Trong phiên giao dịch sáng nay (ngày 5.5, giờ Việt Nam), giá dầu tăng hơn 5 USD khi thị trường nắm bắt được thông tin Liên minh Châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu Nga theo từng giai đoạn.
Giá dầu tăng quanh mức 5% khi Liên minh châu Âu (EU) đưa ra kế hoạch từng bước loại bỏ nhập khẩu dầu Nga. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, giá dầu thô Brent giao sau tăng 5,17 USD, tương đương 4,93% lên 110,1 USD/thùng. Dầu thô WTI chốt phiên ở mức 107,9 USD/thùng, tăng 5,40 USD, tương đương 5,3%.
Theo Reuters, giá dầu tăng quanh mức 5% khi EU đưa ra kế hoạch từng bước loại bỏ nhập khẩu dầu Nga, làm dấy lên lo ngại về sự thắt chặt thị trường hơn nữa khi các thành viên của khối tìm kiếm nguồn cung thích hợp.
Hợp đồng dầu thô đã tăng ổn định trong 2 tháng qua sau xung đột Nga – Ukraine. Cho đến nay, EU vẫn chưa sẵn sàng trong việc loại bỏ hoàn toàn nhập khẩu dầu và khí đốt Nga. Các kế hoạch của khối liên minh vẫn không đề xuất một lệnh vận hoàn toàn đối với tất cả các thành viên EU.
Theo thống kê, mỗi ngày, châu Âu nhập khẩu khoảng 3,5 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu của Nga. Châu lục này cũng phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Moscow.
Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) cũng đưa ra đề xuất một lệnh cấm vận dầu Nga theo từng giai đoạn, cũng như trừng phạt các ngân hàng hàng đầu của Nga.
“Các biện pháp của Ủy ban bao gồm loại bỏ dần nguồn cung dầu thô Nga trong vòng 6 tháng và các sản phẩm tinh chế vào cuối năm 2022”, bà von der Leyen cho hay.
Tuy nhiên, theo Reuters, Hungary và Slovakia sẽ có thể tiếp tục mua dầu thô của Nga cho đến cuối năm 2023 theo các hợp đồng hiện có.
Bất chấp sự thiếu hụt nguồn cung, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh dự báo sẽ bám sát kế hoạch tăng dần sản lượng hàng tháng.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô tại Mỹ đã tăng 1,2 triệu thùng khi Mỹ giải phóng nguồn cung từ kho dự trữ chiến lược. Trong khi đó, dự trữ nhiên liệu giảm, một phần do xuất khẩu các sản phẩm mạnh hơn kể từ xung đột Nga – Ukraine khi người mua tìm kiếm các nguồn cung cấp khác.
Giá xăng dầu trong nước
Chiều 4.5, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần. Bên cạnh đó liên Bộ cũng trích quỹ bình ổn với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 400 đồng/lít, dầu diesel 100 đồng/lít...
Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 330 đồng lên 27.460 đồng/lít, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 440 đồng lên 28.430 đồng/lít.
Không chỉ xăng, giá mặt hàng dầu diesel tại kỳ điều hành lần này cũng được điều chỉnh tăng, trong khi đó dầu mazut giảm. Theo đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel lên 25.530 đồng/lít; dầu hỏa là 23.820 đồng/lít và dầu mazut là 21.560 đồng/kg.
Các nhà giao dịch dầu mỏ lo ngại về tác động tiêu cực của chính sách này đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu. Mặc dù thông tin về thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Việt Nam đã hỗ trợ giá dầu trong phiên trước đó, nhưng sự bất ổn chung về thuế quan vẫn là một mối lo lớn.
Ngày 3/7, Bộ Công thương công bố giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường mới, áp dụng từ 15h chiều cùng ngày. Kỳ điều hành này, giá bán các mặt hàng xăng dầu đều giảm.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ 5 liên tiếp do Trung Quốc siết chặt kiểm định, doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng vì lo chậm thông quan, hàng dễ hư hỏng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đạt được thỏa thuận với Việt Nam, cùng việc Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Sau khi tăng mạnh trên 20% trong tháng 5, xuất khẩu (XK) thủy sản trong tháng 6 vẫn cao hơn cùng kỳ nhưng mức tăng khiêm tốn chỉ còn 4%, đạt 876 triệu USD. Nguyên nhân là sự sụt giảm XK sang thị trường Mỹ, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?