao tốc Hồ Tràm - Long Thành, được đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng.
Ngày 23/6, UBND thành phố Thủ Đức công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, áp dụng tại 12 phường mới sau khi hợp nhất (34 phường của thành phố Thủ Đức hiện tại) và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 4/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để đưa vào vận hành, kinh doanh, tiếp tục đầu tư, khởi động đầu tư cho 867 dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, bệnh viện với tổng giá trị ước tính khoảng 371,8 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, tại lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP HCM, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chọn Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp THADICO Bình Dương – thành viên của Tập đoàn Trường Hải (THACO) – làm chủ đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1.
Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhằm đảm bảo khai thác lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển, doanh nghiệp dự án đã đề xuất điều chỉnh, nâng cấp quy mô cảng hàng không Quảng Trị từ cấp 4C lên 4E.
Quy mô thị trường đầu tư ESG tăng trưởng vượt bậc những năm gần đây. Sự gia tăng này cho thấy ngày càng nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội để tạo ra cả lợi nhuận tài chính và tác động xã hội, môi trường tích cực.
Trên thế giới, nhiều tổ chức tín dụng, nhà đầu tư lớn như GRESB, IFC, ADB hay quỹ đầu tư châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đang sử dụng ESG như một tiêu chí “lọc” dự án bất động sản xanh. Tại Việt Nam, xu hướng này đang hình thành rõ ràng hơn.
Đại biểu Quốc hội đề xuất tận dụng các trụ sở công dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập để xây dựng nhà đỗ xe thông minh kết hợp trạm sạc xe điện và thư viện mini.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 17/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
Từ 1/7, chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 1916/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với Khu đô thị du lịch Nhơn Phước, tọa lạc tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch.
Dự án Sân Golf Uông Bí được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sân Golf Hạ Long Bay, với quy mô xây dựng lên tới 140ha tại khu vực hồ Yên Trung, thuộc phường Phương Đông, tương lai sẽ là phường Yên Tử.
Ngày 14/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng thông tin, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng thủy nội địa Nghĩa Hưng (giai đoạn 1); vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Chính phủ chỉ đạo cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc đã phê duyệt thiết kế đô thị, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?