Trong các nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đặc thù, với công tác giải phóng mặt bằng, ngoài việc tách ra là dự án độc lập, thực hiện trước và sớm thì có thêm cơ chế cho phép chỉ định thầu một số nội dung công tác giải phóng mặt bằng.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương: Việc kiến nghị cho phép chỉ định thầu trong giải phóng mặt bằng được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian cho công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Giải phóng mặt bằng là được xác định là khâu khó khăn trong triển khai dự án đường Vành đai 3 TPHCM và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy, 2 thành phố đã kiến nghị cơ chế đặc thù cho chỉ định thầu trong triển khai công tác giải phóng mặt bằng.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong nhiều năm trở lại đây, trong tất cả các báo cáo đánh giá về những khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, thì nguyên nhân giải phóng mặt bằng luôn ở vị trí số một.
Tức là công tác giải phóng mặt bằng là công tác rất phức tạp, có nhiều khó khăn vướng mắc khi triển khai các dự án đầu tư công. Hệ lụy dẫn tới là chậm tiến độ, giải ngân thấp…
Chính vì vậy, khi đặt vấn đề thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, trong đó có 2 dự án Vành đai 3 TPHCM và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, công tác giải phóng mặt bằng được đặc biệt quan tâm.
Chỉ định thầu một số nội dung công tác giải phóng mặt bằng
Trong các nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đặc thù, với công tác giải phóng mặt bằng, ngoài việc tách ra là dự án độc lập, thực hiện trước và sớm thì có thêm cơ chế cho phép chỉ định thầu một số nội dung công tác giải phóng mặt bằng.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Ở đây có thể hình dung 2 công việc chủ chốt áp dụng hình thức chỉ định thầu.
Một là di dời các hạ tầng kỹ thuật tại khu vực cần phải giải phóng. Trong đó, có hạ tầng về điện, nước, viễn thông… tất cả hạ tầng này yêu cầu về mặt chuyên ngành rất cao, thường các đơn vị liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực đó mới có thể thực hiện được. Nếu chúng ta đấu thầu để làm việc này đôi khi chỉ là hình thức và chỉ có 1 nhà thầu có thể thực hiện được việc này.
Việc thứ hai là tái định cư. Để di dời các hộ gia đình, phải xây dựng các khu tái định cư. Việc xây dựng khu tái định cư bắt buộc phải làm rất nhanh để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nếu làm chậm công tác này, đất đã lấy của người dân rồi mà người dân vẫn chưa có nơi ở ổn định thì rất bất cập. Đó là điều hết sức quan tâm trong giải phóng mặt bằng.
Việc kiến nghị cho phép chỉ định thầu trong giải phóng mặt bằng cũng được kỳ vọng là rút ngắn thời gian cho công tác giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó còn nhiều hoạt động khác. Ở 2 dự án này, công tác giải phóng mặt bằng còn khó hơn rất nhiều lần, quy mô lớn, giá trị tiền nhiều. Do vậy, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, ngoài chỉ định thầu có thể rút ngắn được tiến độ thì công tác điều hành, quản lý, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cũng không kém phần quan trọng. Tất cả điều đó tổng hòa giúp rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng.
Chủ động giải phóng mặt bằng thì hiệu quả của dự án sẽ rất cao
Trao đổi về nội dung này, ông Dương Bá Đức, Vụ Phó Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính nhấn mạnh, công tác giải phóng mặt bằng cũng là công tác rất vướng. Then chốt là nếu chúng ta giải quyết được mặt bằng ổn thì thi công sẽ rất tốt.
Giải phóng mặt bằng là nút thắt cho tất cả các dự án. Đây là sức ép cho các địa phương. Từng địa phương phải đẩy mạnh giải phóng mặt bằng.
Chính vì vậy, khi sử dụng số vốn chưa được thực hiện thì chuyển cho chỗ khác, tránh tình trạng tắc nghẽn nguồn vốn, giải phóng nguồn vốn, đó là linh hoạt.
Việc này rất cần thiết, nếu đạt được tính chủ động trong giải phóng mặt bằng thì hiệu quả của dự án sẽ rất cao.
Đề xuất áp dụng cơ chế chỉ định thầu trong giải phóng mặt bằng: Cách tiếp cận để đổi mới thể chế
Nêu quan điểm về đề xuất áp dụng cơ chế chỉ định thầu trong công tác giải phóng mặt bằng, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng: Đề xuất này không chỉ quan trọng cho những dự án này. Đây là cách tiếp cận để đổi mới thể chế.
Khi giao phân cấp, phân quyền cho địa phương như một chủ trương lớn thì đây là thử nghiệm và công việc quan trọng. Bởi vì nguyên tắc phân cấp, phân quyền, cấp nào thực hiện chức năng này tốt nhất thì nên để cấp đó thực hiện.
Lâu nay chúng ta thấy rằng các đường vành đai theo nghĩa chiến lược quốc gia, sự tham gia của cấp địa phương rất ít. Có thể đó là lý do gây ra chậm. Chậm ở mọi bước, vừa lãng phí, vừa kém hiệu quả và quan trọng là làm chậm bước tiến của đất nước trong quá trình phát triển.
Vì vậy giao cho địa phương các quyền thì tất cả các lợi ích và khó khăn vừa đề cập đều có thể tập trung xử lý được. Cần xem xét cách tiếp cận như vậy có tạo ra động lực mới cho việc giải quyết tắc nghẽn thể chế lâu nay hay không.
PGS.TS Trần Đình Thiên tin rằng, các địa phương sẽ làm được. Bởi vì làm đường liên quan đến người dân, đến địa bàn, những việc này phải xử lý tại chỗ hằng ngày và liên quan đến những bức xúc của xã hội. Ở điểm này, địa phương phải nỗ lực để xử lý nhanh chóng.
Bên cạnh đó là lợi ích phát triển của họ đều là lợi ích phát triển lớn. Ở TPHCM hay ngay cả ở Hà Nội, chúng ta thấy chuyện tắc nghẽn liên quan đến đường vành đai nhưng khi giao cho địa phương thì chắc chắn nỗ lực thực hiện sẽ cao.
Điểm tổng quát ở đây là giao quyền cho địa phương thực thi thực chất là giao trách nhiệm. Nhiều khi cứ nghĩ hưởng lợi trước mà không thấy rằng đầu tiên phải là trách nhiệm và những nguyên tắc sâu hơn nữa để địa phương thể hiện năng lực và bộ máy của mình. Nếu làm được thì tác động khá mạnh và toàn diện. Tất nhiên việc nào tốt cũng đều khó làm nhưng nếu theo mạch chỉ đạo sát sao như hiện nay thì sẽ thúc đẩy được việc giải tỏa điểm tắc nghẽn là phân cấp, phân quyền.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 342/TB-VPCP ngày 2/7/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết hạng mục nhà ga hành khách của sân bay Long Thành sẽ hoàn thiện phần xây dựng trước 31/12/2025 và bắt đầu lắp đặt thiết bị từ quý II/2025; hoàn thiện nghiệm thu, chạy thử toàn bộ các hệ thống trước tháng 6/2026.
AEON dự kiến đầu tư thêm 3 trung tâm mua sắm mới tại TP HCM với tổng vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng, đồng thời tuyển dụng từ 1.500 đến 2.000 lao động cho mỗi trung tâm.
Tập đoàn Sun Group vừa có văn bản gửi UBND TP HCM, đề xuất nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro dài 40 km theo hình thức BT tại khu vực huyện Củ Chi (cũ)
Bộ Tài chính cho biết đang phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai để rà soát toàn bộ nội dung liên quan đến kết quả đấu thầu dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, sau khi bị Chính phủ phê bình vì báo cáo chậm và chưa đầy đủ.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký 2 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị ở Khu kinh tế Dung Quất. Hai dự án có tổng diện tích gần 2.700ha, tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD.
Với tổng diện tích 765 ha, quy hoạch này khoanh vùng và định hướng phát triển cho khu vực trung tâm, nơi tập trung các công trình lịch sử, văn hóa, dịch vụ và du lịch quan trọng của Đà Lạt.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo mức lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12, dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, cũng như các đối tượng đầu tư, mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và chung cư cũ cải tạo.
Ngày 30/6, UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định số 37 quy định chi tiết về trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP HCM, đề xuất được nghiên cứu và đầu tư tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Thủ Thiêm - sân bay quốc tế Long Thành. Nếu không được chọn làm nhà đầu tư, tập đoàn vẫn bàn giao kết quả nghiên cứu, không yêu cầu hoàn phí.
Ngày 30/6, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu Kinh tế Vân Phong, gồm: Khu đô thị mới Tu Bông và Dự án Khu đô thị mới Đầm Môn.
UBND quận Đống Đa vừa ban hành thông báo thu hồi bán đảo hồ Đống Đa để thi công đồng thời cùng Dự án Cải tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị khu vực xung quanh hồ.
Trong bức tranh thị trường hiện nay chính là việc người mua ngày càng mở rộng phạm vi tìm kiếm bất động sản ra ngoài địa bàn Thủ đô. Hiệu ứng fomo trong các phân khúc bất động sản như chung cư, đất nền dần hạ nhiệt, người mua nhà quan tâm đến giá trị dài hạn như chất lượng sản phẩm và danh tiếng của chủ đầu tư.
- UBND Thành phố Hà Nội vừa giao và cho thuê hàng chục nghìn m2 đất tại Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Oai để xây dựng hạ tầng đấu giá đất, dự án xăng dầu...
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận làm nhà đầu tư dự án Khu công nghiệp Bình Giang theo Quyết định số 2286/QĐ-UBND ban hành ngày 20/6/2025.
Theo THADICO, tại “Hội nghị công bố 9 quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư” do UBND TP Thủ Đức tổ chức ngày 23/6 vừa qua, công ty đã nhận 6 quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư liên quan đến các dự án tại Khu đô thị Sala.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?