Tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch ngày 30/8, các thương hiệu vàng trong nước hầu như không điều chỉnh giá mua-bán kim loại quý này. Giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 81 triệu đồng/lượng. Cụ thể: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào-bán ra ở mức 79-81 triệu đồng/lượng.

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 29/8.

Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 29/8.

Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh và chạm mốc 77,40 – 78,65 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), ngưỡng cao nhất từ trước đến nay.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,4-78,65 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với kết phiên giao dịch hôm qua.

Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 77,55 - 78,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên mức giá niêm yết ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Giá vàng SJC đi ngang 10 phiên liên tiếp

Trước đó, giá vàng thế giới tăng 1% trong phiên 29/8, khi nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9/2024, trong lúc các nhà đầu tư chờ số liệu lạm phát của Mỹ để dự báo về mức hạ.

Giá vàng giao ngay tăng 0,9%, lên 2.524,45 USD/ounce vào lúc 0 giờ 52 phút (theo giờ Việt Nam).

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ chốt phiên tăng 0,9%, lên 2.560,3 USD/ounce.

Hiện giới đầu tư đổ dồn vào dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố vào cuối tuần để tìm hướng đi rõ ràng hơn cho vàng. Theo các chuyên gia, tâm lý chờ đợi này cũng khiến giao dịch mua vào đối với vàng bị chậm lại, thậm chí kéo giá vàng giảm xuống trong các phiên còn lại của tuần.

Một số các chuyên gia cho biết, trong trường hợp dữ liệu lạm phát được công bố tăng, sẽ càng củng cố việc Fed cắt giảm lãi suất không mạnh vào kỳ họp tháng 9 tới.

Tuy nhiên, đa số chuyên gia cho rằng, về dài hạn, việc Fed tiến tới hạ lãi suất, cộng thêm xu hướng mua ròng đối với vàng của các ngân hàng trung ương và căng thẳng địa chính trị tiếp diễn ở Trung Đông giữ vai trò là những yếu tố nền tảng cho sự tăng giá của vàng.

Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường đang định giá khoảng 66,5% khả năng lãi suất tại Mỹ sẽ giảm 25 điểm cơ bản và 34,5% khả năng giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 9.

Giám đốc giao dịch kim loại David Meger của High Ridge Futures nhận định, vàng có thể sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ và chỉ có thể biến động mạnh khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố.

Các chuyên gia nhận định, lượng nhập khẩu vàng của Trung Quốc bắt đầu tăng 17% trong tháng 7, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ tháng 3 cũng là một tin tốt, hỗ trợ quan trọng cho thị trường vàng thế giới.