Ngày 22/8, giá lợn hơi đi ngang tại khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Nam. Giá lúa gạo duy trì ổn định so với cuối tuần, thị trường giao dịch chậm.
Giá lợn hơi ngày 22/8
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay không ghi nhận thay đổi mới so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 65.000 - 71.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá cao nhất khu vực tiếp tục được chứng kiến tại Hà Nội là 71.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mốc 70.000 đồng/kg gồm có các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Mức giá thấp nhất khu vực 65.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nam. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại đang thu mua lợn hơi ổn định trong khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi đi ngang so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg. Trong đó, thương lái ở Đắk Lắk đang giao dịch lợn hơi với giá thấp nhất khu vực là 63.000 đồng/kg. Cao hơn một giá, tại Quảng Bình, Lâm Đồng và Bình Thuận giá lợn hơi hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 64.000 đồng/kg. Tỉnh Bình Thuận tiếp tục neo ở mức 65.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất 67.000 đồng/kg được ghi nhận tại nhiều địa phương gồm như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà. Các tỉnh thành còn lại giao dịch ổn định với giá 66.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg ở một vài nơi và dao động trong khoảng 62.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, tại Bình Dương và Kiên Giang giá lợn hơi hôm nay lên mức 64.000 đồng/kg, ngang bằng với Long An và Cần Thơ. Các tỉnh thành khác không ghi nhận thay đổi mới về giá so với cuối tuần trước. Trong đó, giá lợn hơi tại Bình Phước đang neo ở mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Cao hơn một giá, tại TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, cùng ghi nhận mức giá lợn hơn 63.000 đồng/kg. Giá lợn hơi hôm nay tại Cà Mau, An Giang lần lượt là 70.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực giá lợn hơi hôm nay dao động xung quanh mốc 65.000 đồng/kg.
Ngày 22/8, giá lợn hơi đi ngang tại khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Nam.
Mới đây, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) ra mắt thương hiệu Bapi HAGL và cửa hàng BapiMart với sản phẩm chủ lực là thịt lợn ăn trái chuối (dạng mát) cùng một số thực phẩm chế biến từ thịt lợn Bapi HAGL như: thịt nguội, chả lụa, xúc xích… Như vậy, HAGL tham gia thị trường thịt lợn mát sau thời gian chỉ bán lợn hơi.
Ông Đinh Văn Lộc, Tổng Giám đốc Công ty CP Bapi HAGL cho biết do việc xây dựng nhà máy riêng cần nhiều thời gian nên hiện tại công ty vẫn đang liên kết với một số nhà máy giết mổ đạt chuẩn để gia công giết mổ và chuyển nguyên liệu về nhà máy chế biến của đối tác để sản xuất theo công thức, thương hiệu riêng.
Tháng 7, HAGL đã tiêu thụ 23.432 con lợn thịt, Luỹ kế 7 tháng đầu năm, công ty tiêu thụ 105.961 con lợn thịt. Doanh thu thuần 7 tháng ghi nhận 2.260 tỷ, trong đó mảng chăn nuôi 584 tỷ và ngành phụ trợ đem về 396 tỷ doanh thu. Lợi nhuận sau thuế 7 tháng là 657 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch đề ra cả năm.
Giá lúa gạo ngày 22/8
Giá lúa gạo ngày 22/8 ghi nhận thị trường duy trì ổn định. Theo đó, lúa Đài thơm 8 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.300 – 5.450 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng nếp, nếp tươi An Giang 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.200 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm không có biến động. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.000 – 8.050 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 – 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại.
Giá lúa gạo ngày 22/8 ghi nhận thị trường duy trì ổn định.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long biến động tăng, giảm luân phiên trong tháng 7, với lúa chất lượng cao ghi nhận mức giảm khá nhiều. Thời tiết mưa bão nhiều ngày khiến chất lượng lúa Hè Thu giảm liên tục, trong khi diện tích lúa chín ngày càng tăng tại các địa phương. So với đầu tháng 7, giá các loại lúa đã giảm từ 200 – 400 đồng/kg do thời tiết xấu ảnh hưởng đến chất lượng lúa và nhu cầu tiêu thụ yếu.
Giá lúa giảm còn do các nhà xuất khẩu đã giảm bớt thu mua lúa của nông dân, chờ thu hoạch cao điểm và chờ đợi tín hiệu mua từ các thị trường lớn như Philippines, Trung Quốc.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.
Ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng đánh giá, nhìn chung nhu cầu thị trường đang yếu, sức mua không cao. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Philippines, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường Philippines chủ yếu có nhu cầu nhập khẩu loại gạo có mức giá trung bình.
Những thị trường khác vẫn ổn định nhưng sản lượng nhập không cao. Do đó, khả năng thị trường lúa gạo sẽ tiếp tục trầm lắng đến hết vụ thu hoạch lúa Hè Thu.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Theo một số doanh nghiệp xăng dầu dự báo, hôm nay (26/6) giá xăng có thể tăng 330 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 520 đồng/lít, dầu hỏa tăng 460 đồng/lít.
Theo ghi nhận từ MXV, phiên giao dịch ngày hôm qua chứng kiến đà lao dốc mạnh trên thị trường năng lượng, khi cả 5 mặt hàng chủ chốt trong nhóm đều giảm sâu trước bối cảnh những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông gần như đã được xóa bỏ.
Giá cà phê trong nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên hôm nay duy trì ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 96.000 đồng/kg.
Từ ngày 1/7/2025, Thông tư mới của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực, quy định mức giảm giá tối đa trong các chương trình khuyến mại là 50% so với giá bán trước thời điểm áp dụng.
Theo ghi nhận từ MXV, thị trường năng lượng chứng kiến lực mua mạnh mẽ trên cả 5 mặt hàng trong nhóm trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Israel và Iran bao trùm thị trường và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?