Giải ngân đầu tư công tháng 4 ước tính đạt 30,4 nghìn tỷ đồng Giải ngân đầu tư công tháng 4 ước tính đạt 30,4 nghìn tỷ đồng

Theo số liệu ngày 29/4/2021 của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4/2021 ước tính ...

Phát hiện bắt giữ hơn 2000 khẩu trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu GUCCI, PUMA Phát hiện bắt giữ hơn 2000 khẩu trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu GUCCI, PUMA

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội) đã phối hợp với thành viên Tổ công tác 368 ...

Giá thép xây dựng tăng mạnh như vậy, có phải do có sự bắt tay đầu cơ?
Liên tục từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng cao, lên đến 40-50%.

Nhiều người mua thép xây dựng đều sốt ruột, bởi tất cả thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá từ 30-40% so với quý cuối năm trước. Mức tăng giá này được nhận định là rất cao, gây khó khăn cho nhiều ngành, trong đó có lĩnh vực xây dựng.

Liên tục từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng cao, lên đến 40-50% khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng loại vật liệu này “đứng ngồi không yên”. Giá thép trong nước đang tăng “phi mã”, ảnh hưởng rất lớn đến các ngành sản xuất, đặc biệt là ngành xây dựng. Các chuyên gia nhận định, xu hướng giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm 2021 tiếp tục có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới.

Hôm 6/5, nhiều thương hiệu như: Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức... đã có thông báo thay đổi giá bán thép. Một số ý kiến đã đặt vấn đề về "sự bắt tay" của các công ty thép nhằm đẩy giá mặt hàng này tăng sốc.

Giá thép xây dựng tăng mạnh như vậy, có phải do có sự bắt tay đầu cơ?
Năng lực nguồn cung thì thừa nhưng "cung ứng" ra thị trường lại vấn đề khác.

Liên quan đến phản ánh này, đại diện phía Bộ Công Thương vừa chính thức lên tiếng. Nguyên nhân đầu tiên là do ảnh hưởng của thị trường nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, thị trường chiếm gần 60% sản lượng thép thô toàn cầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, đồng nghĩa nhu cầu về thép của thế giới tăng. Qua thống kê, Bộ Công Thương cho biết năng lực nguồn cung thì thừa nhưng "cung ứng" ra thị trường lại vấn đề khác. Bởi dịch Covid-19 khiến các nhà máy đóng cửa trong khi đó vấn đề logistics làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn nên không thể tăng sản xuất.

Chưa kể, mặc dù năng lực sản xuất các sản phẩm thép (thép xây dựng, thép ống, tôn mạ) của ngành thép Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa. Tuy nhiên, nguyên liệu (quặng sắt, phế thép), nhiên liệu và vật liệu tiêu hao thường xuyên (than mỡ, coke, điện cực, trục cán, vật liệu chịu lửa…), thiết bị dự phòng cho sản xuất thép hầu hết được nhập khẩu, nên thị trường thép Việt Nam chịu chi phối bởi thị trường toàn cầu.

Bộ Công thương cho biết sẽ tăng cường quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics: Chất lượng liệu có đảm bảo khi không tem nhãn phụ? Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics: Chất lượng liệu có đảm bảo khi không tem nhãn phụ?

Trao đổi với khách hàng, nhân viên hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics khẳng định hàng xách tay không cần dán nhãn tem phụ.

Hà Nội phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở, thị trường bất động sản Hà Nội phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở, thị trường bất động sản

Đây là quy định tại Quy chế phối hợp về việc báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường ...

Đề xuất thí điểm thu thuế các cá nhân, tổ chức cho thuê căn hộ chung cư tại TP HCM Đề xuất thí điểm thu thuế các cá nhân, tổ chức cho thuê căn hộ chung cư tại TP HCM

Cục Thuế TP HCM có tờ trình gửi UBND TP HCM tham mưu về kế hoạch chống thất thu, đôn đốc thu nộp ngân sách ...