Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm, giá xăng, dầu, giá thuê nhà tăng là những nguyên nhân chính làm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10-2024 của cả nước tăng 0,33% so với tháng trước.
Ngày 6/11, Tổng cục Thống kê công bố số liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước; tăng 2,52% so với tháng 12.2023 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng, CPI tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng 0,33% của CPI tháng 10, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), sự gia tăng này cùng với một số yếu tố mới nổi lên phần nào đặt ra những thách thức cho việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm.
Nguyên nhân gia tăng CPI tháng Mười, bà Oanh cho biết đến từ nhiều yếu tố, bao gồm giá lương thực, thực phẩm tiếp tục gia tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão. Cộng thêm, giá xăng dầu trong nước lên theo giá thế giới và giá nhà ở thuê “đắt đỏ” hơn.
Trong đó, nhóm giao thông tăng mạnh nhất với 0,66% (tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm). Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu diezen tăng 2,27%, giá xăng trong nước tăng 0,98% tới từ các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Trong tháng 10 cũng ghi nhận giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 32,75% do nhu cầu của người tiêu dùng tăng.
Các nhóm hàng hóa có CPI tăng khác bao gồm nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,11%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,09%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,11% chủ yếu do các nguyên nhân như giá gas tăng 1,17% là vì từ ngày 01/10/2024, giá gas trong nước điều chỉnh tăng theo giá gas thế giới; giá dầu hỏa tăng 1% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá thuê nhà tăng 0,73%; nước sinh hoạt tăng 0,24%. Ở chiều ngược lại, giá điện sinh hoạt giảm 2,02% do thời tiết mát nên nhu cầu tiêu dùng giảm.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,55%; trong đó, lương thực tăng 0,77%; thực phẩm tăng 0,66%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%.
Nhóm giáo dục tăng 0,48%; trong đó, giá dịch vụ giáo dục tăng 0,53% do một số trường mầm non tư thục, cao đẳng, nghề, trung cấp, đại học, sau đại học tăng học phí. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng có chính sách miễn giảm học phí nhằm hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng của bão, lũ như Quảng Ninh, Hà Giang, Yên Bái... Ngoài ra, giá bút viết tăng 0,13%; giá văn phòng phẩm, đồ dùng học tập khác tăng 0,09%; giá sản phẩm từ giấy và sách giáo khoa cùng tăng 0,07%.
Trong khi đó, nhóm duy nhất ghi nhận chỉ số giá giảm là bưu chính viễn thông, giảm 0,05%. Trong đó, phụ kiện máy điện thoại thông minh và máy tính bảng giảm 0,46%; giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,28%; giá máy điện thoại di động thông thường giảm 0,17%. Ngược lại, giá sửa chữa điện thoại tăng 0,4% do chi phí nhân công tăng.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 10 tăng 0,23% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 10 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,78%).
Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 10 tiếp tục tăng 5,96% so với tháng trước; tăng 29,97% so với tháng 12.2023; tăng 38,88% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 27,48%.
Giá USD cũng có sự biến động đáng kể. Chỉ số giá USD tháng 10 tăng 0,7% so với tháng trước; tăng 2,41% so với tháng 12.2023; tăng 1,89% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng, chỉ số giá USD tăng 5,1%.
Bình quân 9 tháng năm 2024, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2023. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của mức tăng trên được Tổng cục Thống kê chỉ ra là do chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4%, làm CPI chung tăng 1,34 điểm phần trăm.
Biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Trong bối cảnh đó, cuộc đua công nghệ và cạnh tranh thương mại giữa các quốc gia đã và đang góp phần đáng kể vào việc gia tăng phát thải khí nhà kính, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.
Hơn 2.000 nghiên cứu, trên gần 100.000 địa điểm khắp các châu lục, cho thấy hoạt động của con người đã có "những tác động chưa từng có đối với đa dạng sinh học".
Nước biển dâng cao và các cơn bão mạnh xảy ra thường xuyên hơn, hệ quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Cả hai yếu tố này làm tăng áp lực thủy tĩnh lên các đứt gãy kiến tạo dưới lòng đất, dẫn đến thay đổi chu kỳ địa chấn và tăng nguy cơ xảy ra động đất,
Bộ Y tế vào cuộc, yêu cầu kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) tại Phòng khám Đa Khoa An Đông (TP HCM) bị tố "vẽ bệnh", nhân bản kết quả xét nghiệm, siêu âm.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Myanmar là quốc gia nằm trong vùng hoạt động địa chấn mạnh. Đất nước này nằm gần ranh giới giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu, dọc theo đới đứt gãy Sagaing – một đới đứt gãy kéo dài 1.000km chạy từ ngoài khơi biển Andaman, đi qua miền trung Myanmar.
Trưa 28/3 tại Myanmar đã xảy ra một trận động đất mạnh với độ lớn lên tới 7.3. Tuy nhiên, cùng thời điểm, nhiều người dân ở Hà Nội, TP HCM cho biết cũng cảm nhận như vừa xảy ra động đất. Trước tình hình này, nhiều người dân tại Việt Nam lo ngại dư chấn động đất sẽ gây thiệt hại, liệu chuyện đó có xảy ra?
ENSO (El Niño – Dao động Nam) là hiện tượng khí hậu tự nhiên ảnh hưởng sâu rộng đến thời tiết toàn cầu. ENSO tác động mạnh đến nhiệt độ, lượng mưa, bão lũ và là yếu tố thúc đẩy biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được Quốc hội thông qua cuối năm 2024, sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật sửa đổi lần này mở rộng nhiều quyền lợi thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân.
Quỹ Vietnam Ventures Limited, một thành viên thuộc nhóm quỹ do VinaCapital quản lý, vừa báo cáo hoàn tất bán ra một lượng lớn cổ phiếu KDH, đưa tỷ lệ sở hữu xuống mức không đáng kể.
Tại tờ trình dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất giữ nguyên 11 đơn vị cấp tỉnh, còn 52 đơn vị thuộc diện sắp xếp.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã gửi văn bản thông báo thu hồi thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và Công ty cổ phần Dược phẩm Pymepharco (địa chỉ: 166 - 170 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, Phú Yên).
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong quý I, ngành du lịch tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý, xây dựng phát triển và quảng bá các sản phẩm du lịch. Các hoạt động đã góp phần duy trì và thúc đẩy tăng trưởng cho du lịch Thủ đô.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến liên quan đến dự thảo Thông tư quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian.
Trong ngành giải trí nói chung và âm nhạc nói riêng thử thách là một điều không thể thiếu. Đây cũng là nguồn lực đối với ca sĩ Nguyễn Thạc Bảo Ngọc. Giọng ca 9X đã chinh phục trái tim người nghe bằng niềm đam mê ca hát, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu âm nhạc còn mang lại những giá trị tinh thần sâu sắc mà ít ai hiểu được. Hãy cùng khám phá những giá trị âm nhạc đã mang lại cho Bảo Ngọc trong cuộc sống của cô qua bài viết này.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, 1.000 Thẻ vàng đã được bán chỉ riêng trong ngày hôm qua, cho thấy chương trình Thẻ Vàng của Tổng thống Donald Trump đang nhận được sự quan tâm lớn cho những người muốn “mua quốc tịch Mỹ” hiện thực hóa "giấc mơ Mỹ".
HĐXX quyết định hoãn phiên phúc thẩm vụ án liên quan cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Vă Quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của bị cáo, người liên quan, cùng với đó tạo điều kiện cho các bị cáo khắc phục hậu quả.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?