Với sự “bùng nổ” của ChatGPT từ cuối năm 2022, Google mới đây thông báo sẽ chuẩn bị tích hợp các tính năng trí tuệ nhân tạo vào công cụ tìm kiếm trong thời gian tới.
Theo CNBC, Google đã thử nghiệm các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) giống ChatGPT, sử dụng công nghệ LaMDA của mình. Sắp tới, công ty này sẽ cho ra mắt công chúng một chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mới có khả năng tích hợp trong công cụ tìm kiếm.
Được biết, chatbot thử nghiệm mang tên “Apprentice Bard”, trong đó nhân viên sẽ đặt câu hỏi và nhận câu trả lời chi tiết tương tự ChatGPT - một chatbot của OpenAI, startup có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) và được Microsoft hậu thuẫn.
Google thông báo sẽ chuẩn bị tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm như một động thái đối phó với sự "bùng nổ" của Chat GPT.
Chatbot Apprentice Bard sử dụng công nghệ hội thoại LaMDA (Language Model for Dialogue Applications) của Google.
Cũng giống như ChatGPT, nhân viên nhập câu hỏi trong hộp thoại và nhận câu trả lời bằng văn bản, sau đó sẽ đưa ra phản hồi về câu trả lời này.
Tuy nhiên, dựa trên các phản hồi, dường như Apprentice Bard có thể bao gồm các sự kiện mới diễn ra – tính năng mà ChatGPT chưa có.
Apprentice Bard thay thế chatbot Meena trước đây. Nhân viên Google nhận thấy các câu trả lời của Apprentice Bard ngày một thông minh hơn.
Chẳng hạn, một người hỏi chatbot liệu Google có tiếp tục sa thải hay không bởi đầu tháng này, công ty đã đuổi việc 12.000 nhân sự.
Chatbot đáp: “Theo cơ sở dữ liệu tôi được tiếp cận, Google gần như không tiến hành một đợt sa thải khác trong năm 2023. Sa thải thường để giảm chi phí và cơ cấu doanh nghiệp nhưng công ty đang có tài chính tốt. Thực tế, doanh thu Google tăng 34% trong năm 2021 và cổ phiếu đã tăng 70% kể từ tháng 1/2022”.
Bên cạnh đó, một bộ phận sản phẩm khác lại đang thử nghiệm thiết kế trang web tìm kiếm trên máy tính, có thiết kế theo dạng hỏi - đáp.
Chẳng hạn, một thiết kế cung cấp 5 tùy chọn câu hỏi khác nhau ngay bên dưới thanh tìm kiếm chính, thay thế thanh “I’m feeling lucky” hiện nay. Nó cũng hiển thị một logo chat nhỏ ở bên phải thanh tìm kiếm.
Khi nhập câu hỏi, kết quả tìm kiếm sẽ hiện ra một bong bóng màu xám, nhìn như hội thoại giữa hai người. Nó cũng gợi ý vài câu hỏi tiếp theo. Bên dưới vẫn là các kết quả tìm kiếm thông thường.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2022 của Google cho thấy, đây là quý thứ tư liên tiếp không đạt kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận của Phố Wall. Doanh thu quảng cáo của YouTube giảm 8% và doanh thu “Tìm kiếm & Khác” giảm 2%.
Ngày 2/2, CEO Google Sundar Pichai cho biết, công ty sẽ sớm đưa các tính năng AI vào công cụ tìm kiếm.
“Rất nhanh thôi, mọi người có thể tương tác trực tiếp với mô hình ngôn ngữ mạnh nhất, mới nhất của chúng tôi như một người đồng hành với Tìm kiếm, theo các cách sáng tạo và thử nghiệm”, ông Pichai nói.
Pichai chia sẻ mô hình ngôn ngữ sẽ được tung ra trong “vài tuần và vài tháng tới” để công ty nhận được nhiều phản hồi hơn.
Chat GPT đang được xem là một mối đe doạ với công cụ tìm kiếm Google.
Trong bối cảnh mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi của Google gặp áp lực lớn và đối mặt với nguy cơ từ Microsoft, CEO Google khẳng định AI là công nghệ sâu nhất mà họ đang nghiên cứu hiện nay. Trước đó, Google luôn tự tin là “người tiên phong” trong lĩnh vực AI.
Về mối nguy cơ từ ChatGPT, có thể nói chatbot này có thể cung cấp các câu trả lời sáng tạo trước những truy vấn phức tạp hơn so với công cụ tìm kiếm của Google hiện tại, bởi vậy có thể đe doạ đến mộ hình cốt lõi của Google.
Theo một số nguồn tin, Microsoft hiện đang cân nhắc đưa chức năng của ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing.
Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Sau khi âm thầm hoạt động "chui" sàn thương mại điện tử TEMU vẫn đang trong thời gian chờ đợi xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Temu sẽ phải hoàn tiền và bồi thường cho những khách hàng đã đặt mua sản phẩm trên nền tảng này mà chưa nhận được hàng.
Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo), trung bình mỗi ngày, người Việt chi khoảng hơn 873,6 tỷ đồng để mua hàng online.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.
Mỹ yêu cầu các Giám đốc điều hành của Apple và Alphabet - công ty mẹ của Google phải sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?