Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua 4/3 (theo giờ thế giới), thị trường nông sản nối dài chuỗi suy yếu. Trong đó, giá đậu tương đánh mất hơn 1,2% về mức 367 USD/tấn.
Đà giảm của đậu tương đã kéo dài sang phiên thứ 5 liên tiếp, phản ánh tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường đậu tương trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang và nguồn cung dồi dào từ Nam Mỹ.
Nguyên nhân chính đẩy đà giảm giá đậu tương trong phiên giao dịch vừa qua là việc chính thức áp thuế giai đoạn đầu lên Mexico, Canada và bổ sung thuế đối với Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ đã áp mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, đồng thời tăng 10% thuế đối với năng lượng từ Canada và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trước động thái này, Canada và Trung Quốc nhanh chóng công bố các biện pháp trả đũa, trong khi Mexico dự kiến sẽ đưa ra phản ứng vào Chủ nhật. Căng thẳng thương mại leo thang đã làm dấy lên lo ngại về triển vọng xuất khẩu đậu tương của Mỹ, đặc biệt khi Trung Quốc – thị trường nhập khẩu lớn nhất của Mỹ có thể tăng thuế thêm 10 – 20% trong những tháng tới nếu tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trung Quốc hiện đang mua khoảng 4,4 triệu tấn đậu tương từ Mỹ nhưng chưa nhận hàng, làm dấy lên lo ngại về khả năng nước này hủy đơn hàng hoặc cắt giảm lượng mua trong thời gian tới. Tình trạng này tạo áp lực lên giá đậu tương khi giới đầu tư quan ngại về nhu cầu nhập khẩu từ thị trường lớn nhất của Mỹ.
Ngoài tác động từ căng thẳng thương mại và chính sách thuế quan, nguồn cung dồi dào từ Nam Mỹ cũng góp phần gia tăng áp lực giảm giá. Theo chuyên gia Cordonnier, sản lượng đậu tương của Brazil dự kiến đạt 170 triệu tấn, trong khi Argentina có thể đạt 48 triệu tấn. Mặc dù một số khu vực ở miền nam Brazil và phía bắc Argentina vẫn chịu ảnh hưởng của khô hạn, điều kiện thời tiết đã cải thiện đáng kể so với những lo ngại trước đó. Đặc biệt, tại Argentina, tỷ lệ đậu tương đạt chất lượng tốt đã tăng 7% trong một tuần, lên mức 24%, cho thấy triển vọng phục hồi tích cực của cây trồng.
Thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn tại Brazil và Argentina đã gây áp lực lên giá đậu tương trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu trên 6 tỷ USD, ngành cà phê cần đảm bảo quy hoạch vùng trồng, duy trì diện tích ổn định và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giá bạc tăng 2,34%, lên mức 32,86 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Bạch kim cũng nhích nhẹ 0,3% lên 974,8 USD/ounce, được hỗ trợ bởi lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong năm nay.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 5/3 có thể được điều chỉnh giảm mạnh theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) xác nhận sẽ tăng sản lượng vào tháng 4. Kết phiên, giá dầu Brent giảm hơn 2%, xuống mức 71,62 USD/thùng, giá dầu WTI đánh mất gần 2% về mức 68,3 USD/thùng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính chung 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong tháng 2, PMI ngành sản xuất của Việt Nam đạt 49,2 điểm, tuy cao hơn so với mức 48,9 điểm vào tháng 1 nhưng vẫn là tháng thứ ba liên tiếp dưới 50 điểm.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng giảm 1,46%, chỉ còn 10.026 USD/tấn. Đáng chú ý, giá quặng sắt cũng trượt dốc tới 4,94% xuống mức 102,4 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
Giá cà phê trong nước hôm nay duy trì mức bình ổn, đi ngang so với phiên giao dịch trước đó, hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa phương là 129.500 đồng/kg.
Tại dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử đang lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng hóa nhập khẩu nhóm 1 qua thương mại điện tử từ 2 triệu đồng trở xuống.
Bộ Công Thương kết thúc mô hình tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường, thành lập Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.
Giá dầu thô Brent giảm 0,49 USD (tương đương 0,67%), xuống còn 72,53 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 0,31 USD (tương đương 0,45%), xuống 68,62 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất của cả hai loại dầu kể từ ngày 10/12 năm trước.
Theo VPI dự báo, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 388 đồng (1,9%) về mức 20.462 đồng/lít, xăng RON 95-III có thể giảm nhẹ 0,6% về mức 21.202 đồng/lít.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?